Giáo án Ngữ văn 6 tiết 69+ 70: Văn bản - chương trình ngữ văn địa phương "con sấu năm chèo"

! Em hãy dựa vào chú thích và giới thiệu vài nét về nhân vật Bùi Đình Tây ? (là ai, tên thật, năm sinh, năm mất, quê quán, có công lao gì nổi bật)

* GV lí giải thêm về tên gọi Đình Tây(quê Năng Gù thuộc tỉnh Châu Đốc, An Giang).Vì theo ở làm con nuôi cho người bác là ông Tăng Chủ (Bùi Thiền Sư), và được ông này giao cho coi sóc ngôi đình Xuân Sơn (đình Thới Sơn), cho nên người đời quen gọi là ông Đình ) Đây là một nhân vật có thật.

? Tác giả dân gian đã khéo léo khắc họa nhân vật bằng việc đặt ông vào những mối quan hệ và tình huống đặc biệt để thể hiện điều gì ở nhân vật này ?

? Tình huống đầu tiên góp phần thể hiện tính cách của nhân vật Bùi Đình Tây là gì ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 17612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 69+ 70: Văn bản - chương trình ngữ văn địa phương "con sấu năm chèo", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Tiết 69, 70
VĂN BẢN:
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG:
CON SAÁU NAÊM CHEØO
Ngày soạn: ././2015
Ngày dạy : ././2015
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Thấy được tính cách dũng cảm và nghĩa cử cao đẹp của nhân vật Bùi Đình Tây, đại diện con người vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ.
– Nắm được đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cổ dân gian thông qua việc tìm hiểu một văn bản cụ thể.
2. Kĩ năng: 
– Đọc - hiểu văn bản truyện truyền thuyết có liên quan đến địa phương An Giang.
– Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng nhân vật Bùi Đình Tây
– Kể lại được truyện 
3. Thái độ: 
– Tự hào về những truyền thuyết có liên quan đến địa danh An Giang.
– Biêt trân trọng và giữ gìn, lưu truyền những truyền thuyết tốt đẹp về quê hương. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Phô tô tài liệu ”Con sấu năm chèo” phát cho HS; tranh ảnh minh họa
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Các em vừa quan sát lại một số hình ảnh đặc sắc, nhưng không kém màu huyền bí của tỉnh An Giang. Chúng ta đã học rất nhiều những truyền thuyết li kì về dân tộc Việt Nam. Sẽ thật thiếu sót nếu không tìm hiểu những truyền thuyết về quê hương mình. Vì vậy, hôm nay, cô sẽ cùng các em ngược dòng thời gian, sống lại cùng những truyền thuyết bí ẩn về vùng đất, con người An Giang, cụ thể qua câu chuyện “Con sấu` năm chèo”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và tóm tắt 
Hướng dẫn đọc: Giọng chậm, bình tĩnh. Chú ý phân biệt lời kể và lời 1 số nhân vật trong truyện.
Gọi HS đọc phân vai: (Đình Tây, phật thầy Tây An, người vợ, người chồng, người dẫn truyện), GV nhận xét cách đọc của HS.
Kiểm tra việc đọc chú thích: Yêu cầu HS giải thích từ khó: theo từ trong tài liệu: rọng, hốt thuốc, dị dạng, bảo vật..
Hướng dẫn tóm tắt văn bản: GV chiếu các chi tiết không theo trình tự, cho HS phát hiện và sắp xếp lại theo diễn biến của truyện.
1. Hai thầy trò đang đi trị bệnh, ông Đình Tây đã giúp người phụ nữ sinh con.
2. Ông được người chồng biếu con sấu năm chân và đem về nuôi.
3. Đức Phật Thầy khuyên ông nên giết nhưng ông lén đem thả xuống hồ trước đình, xích vào cây đại thụ.
4. Mưa dông dữ dội, sấu trốn mất đi hại người. Ông đi tìm và rất ân hận.
5. Sau đó, sấu liên tục nhiễu hại dân làng. Phật Thầy đưa cho ông năm món bảo vật để đi thu phục con sấu. 
6. Mỗi lần ông xuất hiện thì sấu lặn mất, khi ông đi thì sấu lại trồi lên quấy phá dân làng. 
7. Sau đó, ông đến mé sông khấn to, kể từ đó, dân làng không còn thấy sấu nữa.
8. Hiện nay vẫn còn năm món bảo vật và hồ nước trước đình Thới Sơn tương truyền là nơi thả sấu năm xưa. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
I. Đọc – hiểu văn bản 
? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? 
