Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 44, 45: Đồng chí

H? Các câu này là loại câu gì?

H? Các từ lập luận ở đây được dùng là từ gì? ( nếu thì ; sở dĩ .là vì ).

H? Từ đặc điểm nội dung, hình thức, cách lập luận đã làm cho đoạn văn sâu sắc ntn?

- Gọi hs đọc đoạn b.

H? Đoạn trích là cuộc đối thoại của nhân vật

doc10 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 44, 45: Đồng chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 16/10/2010
Tiết 44-45 Ngày dạy: 18/10/2010
 V¨n b¶n: ĐỒNG CHÍ	
 (Chính Hữu)
I. Mục tiêu :
 1. Kiền thức: Giúp học sinh:
 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
 - Hiểu được lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sỹ trong bài thơ. 
 - Nắm được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
 2. Rèn kỹ năng: 
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
 - Tìm hiểu, phân tích các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và thấy được giá trị nghệ thuật của chúng .3. Thái độ: Giáo dục hs lòng kính yêu anh bộ đội cụ Hồ.
II. Chuẩn bị :
 - GV : Tham khảo thơ ca kháng chiến
 - HS : Đọc và soạn bài 
III. Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
H? Qua hình nảh của ông ngư, tác giả muốn thể hiện quan niệm gì của mình về người lao động?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Khởi động 
 - GVgiới thiệu bài mới
* Hoạt động 2: HD Đọc - hiểu văn bản 
H? Dựa vào chú thích * sgk , hãy nêu những nét chính về tác giả ?
H? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu 
- Gọi HS đọc văn bản 
- HS đọc chú thích sgk 
- Gọi HS đọc 6 câu đầu. 
H? Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào ?
H? Các anh bộ đội xuất thân từ những miền quê nào? TG đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi nêu hoàn cảnh xuất thân của họ? 
H? Em có nhận xét gì về những vùng quê đó?
H? Hình ảnh thơ: Súng bên súng…cho biết điều gì về những người lính ?
H? Em hiểu thề nào là tri kỉ ?
H? Từ những cơ sở đó hình thành một tình đồng chí ntn?
H? Dòng thơ thứ 7có gì đặc biệt ? 
H? Khi tách từ “đồng chí” thành một dòng thơ giữa mạch bài thơ có ý nghĩa gì ?
- Gọi HS đọc đoạn tiếp
H? Những chi tiết nào biểu hiện tình đồng chí, đồng đội ?
H? Theo em, điều gì đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ ?
H? Qua những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về những người lính và cuộc chiến đấu của họ ?
H? Hình ảnh thơ: đầu súng trăng treo có ý nghĩa gì ?
- GV hướng dẫn hs tổng kềt bài .
H? Em cảm nhận được gì về hình ảnh người lính ?
H? Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
- Gọi hs đọc diễn cảm bài thơ 
Nội dung
 I. Giíi thiÖu tác giả, tác phẩm 
 1. Tác giả:
 - Là người lính trở thành nhà thơ quân đội 
 - Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
 2. Tác phẩm:
 Sáng tác đầu năm 1948.
II. Đọc - hiểu văn bản 
 1. Đọc 
 - văn bản
 - chú thích
 2. Phân tích
 a. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
 - Nước mặn đồng chua. 
 - Đất cày lên sỏi đá .
 => Thành ngữ -->Xuất thân từ những miền quê nghèo, là những người nông dân .
- Súng bên súng… 
 - Đầu sát bên đầu 
"Cùng chung nhiệm vụ, chí hướng lý tưởng và sát cánh bên nhau trong chiến đấu
 - Đêm rét chung chăn " bạn tri kỉ, chan hoà chia sẻ lẫn nhau. 
" Tình đồng chí gắn bó keo sơn 
 - Đồng chí: vừa kết lại đoạn thơ vừa mở ra mạch thơ mới .
 b. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí 
 - Hiểu, thông cảm những tâm tư, tình cảm của nhau. 
