Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 117: Ôn tập truyện và kí

- Tiểu thuyết là gì?

 Là truyện dài bằng văn xuôi có dung lượng lớn với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử, xã dội rộng lớn.

- Phân biệt truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện dài.

 Truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, số trang nhiều miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển phức tạp trong một phạm vi thời gian, không gian tương đối rộng lớn

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7975 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 117: Ôn tập truyện và kí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 31 
TIẾT 117
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm truyện kli1 hiện đại đã học.
 - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
 2. Kĩ năng:
 - Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
 - Trình bày những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện kí đã học
II. Phương pháp: hỏi đáp, qui nạp.
III. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
Hãy tóm tắt bài “Lao xao” và cho biết ý nghĩa của văn bản ấy?
Bài “Lao xao” tác giả là ai? Nêu thể loại?
	2/ BÀI MỚI :
A/ Giới thiệu bài: Trong chương trình học kỳ 2, phần lớn ta đã được học các tác phẩm thuộc thể loại truyện và kí với những đặc điểm nghệ thuật nổi bậc. Hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập hai thể loại này nhằm hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự, đồng thời phân biệt điểm khác nhau giữa hai thể ấy
HĐ dạy -học
Phần nội dung
1) Nội dung cơ bản truyện và ký:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn tập về nội dung cơ bản của các truyện, kí đã học.
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp.
b) Nội dung:
- Em hãy nhắc lại tên tác phẩm tác giả và thể loại của các tác phẩm hoặc trích đoạn truyện, kí hiện đại đã học từ bài 18 đến 22, 23 và 25 đến 27.
- Truyện là gì?
à Là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự việc (kiện) thông qua lời kể của nhà văn.
- Tóm tắt nội dung từng tác phẩm.
à GV lập bảng theo mẫu câu hỏi 1 trong SGK T117, HS lập bảng đó vào vở của mình. GV và HS cùng xây dựng nôïi dung điền vào các cột trên bảng.
- Kí là gì?
à Kí là thể văn tự sự viết về người thật việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất.
- Ngoài truyện ngắn, truyện dài mà ta đã học, theo em truyện còn có những thể loại nào?
à Truyện còn có truyện vừa, tiểu thuyết.
- Tiểu thuyết là gì?
à Là truyện dài bằng văn xuôi có dung lượng lớn với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử, xã dội rộng lớn.
- Phân biệt truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện dài.
à Truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, số trang nhiều miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển phức tạp trong một phạm vi thời gian, không gian tương đối rộng lớn
- Vậy tiểu thuyết khác với truyện dài ở chổ nào?
à - Tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề liên quan đến lịch sử và xã hội.
- Truyện dài có những sự kiện nhân vật phức tạp.
- Truyện ngắn bằng văn xuôi có dung lượng nhỏ, số trang ít.
2. Đặc điểm của truyện và ký:
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn tập về đặc điểm của truyện, kí.
a) Phương pháp: Thảo luận + Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
+ Cho HS lập bảng thống kê theo câu hỏi 2 trong SGK. GV góp ý, sửa chữa rồi nêu tóm tắt những đặc điểm của truyện, kí.
- Truyện ngắn : số trang ít, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mẫu trong cuộc đời của nhân vật.
- Truyện vừa : truyện bằng văn xuôi, có dung lượng vừa phải thường phản ánh một số sự kiện xã hội và tính cách nhân vật diễn biến trong một phạm vi không rộng lắm.
- Thảo luận : Vậy em thấy truyện và kí khác nhau ở điểm nào?
+ Truyện : Phần lớn dựa vào sự hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống à Như vậy những gì được kể ở trong truyện không phải là đã từng xảy ra đúng như vậy trong thực tế. Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật.
+ : Phần lớn dựa vào sự hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống à Như vậy những gì được kể ở trong truyện không phải là đã từng xảy ra đúng như vậy trong thực tế. Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật.
+Kí : Chú trọng ghi chép tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả à Kí là kể lại những gì có thật đã từng xảy ra. Trong kí thường không có cốt truyện và nhân vật.
* Lưu ý : Bài “Sông nước Cà Mau”
STT
TÊN TÁC PHẨM (hoặc đoạn trích)
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
TÓM TẮT NỘI DUNG 
(ĐẠI Ý)
1
Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện (Đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngổ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông Nước Cà Mau (Trích Đất Rừng Phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện (Ngắn) dài
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, vùng nước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú họp ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4
Vượt Thác (Trích Quê Nội)
Võ Quãng
Truyện (Đoạn trích)
Hành trình vượt ông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
Anphông Xơ Đô đê (Pháp)
Truyện ngắn
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng.
6
Cô Tô (Trích)
Nguyễn Tuân
Kí
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
8
Lòng yêu nước (Trích bài báo Thử Lửa)
I Li a Ê-ren bua (Nga)
Tuỳ bút chính luận
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
9
Lao Xao (Trích Tuổi thơ im lặng
Duy Khán
Hồi kí tự truyện (Đoạn trích)
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hóa dân gian.
STT
TÊN TÁC PHẨM
THỂ LOẠI
CỐT TRUYỆN
NHÂN VẬT
N.VẬT K.CHUYỆN
1
Bài học đường đời đầu tiên
Truyện
+
+
+
2
Sông nước cà Mau
Truyện 
(+)
(+)
+
3
Bức tranh của em gái tôi
Truyện ngắn
+
+
+
4
Vượt thác
Truyện
+
+
+
5
Buổi học cuối cùng
Truyện ngắn
+
+
+
6
Cô Tô
Kí
+
7
Cây tre Việt Nam
Kí
+
8
Lòng yêu nước
Tuỳ bút chính luận
+
9
Lao xao
Hồi kí tự truyện
+
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
 * - Nhớ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
 - Nhớ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
 - Nhận biết được truyện và kí.
 * - Về học bài.
 - Xem trước bài “câu trần thuật đơn không có từ là”.
+ Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là.
+ Phân loại câu trần thuật đơn không có từ là.

File đính kèm:

  • doct117.doc