Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27-30

 Trong những địa danh của đất n¬ước Đèo Ngang đ¬ược kể đến với vai trò là nới phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đồng thời đây cũng là một địa danh nổi tiếng trên đất nư¬ớc ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh đèo Ngang như¬ Cao bá Quát có bài'' Đăng Hoành Sơn'', Nguyễn Khuyến có bài''Quá Hoành Sơn''. Nhưng tựu trung được nhiều ngư¬ời yêu thích nhất vẫn là bài thơ ''Qua Đèo ngang'' của Bà Huyện Thanh Quan''. Vậy bài thơ có những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 27-30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày.
e. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
4. Bài tập 4.
D.Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: 
 ? Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
 - Về nhà: Học ghi nhớ- làm bài tập 5 SGK.
 - Soạn: Luyện tập làm bài biểu cảm.
Ngày soạn: 02/10/2014
Ngày dạy:7A 1: 06/10; 7A 2: 07/10; 7A3: 06./10/2014 
Tiết 28: Luyện tập cách làm văn biểu cảm
A. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức:
 	- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện ngững tình cảm, cảm xúc. 
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm. 
 3. Thái độ:
 - Có ý thức thực hiện, vận dụng các thao tác trên vào làm văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị :
 *Giáo viên: Chọn đề bài phù hợp với yêu cầu, trình độ học sinh.
 	*Học sinh: Chuẩn bị đề bài /SGK- 99
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 * Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Nêu các bước làm bài văn biểu cảm?
 * Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1 phút)
 Các em đã nắm được đặc điểm của văn biểu cảm, các bước làm một bài văn biểu cảm. Giúp các em có kỹ năng làm làm một bài văn biểu cảm, tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
 * Hoạt động 3. Bài mới: (38 phút)
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt 
GV: Chép đề bài lên bảng.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
? Nhắc lại các bước làm văn biểu cảm?
GV: Hướng dẫn học sinh làm từng bước.
? Những từ ''Loài cây'' ''Em'' ''Yêu'' Đã lưu ý người viết những gì?
? Bản thân em yêu cây gì? Vì sao em yêu loài cây đó hơn các loài cây khác?
GV: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý về cây tre.
? Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm?
? Bố cục một bài văn biểu cảm gồm mấy phần? ND từng phần? 
? Phần mở bài cần giới thiệu được nội dung gì?
? Nêu ý chính của phần thân bài?
? Nêu đặc điểm của cây tre?
? Phẩm chất của tre?
? Sự gắn bó của tre đối với đời sống con người?
- Đời sống.
- Chiến đấu.
? Nêu nội dung phần kết bài.
GV: hướng dẫn HS viết phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- Viết xong bài học sinh kiểm tra lại bài vết xem có sai sót gì không để sửa chữa
- Đọc - 
Nhắc lại.
- Trình bày 
- Tự bộc lộ.
- Trả lời .
- Trả lời
- Phát hiện 
- Phát hiện 
- Trả lời.
Trình bày.
- Học sinh viết bài.
- Đọc
- HS kiểm tra bài viết
I. Đề bài: (38’)
 Loài cây em yêu.
- Các bước làm bài văn biểu cảm.
+ Tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết thành văn.
+ Kiểm tra.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý..
- Đối tượng biểu cảm: Loài cây.
- Người viết là chủ thể bày tỏ thái độ tình cảm: Em.
- Tình cảm biểu hiện: Yêu mến, gắn bó với loài cây đó.
- Phẩm chất của cây.
- Sự gắn bó của cây đối với đời sống con người.
- Lợi ích của cây.
2. Lập dàn bài:
* 4 bước.
* Bố cục: 3 phần
a. Mở bài:
- Nêu lí do em yêu thích cây tre.
- Cảm xúc khái quát nhất về cây tre. Em yêu cây tre bởi loài cây giản dị ấy mang những tính của người Việt Nam: Cần cù, chịu khó, anh hùng, bất khuất.
b. Thân bài:
- Đặc điểm : Tre thân mảnh mai, mọc ở khắp nơi, bao bọc lẫn nhau thành những cụm lớn...
- Tre anh dũng trong chiến đấu, anh hùng trong lao động, tre thẳng thắn bất khuất, đoàn kết, bao bọc lẫn nhau...
