Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 (Năm học 2011-2012)

Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo của chủ ngữ .

GV:Gọi Hs đọc mục(1)-phần (III).

GV:Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần (II),Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động,đặc điểm,trạng thái nêu ở vị ngữ là quan hệ gì ?

+Chủ ngữ nêu lên điều gì ?

+Vị ngữ thông báo vấn đề ra sao ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 29 (Năm học 2011-2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
PHỤ CHÚ
 29
105
106
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6-VĂN TẢ NGƯỜI (LÀM TẠI LỚP)
06-03-2012
 12-03-2012
107
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU 
06-03-2012
 16-03-2012
108
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : THI LÀM THƠ NĂM CHỮ 
06-03-2012
 16-03-2012
DUYỆT CỦA TỔ PHĨ 
NGUYỄN VĂN THƯỢNG 
Tuần 29 - Bài : 25,26
 Tiết 105-106 -TLV: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6- VĂN TẢ NGƯỜI 
 (LÀM TẠI LỚP ) 
 I.MỤC TIÊU :
 - Biết cách thực hành viết một bài văn tả cảnh theo yêu cầu.
 - Biết chọn lựa những chi tiết nổi bật, diễn tả cĩ tính thuyết phục .
II. KIẾN THỨC CHUẨN: 
 1.Kiến thức:
 +Biết cách làm bài văn tả cảnh bằng thực hành viết
 +Trong khi thực hành,biết cách vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nĩi chung và văn tả cảnh nĩi riêng đã được học ở các tiết trước.
 2.Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng diễn đạt,trình bày,chữ viết,chính tả…..
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
 *Hoạt động 1: Khởi động
 1.On định:
 2.Kiểm tra: 
 3.Bài mới:
*Hoạt động 2: Gv ghi đề 
 ĐỀ: Hãy tả về ông (bà) của em.
 Dàn ý:
 *Mở bài : (1,5 đ)
 Giới thiệu người thân của em (ơng , bà ) ở đâu ? 
 *Thân bài : (7 đ)
 1. Hình dáng : (4 đ)
 - Tả bao quát : tuổi tác , tầm vĩc , dáng điệu , cách ăn mặc …. (1 đ)
 - Tả chi tiết : (3 đ)
	+ Mái tĩc ,khuơn mặt , mắt , mũi , miệng , tai …..
	+ Làn da , thân mình …..
	+ Tay ( cánh tay , bàn tay , ngĩn tay )
	+ Chân ( bắp chân , bàn chân , ngĩn chân ) 
 2. Tính tình : Thể hiện qua lời nĩi , hành động , thĩi quen … (1,5 đ)
	 3. Hoạt động : tả sơ lược một vài việc làm biểu lộ phẩm chất đạo đức của người đ ược tả . (1,5đ)
 *Kết bài : (1,5 đ)
 Nêu cảm nghĩ của em đối với người thân ( ơng , bà )
 *Hoạt động 3: 
 Gv nhắc nhở học sinh đọc kĩ nội dung, yêu cầu đề.
Trình bày nội dung sạch đẹp, rõ ràng, cẩn thận.
Viết xong đọc lại, tự sữa chữa những lỗi vi phạm.
 *Hoạt động 4: 
 4.Thu bài: Yêu cầu HS nộp bài ra đầu bài .GV thu bài của HS
 5.Dặn dị: Học bài,soạn bài : “CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU” ( Soạn theo hệ thống câu hỏi SGK).
 Tuần 29 - Bài : 25,26
 Tiết 10 7 -TV: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
 I.MỤC TIÊU :
 -Nám được khái niệm thành phần chính của câu .
 - Biết vận dụng kiến thức trên để nĩi , viết câu đúng cấu tạo .
 II. KIẾN THỨC CHUẨN: 
 1.Kiến thức:
 - Các thành phần chính của câu .
 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ .
 2.Kỹ năng:
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu .
 - Đặt được câu cĩ chủ ngữ , vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ 
 NỘI DUNG 
*Hoạt động 1: Khởi động 
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
3.Bài mới:
 Trong khi nói và viết,cần đảm bảo đầy đủ ý nghĩa để người nghe,người đọc hiểu được yêu cầu của người nói, người viết.Vậy muốn thực hiện điều đó,bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.
