Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 113,114: Lao xao

- Em hãy tìm những dẫn chứng cụ thể miêu tả và kết hợp kể về các phương diện : hình dạng, hoạt động và đặc điểm tập tính của từng loài chim?

 a/ Loài chim lành : Bồ các thì tiếng kêu các các, Sáo sậu, sáo đen hót được mùa. Con Tu hú to nhất họ, nó kêu tu hú là mùa tu hú chín.

 b/ Loài chim ác : + Con diều hâu nó có cái mũi khoằm vừa đạp diều hâu chèo bẻo lao vào đánh con diều hâu chác chác. Cùng họ với diều hâu là quạ : quạ đen, quạ khoang.

 Tác giả kết hợp tả và kể, chủ yếu miêu tả chúng qua các hoạt động, các cuộc đánh nhau giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt với những cuộc giao chiến giữa chúng được miêu tả rất sinh động. Đồng thời kể chuyện con sáo nhà Bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện sự tích con bìm bịp (chỉ khi con chim này kêu, chim dữ mới ra mặt)

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 113,114: Lao xao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 29: 
TIẾT 113, 114
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đăc trưng của thiên nhiên ở một miền quê miền Bắc.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc –hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
 3. Thái độ: G/d hs biết yêu quý những loài vật có ích trong thiên nhiên.
II. Phương pháp: Hỏi đáp, qui nạp.
III. Chuẩn bị:	
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : 
Bài “Lòng yêu nước” của rác giả nào?
Em hãy tìm sự lý giải của tác giả ngọn nguồn của lòng yêu nước? Nêu ý nghĩa.
	2/ BÀI MỚI :
Giới thiệu bài : Bức tranh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, hình ảnh con người ở làng quê tạo nên một vẻ đẹp và giàu sức sống. Bên cạnh đó, một hình ảnh thật thú vị và độc đáo đó là hình ảnh loài chim ở làng quê được thể hiện trong bài văn “Lao Xao” trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” mà các em sẽ học hôm nay.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Cho HS đọc chú thích dấu * SGK T112
* Hoạt động2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về bài văn.
- GV hướng dẫn cách đọc : chú ý cách diễn đạt của tác giả ở đoạn văn này là cách kể chuyện tự nhiên, lời văn gần như lời nói thường, mang tính khẩu ngữ, câu văn thường ngắn. Khi đọc cần thể hiện được những đặc điểm ấy của lời văn.
GV đọc mẫu một đoạn, cho 2 HS đọc tiếp.
Gọi HS đọc từ đầu … “râm ran”
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1/ Giới thiệu các loài chim :
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả các loài chim.
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
- Phần mở đầu, tác giả gợi tả cảnh làng quê vào thời điểm nào?
à Sau mấy câu mở đầu, gợi tả không gian làng quê lúc chớm hè.
- Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?
à Đoạn văn tả và kể về một số loài chim với cách kể có vẻ như lan man tự do nhưng kì thực lại theo một trình tự khá chặt chẽ.
- Theo em, các loài chim được tả theo mấy nhóm? Hãy tìm xem chúng có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau không?
à Các loài chim được tả theo 2 nhóm và tạo thành 2 đoạn của bài:
 + Đoạn trên tả nhóm các loài chim lành, gần gũi với con người như Bồ Các, Sáo Sậu, Sáo Đen, Tu Hú, …
 + Một nhóm là loài chim ác như: Diều hâu, Quạ, Chim cắt và một loài dám đánh bại lũ chim cắt là chèo bẻo. Đoạn nói về bìm bịp có thể xem là phần chuyển tiếp liên kết giữa 2 đoạn
à Tác giả đã sắp xếp chúng theo từng nhóm loài gần nhau.
- Thảo luận : Vậy cách dẫn dắt lời kể và tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết của tác giả em có nhận xét như thế nào?
à Cách dẫn dắt lời kể và tả, cách xâu chuỗi hình ảnh chi tiết của tác giả có một trình tự khá chặt chẽ và hợp lý với cách dẫn dắt mạch kể khá tự nhiên. Mở đầu là một đoạn văn ngắn gợi tả khung cảnh làng quê vào lúc chớm sang hè với những màu sắc, hương thơm các loài hoa thuộc của làng quê với vẻ rộn rịp, nôn nao của bướm ong. Tiếp đó thì tiếng kêu của bồ các bay ngang qua sân nhà. Tác giả đã dẫn vào một cách tự nhiên đoạn tả và kể về các loài chim.
- Em hãy tìm những dẫn chứng cụ thể miêu tả và kết hợp kể về các phương diện : hình dạng, hoạt động và đặc điểm tập tính của từng loài chim?
 a/ Loài chim lành : Bồ các thì tiếng kêu các các, Sáo sậu, sáo đen hót được mùa. Con Tu hú to nhất họ, nó kêu tu hú là mùa tu hú chín.
 b/ Loài chim ác : + Con diều hâu nó có cái mũi khoằm … vừa đạp diều hâu … chèo bẻo lao vào đánh con diều hâu … chác chác. Cùng họ với diều hâu là quạ : quạ đen, quạ khoang.
Þ Tác giả kết hợp tả và kể, chủ yếu miêu tả chúng qua các hoạt động, các cuộc đánh nhau giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt với những cuộc giao chiến giữa chúng được miêu tả rất sinh động. Đồng thời kể chuyện con sáo nhà Bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện sự tích con bìm bịp (chỉ khi con chim này kêu, chim dữ mới ra mặt)