 - Chia sẻ những gian lao thiếu thốn, bệnh tật. 
 => Tình cảm gắn bó sâu nặng và sức mạnh để vượt qua khó khăn, gian khổ 
c. Hình ảnh kết bài thơ: 
 - Đầu súng trăng treo: hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: xa mà gần, thực tại - mơ mộng, chất chiến đấu - chất trữ tình, chiến sỹ- thi sỹ " các mặt bổ sung cho nhau hài hoà trong cuộc đời người lính .
 3. Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk 
 III. Luyện tập: 
 4. Củng cố: 
 H? Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh người lính cụ Hồ?
 5. Dặn dò: 	
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung của bài thơ. 
 - Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tuần 10 Ngày soạn: 22/10/2011
Tiết 46 - 47 Ngày dạy: 24/10/2011 
 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE kh«ng KÍNH
 (Phạm Tiến Duật)
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Cảm nhận được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cả, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
 - Thấy được nghệ thuật của bài thơ: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. 
 2. Rèn kỹ năng: - phân tích hình tượng người chiến sỹ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 
* GDBVMT: Sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng thương yêu, kính trọng, tự hào về người lính cụ Hồ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tham khảo tài liệu, sưu tầm một số bài thơ cùng chủ đề
 - HS: Đọc và soạn bài 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H? Đọc thuộc bài thơ Đồng chí. Nêu nội dung bài thơ .
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Khởi động 
- GV giới thiệu bài mới 
* Hoạt động 2. Đọc - hiểu văn bản 
H? Dựa vào chú thích *, hãy nêu những nét chính về tác giả? 
H? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV nêu cách đọc . 
- HS đọc văn bản .
- HS đọc chú thích sgk 
H? Hình ảnh những chiếc xe trong bài thơ được tác giả miêu tả ntn?
H? Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh ?
H? Em có nhận xét gì về những chi tiết đó ?
H? Tác giả miêu tả những chiếc xe đó nhằm mục đích gì ?
* GDBVMT: 
H? Chiến tranh có ảnh hưởng ntn với môi trường? Em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Gọi hs đọc 6 câu tiếp theo 
H? Người chiến sỹ ngồi trên xe với tư thế ntn? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ?
H? Cảm giác và ấn tượng về sự vật xung quanh của họ ntn?
H? Xe không kính, người lính gặp những khó khăn gì ?
H? Thái độ của họ trước những khó khăn ấy ra sao ?
H? Em có nhận xét gì về giọng điệu trong bài thơ này ?
H? Trong cuộc sống, họ đã sống và sinh hoạt ntn?
H? Những chiến sỹ lái xe chiến đấu vì mục đích gì ?
H? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe với những phẩm chất ntn?
- GV hướng dẫn hs tổng kết bài
H? Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
H? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Mỹ qua hình ảnh người lính trong bài thơ ? (So sánh với bài Đồng chí)
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
* Hoạt động 3 : HD luyện tập 
- HS đọc diễn cảm bài thơ 
Nội dung
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 1. Tác giả: 
 - Gia nhập quân đội năm 1964, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
 - Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ
 2. Tác phẩm:
 - Đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”
II. Đọc - hiểu văn bản 
 1. Đọc
 - Văn bản 
 - Chú thích 
 2. Phân tích 
 a. Hình ảnh những chiếc xe 
 - Không có kính, không mui, không đèn 
 - Thùng xe có xước.
=> Hình ảnh độc đáo " những chiếc xe trần trụi do chiến tranh vẫn băng băng ra chiến trường.
b. Hình ảnh những chiến sỹ lái xe 
 - Tư thế: ung dung, nhìn thẳng 
--> hiên ngang, đường hoàng .
- Cảm giác :
 + Gió xoa mắt đắng
 + Con đường chạy thẳng vào tim
 + Sao trời, cánh chim: sa, ùa …
--> Cảm giác mạnh, tinh tế " biến cái nguy hiểm thành sự thân mật, thú vị giữa con người và thiên nhiên .
