Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 102: Tập làm thơ bốn chữ

* Hoạt động 2: (20)GV giới thiệu một vài đặc điểm của thể thơ 4 chữ.

- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2 thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, đặc biệt là vè.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 102: Tập làm thơ bốn chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 102. TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ 
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Một số đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
 - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ 4 chữ nói riêng.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được thể thơ 4 chữ khi đọc và học thơ ca. 
 - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ.
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ 4 chữ vào việc tập làm thơ 4 chữ.
 3. Thái độ: Vấn đáp.
II. Phương pháp: Vấn đáp, qui nạp.
III. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	1/ KIỂM TRA BÀI CŨ : (3’)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài thơ của HS
	2/ BÀI MỚI :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : (1’)Trong bài thơ “Lượm”, các em đã học đây là loại thơ kể chuyện và thuộc thể thơ 4 chữ. Vậy thể thơ 4 chữ thường gieo vần và nhịp như thế nào? Tiết học hôm nay các em sẽ hiểu rõ.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
* Hoạt động 2: (20’)GV giới thiệu một vài đặc điểm của thể thơ 4 chữ.
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2 thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, đặc biệt là vè.
2/ Thuật ngữ cần nắm :
* Một vài thuật ngữ cần nắm :
- Vần lưng : gọi là yên vận là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ : 
Trong xanh ánh mắt
Trong vắt nhãn lồng
Chim ăn nhãn ngọt
Bồi hồi nhớ ông
 (Hương nhãn_Trần Kim Dũng)
- Vần chân : còn gọi là cước vận à gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
Vd : Nghe vẻ nghe ve
 Nghe vè các rau
 Thứ ở hỗn hào
 Là rau ngành ngạnh
 Trong lòng không chánh
 Vốn thiệt tâm lang
 Đất ruộng bò ngang
 Là rau muống biển (vè rau)
- Gieo vần liền : khi các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu
Vd : Trâu hỡi trâu ơi !
 Cỏ non trâu xơi .
- Gieo vần cách : các vần tách ra không liền nhau.
Vd : Mấy mùa hè đến
 Bao mùa đông sang
 Cành non vẫy gọi
 Lá xanh ngút ngàn
- Gieo vần hỗn hợp : gieo vần không theo trật tự nào.
Vd : Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt /Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch / Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng…
* Hoạt động 3: (9’)GV hướng dẫn HS làm bài tập
Phương pháp: Hỏi đáp + Quy nạp
Nội dung:
- Gọi HS làm bài tập 1 trong SGK T84, 85
BT1 : Ngoài bài thơ Lượm đã học, em còn biết bài thơ, đoạn thơ 4 chữ nào khác không? Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó ?
BT2 : Tìm vần chân, vần lưng trong đoạn thơ:
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi 
 (Xuân Diệu)
BT3 : Trong 2 đoạn thơ, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách :
BT4 : Đoạn thơ chép sai hai chữ có vần em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng 2 chữ : “sông, cạnh” sao cho phù hợp 
* Hoạt động 4:(8’) GV hướng dẫn HS Tập làm thơ 4 chữ trên lớp.
Bước 1 : Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ đã làm.
Bước 2 : Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được
Bước 3 : Cả lớp góp ý, cá nhân sửa chữa bài làm của mình.
Bước 4 : Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá, nhận xét.
1/ Đặc điểm của thể thơ 4 chữ :
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ
- Nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả
- Có vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách, hay vần hỗn hợp.
- Xuất hiện trong tục ngữ, ca dao và vè …
2/ Thuật ngữ cần nắm :
Vần lưng : còn gọi là yên vận, là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ.
Vd : Aên kỹ no lâu
 Cày sâu tốt lúa
 (vần lưng) (Tục ngữ)
Vần chân : gọi là cước vận, vần được gieo vào cuối dòng thơ.
Vd : Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông kinh thầy
 Có hương sen thơm
 Trong hồ nước đầy
 Có lời mẹ hát
 Ngọt bùi hôm nay …
(Hạt gạo làng ta _ Trần Đăng Khoa)
Gieo vần liền : khi các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu
Gieo vần cách (gián cách) các vần tách ra không liền nhau
Vd : Mười quả trứng tròn
 Mẹ gà ấp ủ
 Mười chú gà con
 Hôm nay ra đủ
 Lòng trắng lòng đỏ
 Thành mỏ thành chân
 Cái mỏ tí hon
 Cái chân bé xíu
 Lông vàng mát dịu
 Mắt đen sáng ngời
 Ơi chú gà ơi !
 Ta yêu chú lắm !
(Mười quả trứng tròn _ Phạm Hổ)
Þ 3 khổ thơ trên có vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.
Gieo vần hỗn hợp: gieo vần không theo trật tự nào.
Vd : Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
II/ LUYỆN TẬP :
Thi làm thơ 4 chữ
1/ Thi làm thơ 4 chữ đã học
(hoặc đã học)
2/ Họa theo thơ
3/ Làm thơ với vần nối tiếp
Trâu !
Trâu hỡi trâu ơi !
Cỏ non trâu xơi
Ruộng sâu trâu cày
Suốt ngày cặm cụi
Trâu chẳng nề hà
Ruộng nhà ruộng bạn
Ruộng cạn ruộng nông
Ruộng công ruộng tư
Mình trâu gánh vác
Nhà cô nhà bác
Thóc lúa đầy bồ
Khoai ngô đầy thúng
Mọi người ấm no
Không lo đói rét
Mùng ba ngày tết
Có nếp có tẻ
Sức khỏe dồi dào
Nhờ công trâu đấy
Cỏ non thơm ngấy
Trâu dậy mà xơi
Nghỉ ngơi cho khỏe
Hoạt động 5: (4’) Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới.
 *-Nhắc lại đặc điểm của thơ 4 chữ.
 - nhớ một số kiểu văn bản.
 - Nhận diện được thể thơ 4 chữ.
 - Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ 4 chữ.
 *-Soạn bài: Cô Tô
+ Đọc và tìm hiểu bài, trả lời các câu hỏi trong SGK T91
+ Tìm bố cục văn bản
+ Tìm hiểu phần ghi nhớ (nội dung và nghệ thuật)

File đính kèm:

  • doct102.doc
Giáo án liên quan