- Vậy em hãy nhận xét qua nghệ thuật miêu tả các loài chim trong bài văn này? à Qua sự miêu tả các loài chim, không chỉ thấy tác giả có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê mà chúng ta còn cảm nhận được tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, làng quê ở tác giả. Đặc biệt là nhà văn giữ cho mình được nguyên vẹn cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ, khi kể và tả về thiên nhiên làng quê.
 Bài văn thắm đượm chất văn hóa dân gian. Điều đó không chỉ thể hiện ở việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, đồng dao mà còn ở trong cách nhìn và cảm nhận về một số loài chim quen thuộc.
2/ Chất văn hóa dân gian :
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những chất liệu văn hóa dân gian.
a) Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
b) Nội dung:
- Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng?
 Theo em, cách nhìn và cảm nhận ấy có những gì đặc sắc và có điều gì chưa xác đáng? (điều gì chưa ổn)
à Đây là nét đặc sắc của bài văn, tuy nhiên cũng là điều hơi khó cảm nhận đối với HS. GV cần gợi ý để HS tìm ra lần lượt các yếu tố văn hóa dân gian như đồng dao, cổ tích, thành ngữ, tục ngữ và sau đó, GV chỉ ra màu sắc văn hóa dân gian thấm nhuần trong cách nhìn, cách cảm nhận về các loài chim.
 Những yếu tố văn hóa dân gian trong bài :
+ Đồng dao : Bồ các là bác chim ri
+ Thành ngữ : Dây mơ rễ má …
+ Truyện cổ tích : Sự tích chim bìm bịp … 
 Chất văn hóa dân gian không chỉ thể hiện ở các yếu tố trực tiếp như đã kể trên mà còn thấm đượm vào cái nhìn và cảm xúc của người kể về các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông là những thiện cảm hoặc ác cảm đối với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người (Vd: các nhận xét về Bìm bịp, Chèo bẻo). Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học. VD: từ chuyện sự tích chim Bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim dữ, chim ác mới ra mặt hay từ câu thành ngữ “kẻ cắp gặp bà già” và cách gọi chèo bẻo là kẻ cắp rồi nhận xét rằng người xấu đã trở thành người tốt thì tốt lắm.
III/ TỔNG KẾT :
* Hoạt động 5: GV giúp HS tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.
- Bài văn đã cho em những hiểu biết gì về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim? (ghi nhớ SGK T113)
 Þ Dựa vào phần ghi nhớ, GV tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn.
IV/ LUYỆN TẬP : 
* Hoạt động 6: GV gợi ý cho HS làm các bài tập.
BT1 : Sưu tầm và chép lại một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu thơ nói về các loài chim.
Ca dao : - Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
 Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thơ : - Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế 
BT2 : Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
I. Tìm hiểu chung:
 1. TG: DK(1934-1993) quê Bắc Ninh, nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
 2. TP: Trích từ “Tuổi thơ im lặng”
II.Đọc –hiểu văn bản:
1/ Giới thiệu các loài chim :
a/ Loài chim lành :
- Bồ các thì tiếng kêu “các các”
- Sáo sậu, Sáo đen hót mừng được mùa.
- Con Tu hú kêu “tu hú” là mùa tu hú chín
Þ Liệt kê những loài chim gần gũi với người
b/ Loài chim ác :
- Con diều hâu có cái mũi khoằm, khi nghe tiếng nó rú lên tất cả gà con chui vào cánh mẹ.
- Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn … ăn thịt bồ câu.
- Cuộc giao chiến giữa chèo bẻo với diều hâu và chim cắt diễn ra rất sinh động.
Þ Miêu tả đặc sắc cụ thể vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ các loài chim ở vùng quê.
2/ Chất văn hóa dân gian :
Những yếu tố văn hóa dân gian trong bài
- Đồng dao : Bồ các là bác chim ri, Chim ri là dì sáo sậu, Sáo sậu là cậu sáo đen, Sáo đen là em Tu hú, Tu hú là chú Bồ các.
- Thành ngữ : Dây mơ, rễ má; kẻ cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn ...
- Truyện cổ tích : Sự tích chim Bìm bịp; Sự tích chim chèo bẻo.
Þ Màu sắc văn hóa dân gian thấm nhuần trong cách nhìn, cách cảm nhận về loài chim.
 *Nghệ thuật:
-Miêu tả tự nhiên và sinh động.
- Sử dụng yếu tố dân gian: đồng giao, thành ngữ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
-Sử dụng phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn đối tượng được miêu tả.
*Ý nghĩa văn bản:
Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở vùng quê nước ta, đồng thời cho thấy mới quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước.
III/ TỔNG KẾT :
Ghi nhớ : (SGK T113)
4/ CỦNG CỐ :HS học phần ghi nhớ
	5/ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ SOẠN BÀI MỚI:
 * - Đọc văn bản nhớ lại các chi tiết, hình ảnh miêu tả tiêu biểu về các loài chim.
 - Nhớ được các câu đồng giao thành ngữ trong văn bản.
 - Tìm thêm các văn bản khác viết về làng quê Việt Nam.
 * - Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt
 + Học 4 phép tu từ : So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Phó từ, các thành phần chính của câu; Câu tường thuật đơn; câu tường thuật đơn có từ là.
 + Chú ý các bài tập trong SGK
 + Học thuộc các khái niệm, các kiểu câu.

File đính kèm:

  • doct113,114.doc
Giáo án liên quan