- Tre biết vươn lên trong gian khó.
- Tre gắn bó với con người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
- Bóng tre bao trùm lên làng bản xóm thôn, tre làm nhà, dựng cửa.
- Tre cần cù, siêng năng chịu khó.
- Tre cùng chia sẻ với con người mọi nỗi vất vả nhọc nhằn.
- Tre còn là vũ khí chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng.
c. Kết bài:
- Tình cảm của em với cây tre.
3. Viết bài:
4. Kiểm tra:
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: (1 phút)
- Nắm các bước làm một bài văn biểu cảm?
- Viết hoàn chỉnh đề văn trên.
- Soạn bài: Qua đèo Ngang.
Ngày soạn: 03/10/2014
Ngày dạy:7A 1: 08/10; 7A 2: 08/10; 7A3:07/10/2014 
Bài 8. Văn bản: Qua Đèo Ngang
 Bà Huyện Thanh Quan 
Tiết 29: Đọc- Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học .
* Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan 
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ 
- Nghệ thuật tả cảnh , tả tình độc đáo trong văn bản .
* Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
 - Biết phân tích hình 1 số chi tiết , nghệ thuật độc đáo trong bài thơ .
* Thái độ
	- Giáo dục cho học thái độ trân trọng tình cảm, tài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Học tập được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo của tác giả.
B.Chuẩn bị :
1- Giáo viên : - Soạn bài, sưu tầm bài thơ viết về cảnh Đèo Ngang của tác giả khác
2- Học sinh : - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 5'
? Đọc thuộc lòng đoạn trích'' Sau phút chia li'' của Đoàn Thị Điểm? Nêu cảm nhận của em về nội dung bài thơ.
 	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài 2'
 Trong những địa danh của đất nước Đèo Ngang được kể đến với vai trò là nới phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đồng thời đây cũng là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh đèo Ngang như Cao bá Quát có bài'' Đăng Hoành Sơn'', Nguyễn Khuyến có bài''Quá Hoành Sơn''... Nhưng tựu trung được nhiều người yêu thích nhất vẫn là bài thơ ''Qua Đèo ngang'' của Bà Huyện Thanh Quan''. Vậy bài thơ có những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
	* Hoạt động 3: Bài mới 38'
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc chú thích dấu sao /SGK.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả?
- GV: Bà Huyện Thanh Quan sống ở thế kỉ XIX, bà cùng với Hồ Xuân 
Hương, Đoàn Thị Điểm là 3 nhà thơ nữ nổi tiếng ở thời đó.
- GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm, buồn, chú ý nhịp thơ: 2-2-3.
- GV: Đọc mẫu; Gọi học sinh đọc.
Gv hướng dẫn tìm hiểu một số từ khó
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Mạch cảm xúc của bài thơ là gì?
? Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? 
? Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó?
? Cho biết bó cục của bài thơ ? 
- Gọi học sinh đọc hai câu đề 
? Cảnh được miêu tả theo trình tự nào ?
? Tác giả đã miêu tả Cảnh Đèo Ngang vào thời điểm nào ? 
?Em có cảm nhận gì về thời điểm này ? 
? Trong thời điểm ấy cảnh Đèo Ngang được hiện lên trong mắt nhà thơ ra sao ?
? Em hiểu nghĩa của từ chen như thế nào ?
?Em Có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng ? 
? Điệp từ " chen" được sử dụng trong câu thơ tạo cho người đọc hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang? 
? Từ đó em có cảm nhận gì về cảnh Đèo Ngang qua hai câu thơ mở đầu? 
- Cho học sinh quan sát bức tranh trong SGK.
? Bức ảnh chụp toàn cảnh Đèo Ngang có gì giống và khác với hình dung của em .?
?Đứng trước cảnh vật như vậy nhà thơ có tâm trạng như thế nào ? 
-> Giáo viên khái quát chuyển ý.
- Gọi học sinh đọc 2 câu tiếp.
? Hai câu thực tả cảnh gì ? 
? Miêu tả cảnh sống ở đèo ngang tác giả đã sử dụng từ ngữ , hình ảnh nghệ thuật như thế nào? Em hãy phân tích? 
? Từ dó em thấy cuộc sống nơi Đèo Ngang như thế nào? 
