Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 100: Mưa

- Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả như thế nào?

 Miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết về hình dáng, hoạt động, động tác của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa được quan sát, cảm nhận bằng mắt và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế trẻ thơ và độc đáo cùng với sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú. (Khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước)

VD : Cỏ gà rung tai _ Nghe _ Bụi tre _ Tần ngần _ Gỡ tóc ông trời _ Mặc áo giáp đen _ Ra trận Sấm _ ghé xuống sân _ Khanh khách cười

- Nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là gì?

 Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và rất chính xác. Những hình ảnh nhân hóa đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 100: Mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 100. Văn bản: MƯA 
 Trần Đăng khoa
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
 - Nét đặc sắc của bài thơ: Sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
 - Đọc –hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, ẩn dụ trong bài thơ.
 - Trình bày suy nghĩ về thiên nhiên, con người trong làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
 3. Thái độ: G/d hs lòng yêu quí và bảo vệ thiên nhiên đất nước.
II. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, qui nạp,…
III. Chuẩn bị:
GV : Nghiên cứu bài à Soạn bài
HS : Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :(5’)
Em hãy đọc bài thơ “Lượm” và cho biết ý nghĩa của bài thơ ?
 2/ BÀI MỚI :
Hoạt động 1: (1’)A/ Giới thiệu bài : Hôm nay, ta sẽ làm quen với một cây bút thiếu nhi làm thơ rất nổi tiếng, đó là Trần Đăng Khoa, bài “Mưa” được tác giả viết năm 1967 khi ấy tác giả mới 9 tuổi. Thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước. Bài thơ “Mưa” cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
* Hoạt động 2: (7’)GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung.
- Theo em bài này thuộc thể thơ gì? Nhịp điệu của bài thơ có gì đặc biệt?
Þ Thể thơ tự do, cùng với nhịp nhanh dồn dập và những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa rào mùa hè.
- Bài thơ miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
Þ Miêu tả theo trình tự thời gian và qua các trạng thái, hoạt động của sự vật và loài vật từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.
 + Từ đầu đến “Đầu tròn trọc lốc” là quang cảnh lúc sắp mưa với những hoạt động trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật.
 + Từ “Chớp _ Rạch ngang trời” đến “cây lá hả hê” là cảnh miêu tả sự vật trong cơn mưa.
 + 4 dòng cuối làm nổi bật hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.
* Hoạt động 3: (10’)GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ 
1/ Trước cơn mưa :
- Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả như thế nào?
à Miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết về hình dáng, hoạt động, động tác của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa được quan sát, cảm nhận bằng mắt và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế trẻ thơ và độc đáo cùng với sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú. (Khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước)
VD : Cỏ gà rung tai _ Nghe _ Bụi tre _ Tần ngần _ Gỡ tóc … ông trời _ Mặc áo giáp đen _ Ra trận … Sấm _ ghé xuống sân _ Khanh khách cười…
- Nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là gì?
à Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi và rất chính xác. Những hình ảnh nhân hóa đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ khẩn trương.
 2/ Trong cơn mưa :
* Hoạt động 4: (10’)GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình ảnh con người ở đoạn thơ cuối.
- Hình ảnh con người ở đây là người cha đi cày về (một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê) đã hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, chớp của trận mưa.
- Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương à dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
* Hoạt động 5: (12’)GV hướng dẫn HS tổng kết về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
 Ghi nhớ SGK T81
I/ Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả: sinh 1958, năng khiếu thơ được bộ lộ rất sớm(tiểu học): tập thơ đầu tay được in 1968, khi ông 10 tuổi.
2.Tác phẩm: được in trong tập thơ: Góc sân và khoảng trời.
II/ Đọc –hiểu văn bản:
a/ Trước cơn mưa :
- Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
- Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
- Kiến hành quân đầy đường.
à Nhân hóa các sự vật như những người chiến sĩ tham gia hành quân chiến đấu với kẻ thù 
Sấm _ khanh khách cười _ cây dừa_ sãi tay _ bơi _ ngọn mùng tơi nhảy múa.
Þ Nhân hóa, ẩn dụ : cảm nhận hồn nhiên, mới lạ, độc đáo của trẻ thơ.
 b/ Trong cơn mưa :
- Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Þ Hình ảnh khoa trương vẻ đẹp hiên ngang, lớn lao của con người trước thiên nhiên.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.
- Sử dụng phép nhân hóa, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tề và độc đáo.
3. Ý nghĩa văn bản:
 Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chắc của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quí của mình.
* GHI NHỚ: SGK - T81
Hoạt động 6:(5’) Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
 * - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Hiểu được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong bài thơ.
 - Đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa.
 * - Chuẩn bị bài : Hoán Dụ
+ Đọc các đoạn trích sgk.
+Nắm được yêu cầu của từng ví dụ.
+Trả lời các câu hỏi vào vở bài soạn theo yêu cầu của GV.

File đính kèm:

  • doct100.doc