HS thực hiện theo yêu cầu .
TV : CÁC THÀNH PHẦN 
 CHÍNH CỦA CÂU
*Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức 
-Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
GV:Nhắc lại tên các thành phần câu mà em đã học ở bậc Tiểu Học ?
GV:Gọi Hs đọc mục (1)-sgk.
+Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau (theo sgk)?
GV:Gọi Hs đọc mục (3)-sgk.
+Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên,rồi rút ra nhận xét ?
+Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng )?
+Những thành phần nào không bắt buộc có trong câu ?
GV:Như vậy,thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu,người ta gọi là thành phần chính.Vậy ,em hiểu thành phần chính trong câu là thành phần nào ?
*Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ.
GV:Gọi Hs đọc to mục (1)-phần 2-sgk-trang 92-tập 2.
GV:Đọc lại câu vừa phân tích ở phần I.Nêu đặc điểm của vị ngữ ?
GV:Vị ngữ có thể kết hợp với từ ngữ nào về phía trước ?
GV:Em hãy nhắc lại “phó từ”là gì ?
-Phó từ bổ sung ý nghĩa gì ?
- Tìm thêm một số phó từ chỉ quan hệ thời gian ?
GV:Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi nào,theo em hiểu ?
GV:Hãy dựa vào các câu trong mục (2)-thuôc phần (I) và câu(a),(b),(c) thuôc mục (2)-phần (II)-sgk.Vị ngữ của các câu trả lời cho các câu hỏi nào?
GV:Qua việc tìm hiểu,em nào kết luận vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
GV:Vị ngữ có đặc điểm gì ?
GV:Gọi Hs đọc mục(2)-phần (II).
GV:Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu dẫn dưới đây ?
+Nếu vị ngữ là cụm từ thì nó thuộc cụm từ nào ?
+Nếu vị ngữ là từ thì nó thuộc từ loại nào ?
+Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ?
GV:Treo bảng phụ đã ghi các câu (a),(b),(c).
Để thấy được chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ với nhau như thế nào ? Ta tìm hiểu phần chủ ngữ .
-Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo của chủ ngữ .
GV:Gọi Hs đọc mục(1)-phần (III).
GV:Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần (II),Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động,đặc điểm,trạng thái……nêu ở vị ngữ là quan hệ gì ?
+Chủ ngữ nêu lên điều gì ?
+Vị ngữ thông báo vấn đề ra sao ?
GV:Chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào ?
+Thử lấy các phần vị ngữ ở các câu trên tách riêng ra,em sẽ đặt câu hỏi như thế nào ?
GV:Vậy chủ ngữ trả lời cho những câu hỏi nào ?
GV:Chủ ngữ có nhũng đặc điểm gì ?
Để thấy được chủ ngữ có cấu tạo ra sao,ta tìm hiểu tiếp phần cấu tạo của chủ ngữ.
GV:Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở phần (I) &(II).
+Chủ ngữ của các câu trên có cấu tạo như thế nào ?Thuộc những cụm từ,từ loại gì ? Động từ,tính từ có thể làm chủ ngữ được không ?Ví dụ .
GV:Câu có thể có mấy chủ ngữ ? Chủ ngữ có cấu tạo như thế nào ?
HS: Trả lời.
+Trạng ngữ
+Chủ ngữ
+Vị ngữ.
-“Chẳng bao lâu,tôi// đã trở thành
 TN CN VN
 chàng dế thanh niên cường tráng.”
 (Tô Hoài)
-HS thực hiện .
+Không thể lược bỏ hai thành phần CN-VN.
+Có thể bỏ trạng ngữ mà câu vẫn hiểu được.
+Thành phần phụ.
+Những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có thể hiểu được là thành phần chính.Những thành phần không bắt buộc là thành phần phụ.
-HS thực hiện .
+Có thể kết hợp với các phó từ : đã,……
+Phó từ là các từ chuyên đi kèm với động từ,tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ,tính từ.
+Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa về thời gian.
+Một số phó từ chỉ quan hệ thời gian: đã,đang,sẽ…..
-HS trả lời theo cách hiểu .