? Ngoài việc miêu tả sự sống ở Đèo Ngang hai câu thực còn bày tỏ cảm xúc sâu kín của nhà thơ, theo em đó là cảm xúc gì ? 
- GV: Như vậy sự xuất hiện của con người không những không làm cho cảnh vật vui hơn mà ngược lại càng tăng thêm vẻ heo hút, quạnh vắng. Con người chỉ là mấy chú tiều, lèo tèo vài quán chợ tất cả như chìm nắng vào cái hiu hắt vắng vẻ của trời chiều ... 
- Khái quát chuyển ý .
- Gọi học sinh đọc 2 câu luận.
? Trong cái heo hút của cảnh vật nhà thơ đã nghe thấy âm thanh nào? 
? Em hiểu gì về con quốc quốc và cái , gia gia 
- GV: Hai loài chim đa đa và chim quốc thường vang lên ở những nơi vắng vẻ, gợi buồn.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả?
? Em hãy phân tích nghệ thuật đối trong hai câu luận? 
? Ngoài nghệ thuật đối tác giả, còn sử dụng biện pháp ngệ thuật nào khác nữa ?
?Từ nghệ thuật trên đã biểu hiện trạng thái cảm xúc nào của nhà thơ?.
? Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng như vậy ? .
GV Đèo ngang lúc này tác giả không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác , âm thanh chốn núi đèo mây cũng thật hoang dã , tiếng chim kêu thật khắc khoải da diết, cảm nhận từ một sự đau lòng nhớ nước, một niềm thương nhà, đây chính là nỗi nhớ nước "Kinh kì Thăng Long "nhớ nhà "Nghi Tàm " thân thuộc. 
- GV Khái quát chuyển ý .
- Gọi học sinh đọc hai câu kết .
? Toàn cảnh Đèo Ngang được hiện lên qua mắt của nhà thơ như thế nào ?
? Em có cảm nhận gì về không gian đó ? 
? Trước cảnh vật thiên nhiên đó tâm trạng của nhà thơ như thế nào? 
? " Một mảnh tình riêng" được hiểu như thế nào ?
? Em hiểu như thế nào về cụm từ ''Ta với ta'?' 
- GV:Ta: là tác giả , ta: là nhà thơ 
? Em có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ? 
? Qua đó cho ta thấy nhà thơ có tâm trạng như thế nào ? 
GV cảnh mở ra khôn cùng trời non nước bao la bát ngát điệp trùng cho thấy được tâm trang cô đơn " một mảnh ....ta với ta "trước cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng trên bước đường tha hương lữ thứ chỉ có mình tác giả với tác giả . 
- GV khái quát chuyển ý
? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?
? Em cảm nhận được gì về nội dung chính của văn bản?
? Cho bết bài thơ có ý nghĩa gì
? Qua tìm hiểu em thấy bài thơ tả cảnh hay tả tình? Câu thơ nào tả cảnh? Câu thơ nào tả tình? 
- GV: Tả cảnh để tả tình, tình lồng trong cảnh, cảnh đậm hồn người . 
? Đọc diễn cảm bài thơ .
- Đọc 
Khái quát
Đọc 
Phát hiện 
Trình bày
Xác định 
xác định 
Đọc 
Trả lời 
Phân tích 
Phát hiện 
Nhận xét 
Phân tích 
Bộc lộ 
Khái quát 
Nhận xét
Kết luận 
Đọc 
Phát hiện 
Phát hiện 
Khái quát
Nghe
Đọc 
Phát hiện 
Phát hiện
Phân tích 
Phát hiện 
Kết luận 
Phân tích 
Nghe
Đọc 
Nhận xét
Bộc lộ
Nhận xét
Giải thích 
Bộc lộ 
Khái quát 
Trả lời 
Nghe
Phát hiện 
Khái quát
Bộc lộ .
trả lời 
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản :10'
* Tác giả, tác phẩm.
- Bà Huyện Thanh Quan sống ở thế kỉ XIX, Bà là con của một viên quan nhỏ trong phủ chúa Trịnh. Bà nổi tiếng học giỏi, đoan trang, hay chữ, giỏi thơ được vua mời vào Huế làm chức''Cung trung giáo tập''( dậy cho công chúa và các cung tần mĩ nữ trong triều).
* Đọc.
