Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn Ngữ pháp về câu

Câu 6 :Trong những câu sau, câu có chủ ngữ không phải là danh từ là:

 A.Hương là một bạn gái chăm ngoan.

 B.Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

 C.Làng tôi có cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay.

 D.Cái lưng của bà tôi đã còng.

Đáp án: Mức độ:

Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án B

Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.

Câu 7 : Nếu viết: Là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi thì câu văn mắc lỗi :

 A.Thiếu chủ ngữ.

 B.Thiếu vị ngữ.

 C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

 D. Dùng từ không chính xác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn Ngữ pháp về câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN NGỮ VĂN 6
Chủ đề: Ngữ pháp – Câu .
I. MỤC TIÊU
1. KiÕn thøc
 HS biÕt ®­îc: 
	+ Hiểu thÕ nµo lµ thµnh phÇn chÝnh vµ thµnh phÇn phô cña c©u.
	+ HiÓu thÕ nµo lµ chñ ng÷ vµ vÞ ng÷.
	+ HiÓu thÕ nµo lµ c©u trÇn thuËt ®¬n. 
2. KÜ n¨ng
	+ Biết c¸ch ch÷a c¸c lçi vÒ chñ ng÷ vÞ ng÷ trong c©u.
	+ BiÕt c¸c kiÓu c©u trÇn thuËt ®¬n th­êng gÆp.
	+ BiÕt c¸ch sö dông c©u trÇn thuËt ®¬n trong nãi vµ viÕt, ®Æc biÖt lµ trong viÕt v¨n tù sù vµ miªu t¶.	
3. Thái độ
- Có ý thức hợp tác, tự giác học tập.
- Hứng thú, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng năng lực hướng tới.
- Năng lực giao tiếp
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ .
-Năng lực tự học, sáng tạo
-Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực hợp tác
II. BẢNG MÔ TẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Các thành phần chính của câu
- Nhận biết được các thành phần chính của câu.
- Hiểu thế nào là hai thành phần chính của câu 
- Biết cách sử dụng câu đủ hai thành phần.
- Vận dụng câu đủ hai thành phần để tạo lập văn bản.
Câu trần thuật đơn.
- Nhận biết và nhớ được đặc điểm ngữ pháp và tác dụng của câu trần thuật đơn
- Bước đầu phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu tác dụng của việc dùng câu trần thuật đơn trong văn bản.
- Biết cách sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
- Biết cách đặt câu và sử dụng trần thuật đơn trong tạo lập văn bản.
Câu trần thuật đơn có từ là.
HS nhận biết được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
HS nhận diện được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
-HS biết đặt câu và sử dụng câu trần thuật đơn có từ là trong tình huống giao tiếp cụ thể
-Biết viết đoạn văn theo chủ đề trong đó có sử dụng các kiểu câu trần thuật đơn có từ là phù hợp.
Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Hiểu được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Nhận biết các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- HS nhận diện được câu trần thuật đơn không có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn không có từ là trong văn bản. 
- Phân biệt câu trần thuật đơn có từ là với câu trần thuật đơn không có từ là
- HS biết đặt câu và sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là trong tình huống giao tiếp cụ thể. 
- Biết viết đoạn văn theo chủ đề trong đó có sử dụng các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là phù hợp.
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
 Nhận biết được các lỗi do đặt câu do thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
Hiểu được nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa lỗi.
Phát hiện lỗi và sửa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ vị ngữ trong diễn đạt.
Đặt câu đúng ngữ pháp và sử dụng viết đoạn văn.
III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CẤP ĐỘ TƯ DUY.
1.Câu hỏi bài tập mức độ nhận biết.( 5 câu – mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1:Vị ngữ của câu không trả lời cho câu hỏi:
	A. Làm gì? 
	B. Ai?
	C. Như thế nào?
	D. Làm sao?
Đáp án:Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án B 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 2: Chủ ngữ của câu không thể có cấu tạo là:
	A. Danh từ.	
	B. Động từ.
	C. Đại từ.
	D. Phó từ.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án D 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 3:Trong những câu sau câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ là:
	A. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.	
	B. Bồ Các là bác chim Ri.
	C. Vua phong cho chàng là Phù Đổng Thiên Vương.
	D. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.	
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án C 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 4:Trong các câu sau, câu miêu tả là:
 A. Em gái tôi tên là Kiều Phương.	
	B. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
	C. Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm 1898.
	D.Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án B 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 5 : Nếu viết: Là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi thì câu văn mắc lỗi :