! Em hãy dựa vào chú thích và giới thiệu vài nét về nhân vật Bùi Đình Tây ? (là ai, tên thật, năm sinh, năm mất, quê quán, có công lao gì nổi bật) 
* GV lí giải thêm về tên gọi Đình Tây(quê Năng Gù thuộc tỉnh Châu Đốc, An Giang).Vì theo ở làm con nuôi cho người bác là ông Tăng Chủ (Bùi Thiền Sư), và được ông này giao cho coi sóc ngôi đình Xuân Sơn (đình Thới Sơn), cho nên người đời quen gọi là ông Đình )à Đây là một nhân vật có thật. 
? Tác giả dân gian đã khéo léo khắc họa nhân vật bằng việc đặt ông vào những mối quan hệ và tình huống đặc biệt để thể hiện điều gì ở nhân vật này ? 
? Tình huống đầu tiên góp phần thể hiện tính cách của nhân vật Bùi Đình Tây là gì ?
 ? Phản ứng đầu tiên của ông Bùi Đình Tây như thế nào ? Điều đó có hợp lí không ? Vì sao? 
? Nếu ông thấy ngại mà không làm hay vì câu nệ, ông chạy đi tìm người khác đến cứu thì việc gì sẽ xảy ra ? Việc làm của ông Đình Tây cho chúng ta bài học bổ ích gì ?
* Liên hệ thực tế: Trong thực tế có bao giờ em gặp người bị nạn hoặc đang cần giúp đỡ nhưng vì ngại, em đã không giúp ? à Giáo dục HS
? Qua chi tiết này đã cho ta thấy được nhân cách tốt đẹp của ông Đình Tây.
? Tình huống quan trọng thứ hai trong truyện ? 
? Chi tiết nào trong truyện cho thấy tình yêu thương ông Đình Tây dành cho con sấu năm chèo này? 
? Hành động này của ông Đình Tây, theo em là đúng hay sai ? Vì sao ? ( Em có bao giờ nuôi một con vật và không muốn giết bỏ chúng chưa ?) Từ đó em có nhận xét gì về tấm lòng của ông Đình Tây ? 
? Nhưng vì sao con sấu ấy lại có thể làm hại dân lành ?
? Khi sấu gây họa, ông Đình Tây có tiếp tục dung túng hay không ? Ông đã xử lí như thế nào ? 
? Ông có giết được con sấu không ? Ông đã thu phục con nó như thế nào ? 
? Chi tiết “Dường như sấu Năm Chèo đã nghe được lời khấn của ông Đình Tây. Kể từ hôm ấy, nó đi đâu biệt tích, không thấy nổi lên phá phách hại người như trước nữa.” ở gần cuối văn bản thể hiện điều gì ? 	
à Hướng HS vào p.án b. 
? Tại sao nhân dân lại gọi là ông Năm Chèo ? 
? Con sấu xuất hiện đã làm hại dân làng như thế nào ?
? Hình ảnh người dân bị sấu Năm Chèo quấy nhiễu trong một thời gian dài cho em biết điều gì về công cuộc chinh phục thiên nhiên của nhân dân An Giang ta ?  
?Mở rộng : tuy khó khăn, nhưng cuối cùng với quyết tâm, nhân dân ta đã chiến thắng được thiên nhiên (không còn thấy sấu nữa).Vậy theo em con sấu đã đi đâu ? 
* GV nhấn mạnh : Câu chuyện về Ông Năm Chèo đã ra đời rất lâu, nhưng vẫn còn sống mãi trong đời sống người Việt. Giới thiệu về vụ lỡ đất ở Châu Phú. Theo em nguyên nhân thật sự của vụ lỡ đất này là gì ?
? Theo em, chúng ta phải làm gì thì sấu Năm Chèo mới không nổi lên phá hại nữa ?
? Câu chuyện thuộc thể loại nào trong các thể loại em đã học ? Dựa vào đâu em biết ? 
à GV nhấn mạnh: Những chi tiết thực vừa làm cho câu chuyện có tính xác thực, vừa lung linh màu sắc kỳ ảo. Có thể nói, từ câu chuyện có thực, dân gian đã thổi vào nó yếu tố kỳ ảo làm tăng thêm sức hấp dẫn của câu chuyện.