* Từ khó
* Cấu trúc văn bản
- Bài thơ được viết vào khoảng thời gian trên đường bà đi nhận chức"Cung trung giáo tập" ở kinh đô Huế.
- Nỗi buồn khi phải rời xa quê
hương.
- Bài thơ đợc làm theo phương thức biểu cảm
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
+ Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
+ Gieo vần ở chữ cuối câu 1-2-4-6-8.
+ Thường dùng phép đối ở các câu 3,4 và 5,6.
+ Bài thơ gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết.
II.Đọc - hiểu văn bản : 17'
1. Hai câu đề 
- Cảnh được miêu tả từ gần đến xa 
- Chiều tà bóng xế .
- Thời điểm : Chiều tà bóng xế. Thời điểm mà nắng yếu ớt trong chiều muộn chuyển giao giữa ngày và đêm. Đây là lúc mà dễ gây cho ta cảm giác buồn nhất là khi xa nhà xa quê hương. 
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa .
- Chen : Lẫn vào nhau, xâm lấn vào nhau không ra hàng lối .
- Điệp từ: chen 
- Nghệ thuật tiểu đối (vế đối được sử dụng ngay trong một câu): Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa .
- Cỏ cây hoa lá đá chen chúc nhau để tồn tại, cảnh vật ngổn ngang , um tùm , hoang sơ, hoang dại ngút ngàn và vắng lặng . 
=>Cảnh vật hoang sơ và vắng lặng.
- Giống ở cảnh hoang vắng. Nhưng thiếu đường nét cụ thể của cỏ cây chen đá, lá chen hoa .
- Tâm trạng của nhà thơ buồn
 trước 1 vẻ đẹp mà hoang sơ .
2. Hai câu thực 
- Cảnh con người 
- Từ láy tượng hình, dùng phép đảo ngữ , nghệ thuật đối .
- Lom khom / Lác đác .
- Dưới núi / Ven sông 
- Tiều vài chú/ Chợ mấy nhà .
- Đảo Vị Ngữ lên trước Chủ Ngữ 
=> Sự sống thưa thớt ít ỏi giữa rừng hoang vu, vắng lặng.
- Cảm xúc buồn về cảnh bao la, thiếu sự sống .
3. Hai câu luận .
- Âm thanh của tiếng chim Đa đa , chim cuốc.
-> Đối
- Nhớ nước >< thương nhà 
- Đối thanh :
+) T T - B B - B T T
+) B B - T T - T B B
- > Từ đồng âm khác nghĩa, Tả cảnh ngụ tình .
( nghệ thuật chơi chữ điêu luyện) 
Quốc ->Nhớ nước 
Gia gia-> nhớ nhà 
=>Trạng thái cảm xúc nhớ nước thương nhà.
- Cảnh núi sông buồn tác giả nghĩ đến cảnh buồn của đất nước ,
- Cảnh cư dân thưa thớt tác giả nhớ nhà, nhớ gia đình, nỗi nhớ dai dẳng, triền miên không chia sẻ cùng ai .
4. Hai câu kết .
- Cảnh Đèo Ngang : Trời, non, nước 
- Không gian rộng lớn:Trời rộng non cao, nước mênh mông .
- Một mảnh tình riêng ta với ta .
- Tình riêng là tình thương nhà, nỗi nhớ nước.
- Tâm sự sâu kín một mình đối diện với chính mình .
- Đối , đại từ , tả cảnh ngụ tình .
( đối: cảnh mênh mông >< con người bé nhỏ cô đơn )
=> Nỗi buồn cô đơn xa vắng , lẻ loi, đơn chiếc khó có thể chia sẻ với ai . Tình thương nhà , nỗi nhớ nước âm thầm , lặng lẽ .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
-Thể thơ đường luật, tả cảnh ngụ tình,sử dụng từ láy,đồng âm khác nghĩa,gợi hình,gơi cảm.
2. Nội dung.
3.Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn trầm lặng nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang 
IV. Luyện tập;
- Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả tình.
- Là người phụ nữ nặng lòng với gia đình và đất nước.
	D .Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối :
 - Năm chắc những giá trị nghệ và nội dung bài thơ.
	 - Về nhà: - Học ghi nhớ; học thuộc lòng bài thơ.
 	 - Soạn bài: Bạn đến chơi nhà.