 - Những khó khăn và thái độ của họ:
 + Bụi phun: chưa cần rửa, cười ha ha. 
 + Mưa tuôn, xối: chưa cần thay.
=> Giọng điệu ngang tàng --> Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ với tinh thần lạc quan, vui vẻ
 - Trong sinh hoạt
 + Họp thành tiểu đội 
 + Bắt tay 
 + Chung bát đũa , gia đình 
--> Cuộc sống đầm ấm, lạc quan, yêu đời. 
 - Mục đích chiến đấu:
 + Vì miền Nam 
 + Chỉ cần có một trái tim 
=> Hình ảnh hoán dụ--> chiến đấu vì mục đích cao cả, những chiến sỹ lái xe trẻ trung, sôi nổi, hiên ngang, dũng cảm. 
 3. Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk /133
III. Luyện tập 
4. Củng cố: 
 H? Qua bài thơ, em hiểu thêm gì về những người lính cụ Hồ?
 5. Dặn dò: 
 - Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài
 - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết về truyện trung đại 
IV. Rút kinh nghiệm: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Tuần 10 Ngày soạn: 23/10/2011
Tiết 48 Ngày kiểm tra: 25/10/2011 
 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. 
 - Qua bài kiểm tra giúp GV đánh giá được trình độ của HS về mặt kiến thức và cách diễn đạt 2. RÌn kĩ năng: vận dụng, thực hành .
 3. Thái độ: Giáo dục hs tính nghiêm túc, sáng tạo khi làm bài 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Đề bài, đáp án 
 - HS: Ôn tập, giấy kiểm tra.
III. Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: (kh«ng)
 3. Bài mới:
 - Giáo viên phát đề cho hs. 
 (Đề kiểm tra chung toàn khối)
 - HS nghiêm túc làm bài, giáo viên quản lí lớp. 
 4. Củng cố:
 - GV thu bài.
 - Nhận xét tiết làm bài.
 5. Dặn dò: 
 - Ôn tập phần Tiếng Việt theo yêu cầu trong tiết: Tổng kết về từ vựng
IV. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 10 Ngày soạn: 24/10/2011
Tiết 49 Ngày dạy: 26/10/2011
 Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Giúp hs:
 - Nắm vững hơn các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt
 - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
 2. Rèn kỹ năng: 
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
 * GDKNS: 
 - Giao tiếp, trao đổi về tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ
 3. Thái độ: Giáo dục hs sử dụng đúng các từ vựng để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị:
 - GV : Tham khảo tài liệu về từ vựng
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 H? Từ đồng nghĩa là gì? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Mỗi loại cho 1 ví dụ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động 
 - GV giới thiệu bài mới.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
H? Có mấy cách phát triển từ vựng Tiếng Việt? Tìm ví dụ minh hoạ cho từng cách?
H? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo từng cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao? (mọi ngôn ngữ đều phát triển)
H? Từ mượn là gì?
- HS lấy ví dụ về từ mượn.
- Gọi hs đọc các nhận định phần 2.
- HS chọn nhận định đúng.
H? Phân biệt các từ săm , lốp, ga… và từ a-xít, ra-đi-ô…
H? Nêu nguyên tắc mượn từ?
* GDKNS: 
- GV rèn kĩ năng mượn và sử dụng từ cho HS.
H? Từ Hán Việt là gì? cho ví dụ
- Gọi hs đọc và chọn quan niệm đúng.
H? Thuật ngữ là gì? cho ví dụ về thuật ngữ?
H? Biệt ngữ xã hội là gì? Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội ?
H? Có những hình thức nào để trau dồi vốn từ?
- GV hướng dẫn hs làm bài tập. 
I. Sự phát triển của từ vựng
 1. Các cách phát triển của từ vựng
 - Phát triển nghĩa của từ.
 - Tạo từ ngữ mới.
 - Mượn từ của tiếng nước ngoài.