? Các chi tiết ấy được kể theo trình tự nào ? 
à Câu chuyện được kể theo cách kể mộc mạc, bình dị dân gian., có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
à Đình Tây, phật thầy Tây An, người vợ, người chồng, con sấu năm chèo Nhân vật chính của truyện là ông Bùi Đình Tây.
à Ông Bùi Văn Tây, còn gọi là Đình Tây (1826 – 1914), một trong những cao đồ của Đức Phật Thầy Tây An (gọi tắt là Phật Thầy), là người góp công khai phá sơn lâm, lập nên hai làng Hưng Thới và Xuân Sơn (sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Ông có nhiều đóng góp trong việc vận động quần chúng chống quân xâm lược Pháp.
à Để từ đó bộc lộ tính cách của nhân vật là một con người nhân nghĩa.
à Trước sự nguy cấp của người phụ nữ chuyển dạ sắp sinh, Đức Phật Thầy bảo ông Bùi Đình Tây giúp đỡ đẻ.
à Lúc đầu, ông rất ái ngại, nhưng vì lệnh, vả lại được Phật Thầy khuyên bảo, ông đã vâng lời và tận tình giúp người đàn bà qua cơn hoạn nạn. 
à Có thể người phụ nữ sẽ gặp nguy hiểm.à Con người trong hoàn cảnh đặc biệt không nên quá câu nệ, phải biết quyền biến và không có gì quan trọng hơn là việc cứu người.
à HS tự do trình bày: thấy bạn nữ bị xỉu, không dám lại đỡ bạn; thấy em bé muốn giúp đỡ nhưng em nghèo khó
à Sự đức độ và nghĩa cử cao đẹp của nhân vật Bùi Đình Tây.
à Vì tình thương mến con sấu ông đã đem sấu về thả nuôi ở ao nhà mình.
à Ông muốn mua về nuôi; nuôi nấng cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ, lớn nhanh như thổi, thường lên bờ đùa nghịch, quấn quýt với ông. Đức thầy khuyên ông nên giết con sấu đi nhưng ông không giết mà lén đem sấu thả xuống hồ tiếp tục nuôi dưỡng.
à HS tranh luận: Đúng vì con vật vô tội, nuôi rồi ai cũng có tình cảm; hơn nữa, ông cẩn thận xích chân nó vào cây đại thụ.
Sai vì sấu vốn là loài vật độc ác, ăn thịt người; đây là yếu tố di truyền, bản năng, không thể cải tạo được. -> Có tình thương yêu loài vật, giàu lòng nhân ái.
à Sau một đêm mưa dông dữ dội, sấu thừa cơ giật đứt xích trốn mất. 
à Ông báo lại chuyện với Phật Thầy. Phật Thầy đưa cho ông năm món bảo vật để đi thu phục con sấu. 
à Mỗi lần ông xuất hiện thì sấu lặn mất tăm, nhưng khi ông đi thì sấu lại trồi lên quấy phá dân làng. Để sự việc không thể tiếp diễn, ông đến mé sông khấn to, kể từ đó, dân làng không còn thấy sấu nữa.
à Chọn phương án nào, học sinh phải trình bày được suy nghĩ của mình 
a) Niềm tin chế ngự thiên nhiên của nhân dân.
b) Uy tín, tiếng tăm của ông Bùi Đình Tây.
c) Cách nói giảm nhẹ cho việc ông Bùi Đình Tây không bắt được sấu năm chèo.
d) Chỉ là yếu tố hoang đường làm tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện.
e) Ý kiến khác.
à Con sấu lớn bằng chiếc ghe, di chuyển năm chân à Ông Năm Chèo.
– Ăn thịt người, đánh chìm thuyền ghe; lên bờ bắt gà, vịt.
à Khó khăn, thử thách của người dân trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. 
à HS có thể trình bày theo những gì đã biết: do ông Năm Chèo cựa mình hay há miệng.Nhưng đúng nhất là do hiện tượng khai thác cát bừa bãi của người dân dẫn đến sạt lỡ
à HS trình bày: không khai thác thiên nhiên bừa bãi, phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.