Ngày soạn: 03/10/2014
Ngày dạy:7A 1: 10/10; 7A 2: 11/10; 7A3:10./10/2014 
Bài 8. Văn bản Bạn đến chơi nhà
 (Nguyễn Khuyến)
Tiết 30: Đọc – Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học 
 * Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến 
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường Luật , cách nói hàm ẩn sâu sắc , thâm thuý của Nguyễn Khuyến trong bài thơ 
- Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua 1 bài thơ Nôm Đường lụât thất ngôn bát cú .
 * Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản 
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú 
- Phân tích 1 bài thơ Nôm Đường luật 
* Kĩ năng sống : Có tình cảm thương yêu quí mến bạn bè .
 * Thái độ
- Giáo dục học sinh tình bạn trong sáng, chân thành, tình yêu quê hơng gắn với những sự vật bình dị.
B. Chuẩn bị
	1- Giáo viên 
	- Soạn bài, Sưu tầm bài thơ ''Khóc Dương Khuê'' của tác giả. 
	2 - Học sinh
	- Soạn bài theo câu hỏi 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động
	* Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ " Qua Đèo Ngang "của bà Huyện Thanh Quan? Nêu cảm nhận của em sau khi học song bài thơ .
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
	Trong các nhà thơ cuối thế kỉ XIX có một nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam đó chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến.Thông thường viết về những làng cảnh của quê hương, cuộc sống dân dã nới làng quê. Viết về đề tài tình bạn ông đã để lại hai bài thơ nổi tiếng đó là bài thơ " Khóc Dương Khuê" và bài " Bạn đến chơi nhà" mà tiết học hôm nay cô và các em cùng đi tìm hiểu. 
 * Hoat động 3: Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao SGK.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến ?
- GV nêu yêu cầu đọc : Giọng đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh .
- GV đọc bài thơ .
- Gọi học sinh đọc bài thơ .
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc .
H/D tìm hiểu thừ khó
? Bài thơ " Bạn đến chơi nhà " được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết 
? Căn cứ vào nhan đề của bài thơ em hãy cho biết mạch cảm xúc chính của bài thơ là gì? 
? Mạch cảm xúc ấy được phát triển như thế nào trong bài thơ? 
? Hãy sắp xếp các câu thơ theo diễn biến cảm xúc trên?
- GV: Thơ thất ngôn bát cú đường luật thường có bố cục 4 phần đề, thực , luận, kết nhưng ở bài thơ này Nguyễn khuyến đã có sáng tạo, ở phần đề gồm câu phá đề, thừa đề nhưng Nguyễn khuyến chỉ sử dụng một câu còn câu thứ 2 chuyển sang phần thực , câu kết chỉ là 1 câu thứ 8 , còn câu thứ 7 vẫn thuộc phần luận do vậy bài thơ có kết cấu 1/6/1
 Gọi học sinh đọc câu 1 .
? Câu thơ mở đầu giới thệu điều gì với người đọc .
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ 
? Với giọng thơ như thế giúp người đọc hình dung được tâm trạng của nhà thơ ra sao ? 
? Trong tâm trạng ấy tác giả đã xưng hô như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô đó? 
? Vậy qua câu thơ thứ nhất người đọc cảm nhận được gì ?
- GV : Sau lời chào của chủ nhân tiếp tục giãi bày điều gì ?
- Gọi học sinh đọc 6 câu tiếp .
? Sáu câu thơ tập trung nói về điều gì?
? Để tiếp đãi bạn nhà thơ đã nhắc tới những thục phẩm mua ở đâu ? 
?Tại sao nhà thơ lại nhắc đến chợ? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì? 
? Mong muốn ấy có thực hiện được không ? Vì sao? 
- GV: ý định tiếp bạn sang trọng không thành nhà thơ chọn cách tiếp bạn bằng những thứ cây nhà lá vườn. Chúng ta hãy theo chân Nguyễn Khuyến ra vườn.
? Các sản vật cây nhà lá vườn của tác giả có gồm những gì ?
? Đầu tiên tác giả giới thiệu hai loại thực phẩm nào để tiếp bạn? 
? Hai loại thực phẩm này có sẵn trong nhà không ? 
? Nhưng tác giả có dùng để tiếp bạn không ? Vì sao ?
GV Dân gian có câu khách đến nhà không gà cũng vịt .