+Chẳng bao lâu,tôi sẽ như thế nào?
+Một buổi chiều,tôi làm gì ?
+Chợ Năm Căn như thế nào ?
+Cây tre là gì ?
*Lưu ý:Khi vị ngữ có ý nghĩa chỉ hành động thì trả lời cho câu hỏi “làm gì ?”
-Vị ngữ có ý nghĩa chỉ trạng thái,tính chất thì trả lời cho câu hỏi: “thế nào ? như thế nào ?”
-Vị ngữ có ý nghĩa chỉ quan hệ thì trả lời cho câu hỏi:”thế nào ? như thế nào ? là ai ? cái gì ? của ai ? của cái gì ? như cái gì ?”
HS:Đọc phần ghi nhớ.
+Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ);tính từ (cụm tính từ) như ở các ví dụ (a)(b) và ở câu thứ hai trong ví dụ (c).
+Ngoài ra vị ngữ có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ (c).
-Câu có` thể có:
+Một vị ngữ :Câu (c)-cụm DT
+Hai vị ngữ:Câu (a)-cụm ĐT
+Bốn vị ngữ:Câu (b)-Một cụm ĐT và ba tính từ.
-HS chú ý .
-HSTL.
+CN nêu lên sự vật,hiện tượng,..
+VN thông báo về hành động,đặc điểm,trạng thái,….của sự vật,hiện tượng.
-HSTL.
+Vị ngữ:ra đứng cửa hang như mọi khi,em sẽ đặt câu hỏi như thế nào ?
=>Ta có thể đặt câu hỏi: ai ? con gì?
+Vị ngữ:nằm sát bên bờ sông,em sẽ đặt câu hỏi ra sao ?
=>Ta có thể đặt câu hỏi cái gì ?
HS:Nêu phần ghi nhớ.
+Chủ ngữ có thể là đại từ(tôi),DT hoặc cụm DT(cây tre,chợ Năm Căn,tre,nứa..)
+ĐT,TT hoặc cụm ĐT,TT có thể làm chủ ngữ.
+Câu có thể:
-Một CN: Tôi,chợ Năm Căn.
-Nhiều CN: Tre,nứa,mai…..
HS:Nêu phần ghi nhớ.
I.Thành phần chính của câu :
Những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có thể hiểu được là thành phần chính.Những thành phần không bắt buộc là thành phần phụ.
II.Vị ngữ:
1.Đặc điểm của vị ngữ : 
-Có thể kết hợp với các phó từ: 
đã,đang,sẽ,sắp,từng,vừa,mới……
-Có thể trả lời các câu hỏi: làm sao? Như thế nào ? làm gì ? là gì ?
2.Cấu tạo của vị ngữ :
+Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ);tính từ (cụm tính từ),danh từ(cụm danh từ) đảm nhiệm.
+Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
III.Chủ ngữ:
1.Đặc điểm của chủ ngữ:
+Chủ ngữ nêu tên sự vật,hiện tượng có hành động,đặc điểm,trạng thái ……được nêu ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: ai?con gì?cái gì,việc gì ?
2.Cấu tạo của chủ ngữ:
+Chủ ngữ có thể là đại từ,DT hoặc cụm DT.Trong những trường hợp nhất định,ĐT,TT hoặc cụm ĐT,TT cũng có thể làm chủ ngữ.
+Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
 *Hoạt động 3: Luyện tập 
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT1.
GV:Xác định CN-VN trong những câu sau,cho biết mỗi CN hoặc VN có cấu tạo như thế nào ?
GV:Gọi hs đọc yêu cầu BT2.
GV:yêu cầu Hs thực hiện theo yêu cầu BT-sgk.
-HS đọc .
-HS:Thảo luận-lên bảng ghi.
-HS:Lên bảng đặt câu.
III.Luyện tập:
1.Bài Tập 1:
-Tôi(CN:đại từ)//đã trở nên cường tráng (VN-cụm ĐT)
-Đôi càng tôi(cụm DT)//mẫm bóng(VN-TT)
2.Bài Tập 2:
a.Lan // đang viết bài.
 CN VN
* .Hoạt động 4:
*Củng cố:
+Thành phần chính của câu là gì ?
+Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của CN-VN ?