 2. Mọi ngôn ngữ đều phát triển theo tất cả các cách thức trên
II. Từ mượn
 1. Khái niệm: Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm…mà Tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
 2. Chọn c
 3. Các từ săm, lốp, ga…đã được Việt hoá được coi là từ thuần Việt.
III. Từ Hán Việt
 *Khái niệm: Là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của Tiếng Việt.
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
 - Thuật ngữ : Từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ .
 - Vai trò quan trọng
- Biệt ngữ xã hội: Từ mượn dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
V. Trau dồi vốn từ
 1. Các hình thức trau dồi vốn từ
 - Rèn luyện để nắm chính xác nghiã của từ ngữ và cách dùng từ.
 - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết,
 làm tăng vốn từ
 2. Giải nghĩa từ:
 - Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa.
 - Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
4. Củng cố: 
 H? Nhắc lại những kiến thức đã được ôn tập?
 5. Dặn dò: 
 - Nhắc nhở hs học bài.
 - Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn bản tự sự
IV. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 10 Ngày soạn: 25/10/2011
Tiết 50 Ngày dạy: 27/10/2011
 Tập làm văn : NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức : Giúp hs:
 - Hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Mục đích và tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 2. Rèn kỹ năng: - Nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
 3. Thái độ: Giáo dục hs có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.
II. Chuẩn bị
 - GV : Chuẩn bị một số văn bản nghị luận mẫu
 - HS : Soạn bài theo câu hỏi sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 H? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì? Có mấy cách miêu tả nội tâm?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động
 - GV giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu các đoạn trích sgk.
- Gọi hs đọc đoạn trích a.
H? Hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện tính chất nghị luận trong đoạn trích?
H? Nhân vật nêu ra luận điểm gì?
H? Để làm rõ luận điểm, người ta đưa ra luận cứ nào? Và lập luận ra sao?
H? Các câu này là loại câu gì?
H? Các từ lập luận ở đây được dùng là từ gì? ( nếu… thì…; sở dĩ…..là vì…).
H? Từ đặc điểm nội dung, hình thức, cách lập luận đã làm cho đoạn văn sâu sắc ntn?
- Gọi hs đọc đoạn b.
H? Đoạn trích là cuộc đối thoại của nhân vật nào? Hình thức?
H? Trong phiên toà, mỗi nhân vật đều có cách lập luận của mình. Hãy chỉ ra cách lập luận của mỗi nhân vật?
H? Em có nhận xét gì về cách lập luận đó?
H? Từ 2 đoạn trích trên, hãy cho biết vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn hs làm bài tập 1, 2.
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập, các hs khác nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
 1. Tìm hiểu các đoạn trích:
 a. Suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo, đối thoại thuyết phục chính mình rằng: “vợ mình không ác, chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
 * Luận điểm và lập luận
 - Nếu ta không cố tìm hiểu…thì…họ
 - Vợ tôi…quá khổ. Vì:
 + Khi người ta đau chân... chân đau.
 + Khi người ta khổ quá... được nữa.
 + Vì bản tính…che lấp mất.
 - Tôi biết vậy…giận.
" Các câu ghép có cặp từ hô ứng mang tính chất nghị luận.
 b. Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận (phù hợp với một phiên toà)
 * Các lý lẽ:
 - ghen tuông là chuyện thường tình.
 - thực lòng cũng quý mến Kiều.
 - cảnh chồng chung.
 - trót gây đau khổ mong chờ sự khoan dung của Kiều.
=> Lập luận chặt chẽ, thuyết phục " làm cho câu chuyện thêm phần triết lý , sâu sắc.
2. Ghi nhớ: (sgk/138)
II. Luyện tập
Bài tập 1, 2
 4. Củng cố:
 H? Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự luận?
 5. Dặn dò:
 - Nhắc nhở hs học bài.
 - Soạn bài: Đoàn thuyền đánh cá
IV. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docgiao an van 7 tuan 10.doc
Giáo án liên quan