à HS trình bày suy nghĩ cá nhân Truyền thuyết (vì có trình bày về nhân vật và sự kiện lịch sử: ông Đình Tây, như hồ nước trước đình Thới Sơn, năm món bảo vật trong đình Thới Sơn; có yếu tố tưởng tượng kì ảo: con sấu năm chèo; ca ngợi công lao của ông Đình Tây; sức mạnh chống lại thiên nhiên của con người)
à Các chi tiết diễn ra được sắp đặt theo thứ tự phát triển của sự việc
A. Nội dung:
1. Nhân vật Bùi Đình Tây:
– Lai lịch: Bùi Văn Tây, còn gọi là Đình Tây (1826 – 1914), là người góp công khai phá, lập nên xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên). 
– Hành động, tính cách: 
+ Thấy người phụ nữ chuyển dạ sắp sinh à giúp đỡ đẻ
à Nghĩa cử cao đẹp, không câu nệ chỉ vì muốn cứu người.
+ Đem sấu về nuôi:
+ Cho ăn uống đầy đủ à lớn nhanh như thổi.
+ Đức thầy khuyên ông giết sấu nhưng ông vẫn tiếp tục nuôi dưỡng.
à Có tình thương yêu loài vật.
+ Khi sấu làm hại dân lành: 
Ông nhận năm món bảo vật đi thu phục sấu.
Mỗi lần ông xuất hiện thì sấu lặn mất tăm
Ông đến mé sông khấn to, kể từ đó, dân làng không còn thấy sấu nữa.
à Tinh thần dũng cảm, sự đức độ của ông
è Đại diện con người vùng đồng bằng sông nước Nam Bộ.
2. Con sấu Năm Chèo: 
– Đặc điểm: lớn bằng chiếc ghe, di chuyển năm chân à Ông Năm Chèo.
– Ăn thịt người, đánh chìm thuyền ghe; lên bờ bắt gà, vịt.
à Khó khăn, thử thách của người dân trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
B. Nghệ thuật:
– Các chi tiết theo thứ tự phát triển của sự việc.
– Cách kể mộc mạc, bình dị
Hoạt động 3 : Tổng kết, luyện tập:
II. Luyện tập: 
1. Kể lại được truyện
2. Phân tích, hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật BDT
? Văn bản đã cho thấy điều gì về nhân vật Bùi Đình Tây? 
? Ngoài ra văn bản còn thể hiện công cuộc chinh phục thiên nhiên buổi đầu của nhân dân An Giang ta như thế nào? 
à HS trả lời dựa vào “Ghi nhớ” Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với những chi tiết chọn lọc, văn bản khắc hoạ đậm nét tinh thần dũng cảm, sự đức độ và nghĩa cử cao đẹp của nhân vật Bùi Đình Tây ; đồng thời thể hiện một phần những khó khăn, thử thách của người dân An Giang trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
Hoạt động 4: Củng cố bài học: Cho HS xem lại một vài hình ảnh của quê hương An Giang ( cùng lời dẫn: Các em vừa ghé Tịnh Biên, thăm đình Thới Sơn. Đó chỉ là một phần nhỏ trong miền đất của những huyền thoại An Giang. Tiếp theo, các em hãy cùng nhìn ngắm lại một lần nữa cảnh đẹp của quê hương.) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu những văn bản hướng dẫn đọc thêm:
– Cho các tổ thi kể chuyện: Mỗi tổ phụ trách kể một câu chuyện: Thu phục mãnh hổ, Cù lao Ông Hổ, Sự tích núi Bà Đội Om, sự tích Núi Sam.
– Hướng dẫn tìm hiểu: 
+ Câu chuyện đã cung cấp cho em hiểu biết gì về con người và vùng đất An Giang thưở ấy? 
+ Chi tiết nào trong truyện theo em là đặc sắc? 
+ Chi tiết nào là có thực, chi tiết nào là tưởng tượng kì ảo? Ý nghĩa của những chi tiết ấy.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– Kể lại truyện.
– Sưu tầm thêm những truyện cổ dân gian về địa phương An Giang. 
2. Dặn dò: soạn bài “Cụm động từ”
– Đọc ví dụ trong SGK và tìm các cụm động từ, đặt câu có cụm động từ.
– Vẽ, điền mô hình cấu tạo cụm động từ và phần Luyện tập: BT1, 2, 3.

File đính kèm:

  • docBai_17_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Van_va_Tap_lam_van_20150725_025409.doc