*Dặn dò:
+Học thuộc lòng 3 ghi nhớ scáh giáo khoa.
+Xem lại các CN-VN đã phân tích.
+Làm BT3-dựa vào mục (III).
+Soạn bài “Thi Làm Thơ Năm Chữ “
*Hướng dẫn tự học : 
 - Nhớ những đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ . 
 - Xác định được chủ gữ và vị ngữ trong câu 
=>Học sinh có thể trình bày theo ghi nhớ sách giáo khoa.
 Tuần 29 - Bài : 25,26
 Tiết 10 8 -TLV: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : THI LÀM THƠ NĂM CHỮ 
 I.MỤC TIÊU :
 -Ơn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ .
 - Kích thích tinh thần sáng tạo , tập làm thơ năm chữ , mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được 
 II. KIẾN THỨC CHUẨN: 
 1.Kiến thức:
 - Đặc đặc điểm của thể thơ năm chữ .
 - Các khái niệm vần lưng , vần chân , vần liềm . vần cách được củng cố lại .
 2.Kỹ năng:
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ .
 - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ 
 NỘI DUNG 
*Hoạt động 1:khởi động 
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Đọc lại bảy khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ ?Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì ?Cách nhịp,gieo vần như thế nào ?
3.Bài mới: Để phát triển tài năng,sự rung cảm của học sinh trước một vấn đề.Hôm nay,chúng ta cùng nhau tập làm thơ năm chữ !
=>Bài thơ được làm theo thể thơ năm tiếng(ngũ ngôn),gieo vần liền hoặc vần cách,nhịp 3/2 hoặc 2/3.
TLV: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : TH THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
 GV:Gọi Hs đọc mục (1)-sgk.
GV:Mỗi khổ thơ có mấy câu,cách gieo vần,ngắt nhịp ra sao ?
GV:Hãy sưu tầm một bài hoặc khổ thơ có cấu tạo giống như các khổ thơ trên ?
GV:Hãy rút ra đặc điểm của thể thơ năm chữ ?
HS:Đọc-chép bài thơ năm chữ đã sưu tầm.
Đoạn 1:
-Mỗi khổ thơ có 4 câu,moiỗ câu 5 chữ,ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3.
-Gieo vần: bác-bạc;một-thột; 
nhàng-màng;mộng-lòng-hồng.
Đoạn 2:
-Giống đoạn 1 nhưng vần khác.
-Gieo vần: già-qua;tài-bay;đâu-sầu.
-Mỗi câu có một vần bằng,câu vần trắc.
Đoạn 3:
-Đều giống đoạn 1 nhưng gieo vần khác.
-Gieo vần: đi-đi;về-về;ở-ở.
-Hai vần trắc,một vần bằng
I.Đặc điểm của thơ năm chữ:
+Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ,còn gọi là thơ ngũ ngôn,có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
+Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp,số câu cũng không hạn định.
+Bài thơ thường chia khổ,mỗi khổ thường có bốn câu nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
*Hoạt động 3: Luyện tập 
GV:Gọi Hs đọc mục(2)-sgk.
GV:Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ:
+Mô phỏng(bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp của đoạn thơ của nhà thơ Trần Hữu Thung.
+Hãy làm một bài thơ hoặc đoạn thơ năm chữ theo nội dung và vần,nhịp tự chọn để dự thi trên lớp.
=>Gv-Hs cả l ớp nhận xét, tuyên dương.
.
-HS:Thảo luận
-HS:Đại diện nhóm trình bày.
II.Thi làm thơ năm chữ:
*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dị 
 *Củng cố:
+Hãy nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ ?
 *Dặn dò: 
+Về nhà sưu tầm một số bài thơ năm chữ.Tự sáng tác thơ năm chữ vào giấy-nộp.
+Soạn bài: “Cây Tre Việt Nam”.
*Hướng dẫn tự học :
 -Nhớ đặc điểm của thể thơ năm chữ 
 - Nhớ một số vần cơ bản .
 - Nhậ diện được thể thơ năm chữ .
 - Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tạo thêm một số bài thơ năm chữ khác .
=>Học sinh trả lời theo phần ghi nhớ-sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docTUẦN 29(11-12).doc