 A.Thiếu chủ ngữ.	
	B.Thiếu vị ngữ.
	C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
	D.Dùng từ không chính xác.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án A 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
2.Câu hỏi bài tập mức độ thông hiểu. ( 5 câu – mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 6 :Trong những câu sau, câu có chủ ngữ không phải là danh từ là:
 A.Hương là một bạn gái chăm ngoan.	
	B.Tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
	C.Làng tôi có cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay.
	D.Cái lưng của bà tôi đã còng.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án B 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 7 : Nếu viết: Là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi thì câu văn mắc lỗi :
 A.Thiếu chủ ngữ.	
	B.Thiếu vị ngữ.
	C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
	D. Dùng từ không chính xác.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án A 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 8 : Câu: “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm” là câu trần thuật đơn có từ là đúng hay sai?
 A.Đúng.	
	B.Sai.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án B 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 9: Trong các câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn:
 A. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.	
	B.Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời.
	C.Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.
	D.Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án C 
Không đạt: HS chọn các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
Câu 10: Câu văn : “Cứ một tờ báo ra hàng ngày mỗi số 48 trang.” đã mắc lỗi :
 A. Câu thiếu chủ ngữ.	
	B. Câu thiếu vị ngữ.
	C. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
	D. Câu sai về nghĩa.
Đáp án: Mức độ: 
Đạt tối đa :HS lựa chọn đúng phương án C 
Không đạt: HS chọ các phương án còn lại, hoặc không chọn phương án nào.
3. Câu hỏi ở mức độ vận dụng
3.1. Vận dụng ở cấp độ thấp: 
Câu 1: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a.(…) Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mỹ oanh liệt và oai hùng.
 (Theo Thuý Lan) 
b. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi,nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai vững chắc.
 (Theo Thuý Lan)
Đáp án: 
a.Mức độ: Đạt tối đa : 
 Trạng ngữ: Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh
 Chủ ngữ: lòng tôi
 Vị ngữ: lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mỹ oanh liệt và oai hùng.
 Đạt chưa tối đa: Xác định đúng CN, VN hoặc TN
 Không đạt:Xác định sai	
b.Mức độ: Đạt tối đa : 
 Trạng ngữ: Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi,nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ 
 Chủ ngữ:tôi
 Vị ngữ: cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai vững chắc.
Đạt chưa tối đa: Xác định đúng CN, VN hoặc TN
 Không đạt:Xác định sai	
Câu 2: (1 điểm) Các câu sau sai ở chỗ nào? Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa. 
Chiếc xe đạp của Thuý bon bon chạy trên đường và hát vang bài hát.
Cầu thang đưa em đến tận cửa phòng học ở gác hai rồi tiến vào lớp?
Đáp án.
a. Mức độ:
 + Đạt tối đa:Lỗi sai:Chiếc xe đạp không thể hát vang bài hát được.
 Chữa: Thuý vừa đạp xe vừa hát …
 + Chưa tối đa : Phát hiện lỗi sai nhưng chưa chữa đúng
 + Không đạt: Không phát hiện ra lỗi sai và không nêu được cách chữa đúng.
b. Mức độ:
 + Đạt tối đa:Lỗi sai: Cầu thang không thể tiến vào lớp .
 Chữa: Em theo cầu thang lên gác đến tận cửa phòng học …
 + Chưa tối đa : Phát hiện lỗi sai nhưng chưa chữa đúng
 + Không đạt: Không phát hiện ra lỗi sai và không nêu được cách chữa đúng.
3.2. Vận dụng ở mức độ cao:
Câu 1: (1 điểm)
a. Đặt 1 câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu về người bạn thân. 
Đáp án :Mức độ:
 + Đạt tối đa: Đặt câu đúng với yêu cầu về ngữ pháp và nội dung.
 + Chưa tối đa : Đặt câu đúng với yêu cầu về ngữ pháp hoặc nội dung.
 + Không đạt:Không đặt được câu hoặc đặt câu sai.
b. Đặt 2 câu có đủ hai thành phần chính để tả về người bạn thân. 
Đáp án :Mức độ:
 + Đạt tối đa: Đặt 2 câu đúng với yêu cầu về ngữ pháp và nội dung.
 + Chưa tối đa : Đặt 1 câu đúng với yêu cầu về ngữ pháp và nội dung.
 + Không đạt:Không đặt được câu hoặc đặt câu sai
Câu 2:(4,5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) tả người bạn thân của em trong đoạn có sử dụng 3 ba câu đã đặt ở bài tập 1.
 Đáp án :Mức độ:
 + Đạt tối đa:Viết được đoạn văn đúng về hình thức, đủ về dung lượng, đảm bảo nội dung theo yêu cầu có sử dụng 3 câu đã đặt một cách hợp lí đồng thời các câu trong đoạn phải đúng về ngữ pháp.
 + Chưa tối đa : Viết được đoạn văn đúng về hình thức, đủ về dung lượng nhưng còn mắc lỗi về nội dung hoặc có câu chưa đúng về ngữ pháp.
 + Không đạt:Không viết được đoạn văn hoặc viết không đúng theo yêu cầu.
NỘI DUNG THỰC HÀNH TẬP HUẤN ĐỔI MỚI KTĐG
THEO 
Ngữ văn

File đính kèm:

  • docChu de Ngu phap va cau.doc