? không có gà không có cá tác đã tiếp bạn bằng những thứ gì khác ? 
 ? Theo em các loại rau quả này có dùng để tiếp bạn được không ? 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các câu thơ trên ? 
? Qua đó em thấy những thứ mà tác giả muốn tiếp bạn như thế nào? 
GV Chú ý câu thơ thứ 7 
 Câu thứ 7 tác giả muốn nói tới điều gì ? 
? Người Việt Nam thường nói " Miếng trầu là đầu câu chuyện" rất rẻ tiền " Ba đồng một mớ trầu cay " đến miếng trầu tiếp khách nhà thơ cũng không có . Em có nhận xét gì về cách nói này? 
? Qua cách nói của nhà thơ như trên em hiểu như thế nào về gia cảnh và tính cách của nhà thơ? 
? Khi nhà thơ nói đến cái khó của mình trong việc tiếp đãi bạn có phải nhà thơ có ý định than nghèo với bạn không ?
- GV: Tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn ra sao tìm hiểu câu thơ cuối .
- Gọi học sinh đọc câu thơ cuối . ? Câu thơ cuối tập trung vào vấn đề gì ? Nếu như 6 câu thơ trên nói đến sự thiếu thốn về vật chất thì câu thơ thứ 8 nói về vấn đề gì 
? Ơ đây đã xuất hiện sự đối lập theo em đó là sự đối lập nào ?
- GV: Như vậy ta thấy mọi thứ vật chất ở trên đều không có để rồi nhà thơ khẳng định có 1 cái vô cùng lớn đó là tinh thần, tình cảm.
? Cụm từ " Ta với ta " có nghĩa gì?
? Từ đó em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ?
? So sánh cụm từ " Ta với ta" trong bài thơ với cụm từ " Ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang"? 
? Vì sao nói đây là bài thơ hay nhất về tình bạn ?
? Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ là ngợi ca tình bạn mà còn gợi cho người đọc hình dung ra cuộc sống của nhà thơ. Theo em đúng hay sai?
- Qua bài thơ người đọc có thể hình dung ra được cuộc sống của nhà thơ nơi" vườn Bùi chốn cũ" Với" Năm gian nhà cỏ thấp le te. Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè" nhưng ẩn sau đó là một tâm hồn trong sáng, một cuộc sống thanh nhàn của nhà thơ. 
GV Tinh bạn chân thành đằm thắm thanh bạch cao quí con người không vì nghèo hèn , Nguyễn khuyến không chỉ có bài thơ trên nói về tình bạn mà còn rất nhiều bài thơ khác.
 Khóc Dương Khuê
Bác Dương thôi đã thôi rồi 
Nước mây man mát ngậm ngùi lòng ta 
Rượu ngon không có bạn hiền 
Không mua không phải không tiền không mua 
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết 
Viết ai đưa ai viết mà đưa 
Gương khuê treo cũng hững hờ 
Đàn kia gẩy cũng gẩn gơ tiếng đàn.
- GV : Khái quát chuyển ý 
? Nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật trong bài thơ?
? Em cảm nhận gì về nọi dung chính bài thơ?
? Nêu ý nghĩa của bài thơ?
? Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì?
? Ngôn ngữ ở bài '' Bạn đến chơi nhà'' có gì khác với đoạn thơ ''Sau phút chia li'' đã học?
- GV: hướng dẫn học sinh làm bài.
Đọc 
Khái quát 
Đọc 
Nhận xét
Trả lời
Phát hiện 
Trình bày
Thực hiện 
Nghe
Đọc 
Phát hiện 
Nhận xét
Trình bày
Nhận xét
Khái quát
Đọc 
Trả lời 
Khái quát
Lí giải
Phân tích 
Trả lời
trả lời
Nghe
Trả lời 
Trả lời 
Nhận xét
Trình bày
Nhận xét
trả lời 
Đọc 
Phát hiện
Giải thích 
Trả lời 
tra lời
nghe
So sánh 
trả lời
Thảo luận nhóm 
Giải thích 
trả lời
trả lời
Nghe
Khái quát 
Khái quát 
Trả lời 
Thực hiện 
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản 10'
* Tác giả tác phẩm 
- Nguyễn Khuyến là 1 nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ củ

File đính kèm:

  • docvan 7 tiet 27 den 30.doc