Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 115

Câu 8: Câu trần thuật đơn là:

□ A. Câu có một chủ ngữ.

□ B. Câu có 2 cụm C – V.

□ C. Câu có 1 cụm C – V, dùng để giới thiệu, tả, kể, nêu ý kiến.

□ D. Câu có 2 cụm C – V, dùng để giới thiệu, tả, kể, nêu ý kiến.

Câu 9: Câu “Bà đỡ Trần là người thuộc huyện Đông Triều” thuộc kiểu câu gì?

□ A. Câu định ngữ. □ B. Câu giới thiệu.

□ C. Câu miêu tả. □ D. Câu đánh giá.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 115
A/ mục tiêu bài kiểm tra :
Củng cố lại những kiến thức đã học về tiếng việt và giúp HS biết trình bày về những kiến thức Tiếng Việt đã tiép thu được vào bài kiểm tra.
Qua đó đánh giá được sự tiếp nhận kiến thức kết quả học tập về tiếng việt của 
B/ chuẩn bị :
GV : Soạn đề
HV : Học bài theo hướng dẫn của GV
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
	1/ ỔN ĐỊNH LỚP : Sỉ số
	2/ KIỂM TRA : Sự chuẩn bị bài của HS : viết, thước…
	3/ BÀI MỚI : KIỂM TRA 1 TIẾT
GV phát đề cho HS à HS làm trên đề
ĐỀ:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
	Đọc kỹ đoạn văn sau, sau đó trả lời câu đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô □ trước các chữ cái của câu:
	“Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước”.
	 (Trích “Vượt thác” của Võ Quảng)
Câu 1: Đoạn văn trên tả cảnh gì?
□ A. Cảnh đoạn sông đã vượt qua thác dữ.
□ B. Cảnh núi rừng miền Trung Bộ.
□ C. Cảnh vượt thác.	
□ D. Cảnh Dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
Câu 2: Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
□ A. Một từ	□ B. Hai từ	□ C. Ba từ	□ D. Bốn từ
Câu 3: Đoạn văn trên tác giả sử dụng mấy lần phép so sánh?
□ A. Một lần	□ B. Hai lần	□ C. Ba lần	□ D. Bốn lần
Câu 4: Từ “lại” trong câu “Đồng ruộng lại mở ra” thuộc từ loại gì?
□ A. Động từ	□ B. Tính từ	□ C. Danh từ	□ D. Phó từ
Câu 5: Nếu viết”Cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
□ A. Thiếu chủ ngữ	□ B. Thiếu vị ngữ
□ C. Thiếu bổ ngữ	□ D. Thiếu trạng ngữ
Câu 6: Câu “Thầy thuốc như mẹ hiền” thuộc kiểu so sánh gì ?
□ A. So sánh đồng loại	□ B. So sánh người với người
□ C. So sánh khác loại	□ D. So sánh vật với vật.
Câu 7: Cụm từ “Người cha” trong câu “Người cha mái tóc bạc” thuộc kiểu ẩn dụ gì?
□ A. Ẩn dụ hình thức.	□ B. Ẩn dụ cách thức.
□ C. Ẩn dụ phẩm chất.	□ D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 8: Câu trần thuật đơn là:
□ A. Câu có một chủ ngữ.
□ B. Câu có 2 cụm C – V.
□ C. Câu có 1 cụm C – V, dùng để giới thiệu, tả, kể, nêu ý kiến.
□ D. Câu có 2 cụm C – V, dùng để giới thiệu, tả, kể, nêu ý kiến.
Câu 9: Câu “Bà đỡ Trần là người thuộc huyện Đông Triều” thuộc kiểu câu gì?
□ A. Câu định ngữ.	□ B. Câu giới thiệu.
□ C. Câu miêu tả.	□ D. Câu đánh giá.
Câu 10: Câu nào dưới đây nêu đúng về biện pháp nhân hóa?
□ A. Lấy tên sự vật, hiện tượng này nhằm để chỉ sự vật, hiện tượng khác.
□ B. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vố được dùng để tả hoặc nói về con người.
□ C. Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ toàn the.å	
□ D. Nhằm đối chiếu sự vật này với sự vật khác.
Câu 11: Trong đoạn văn: “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa nhưng bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
□ A. So sánh	□ B. Ẩn dụ
□ C. Nhân hóa	□ D. Cả so sánh và nhân hóa
Câu 12: Câu “Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.” thuộc kiểu câu gì?
□ A. Câu trần thuật ghép	□ B. Câu trần thuật đơn có từ là
□ C. Câu miêu tả	□ D. Câu tồn tại
II. PHẦN LÝ THUYẾT: (7 điểm)
1)- Vị ngữ là gì? Cấu tạo của vị ngữ? Cho 1 ví dụ và phân tích.
2) chủ ngữ là gì? Cấu tạo của chủ ngữ? Cho 1 ví dụ và phân tích.
3) Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho 1 ví dụ.
	4/ GV THU BÀI :
	5/ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
Chuẩn bị trả bài kiểm tra văn 1 tiết và bài viết tập làm văn số 6 (tả người)

File đính kèm:

  • doct115.doc
Giáo án liên quan