Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 24

*Tác dụng của phép so sánh:

+Đối việc miêu tả sự vật,sự việc:

Tạo ra những hình ảnh cụ thể,sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả (hình dung được những cách rụng khác nhau của chiếc lá )

+Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết: Tạo ra những lối nói hàm xúc ,giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm của người viết,người nói ở đây thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.

-HSTL.

 

doc17 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhiên hùng vĩ ,oai nghiêm ,lặng lẽ ngàn đời và dường như vừa báo trước một khúc sông nguy hiểm vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác .
-HS đọc .
-“Dượng Hương Thư sai nấu cơm ,có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở .Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt sẳn sàng “
-Đây là đoạn sông hiểm trở có nhiều thác dữ (nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn)
-Học sinh đọc đoạn văn :”Dượng Hương Thư đánh trần …lại hoà phước “
-Những động từ :”trụ ,ghì ,phóng ,uốn “được sử dụng rát chính xác phù hợp với công việc nặng nhọc ,khẩn trương của người lái ,người chèo .
-Từ “vùng vằng “được tác giả sử dụng thật hay ví nó diễn tả sự cố gắngchóng chọi của co người ,sự ngang ngược của con sông thác ,sự khó bảo của con thuyền.
-Đoạn sông vô cùng hiểm trở.
-Chú hai vứt sào …dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững , cây to mọc lúp xúp ,đồng ruộng lại mở ra. Qua các hình trên ta nhận thấy đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng dường như đã bớt hiểm trở.
-Vị trí quan sát trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ .
-Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên va hoạt động của con người một cách linh hoạt .
-Cần lựa chọn vị trí quan sát, miêu tả cho phù hợp .
-HS xem lại .
-HS:Ngoại hình gân guốc, chắc chắn cởi trần như một pho tượng đồng đúc; các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nẩy lửa. Động tác mạnh khoẻ dứt khoát:co người phóng chiếc sào xuống dòng sông rộng nghe một tiếng “soạc” rất mạnh,ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại..
HS:So sánh “như pho tượng đồng đúc”
=>Thể hiện nét ngoại hình gân guốc,vững chắc của nhân vật.
+So sánh “Giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ”
=>Gợi ra sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với hình ảnh DHT ở nhà,nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường,nhưng lại dũng mảnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc,trong khó khăn thử thách.
HS: DHT là người khiêm tốn nhu mì đến nhút nhát trong đời thường,nhưng dũng mảnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc,trong khó khăn thử thách.
HS:Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mảnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
+Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hò đám con cháu tiến về phía trước.
-HS:Với câu trước tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mảnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước(chuyển nghĩa theo phép ẩn dụ):thiên nhiên như càng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
-HS:Với câu sau,tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu(chuyển nghĩa theo cơ cấu hoán dụ):thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách gay go để tiến về phía trước.
-HS:Nỗi lo âu,vui mừng phấn khởi của chính tác giả hay đó cũng là của mọi người dân lao động.
-Hs: tác giả dùng phương thức miêu tả nhằm làm nổi bật hình ảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
- So sánh, nhân hóa.
-Hs: suy nghĩ trả lời.
-HS:VB “Vượt Thác” miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông,cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn,hùng vĩ.Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động ở đây.
 -Hs trả lời.
I.Phân tích:
1. Nội dung:
1.1.Bức tranh thiên nhiên (Dòng sông và hai bên bờ) được miêu tả trong bài:
a.Cảnh dòng sông và hai bên bờ ở đoạn 1:
 Dòng sông Thu Bồn rộng ,êm đềm , hiền hòa, thơ mộng.
b.Cảnh dòng sông ở đoạn 2:
 Dòng sông ở đoạn 2 thật vô cùng hiểm trở.
c.Cảnh dòng sông ở đoạn cuối:
-Đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co,giữa những núi cao nhưng dường như đã bớt hiểm trở.
 2. Dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác:
DHT là người khiêm tốn nhu mì đến nhút nhát trong đời thường,nhưng dũng mảnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc,trong khó khăn thử thách.
2. Nghệ thuật:
- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa có hiệu quả.
- Lựa chọn có chọn lọc các chi tiết miêu tả, đặc sắc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng.
III. Ý nghĩa:
 Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, quê hương đất nước, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
+Qua văn bản,em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Đọc tóm tắt nội dung văn bản-học thuộc lòng phần ghi nhớ.
+Làm BT (chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên trong mỗi bài;liệt kê các từ ngữ trong từng văn bản )
+Đọc phần đọc thêm.
b. Chuẩn bị bài mới:
+Soạn bài : “So Sánh” (tt)
*Chú ý: Nắm được hai kiểu so sánh,tác dụng của nó.
c. Bài sẽ trả: So sánh.
 - Em hiểu thế nào là phép so sánh ?Tìm ví dụ.
=>Cảnh thiên nhiên rộng lớn,hùng vĩ,con người dũng mảnh,kiên cường.
Tuần :24. Tiết : 86 
Ngày soạn: 12/01/ 2013 
Bài :21 
 Tiếng Việt: SO SÁNH (tt)
 1 .MỤC TIÊU:
 Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh trong khi nói và viết. 
 1.1.Kiến thức:
Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong khi nói và viết. 
 1.2.Kỹ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được sự so sánh đúng, so sánh hay.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
 1.3. Thái độ:
Hs thêm yêu mến các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong khi nói và viết. 
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án, bảng phụ.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: 
 Em hiểu thế nào là phép so sánh ?Tìm ví dụ.
 Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu xong thế nào là phép so sánh.Hôm nay ta tìm hiểu thêm các kiểu so sánh thường gặp,tác dụng của phép so sánh.
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Tích hợp, qui nạp, gợi tìm, nêu vấn đề.
 b/ Các bước hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. ( 20’)
GV:Gọi Hs đọc mục (1) phần I-sgk.
GV:Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức cùng chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh)
GV:Hãy xác định vế A và vế B từ so sánh trong mỗi phép so sánh ở khổ thơ trên?
GV:Từ ngữ chỉ ý so sánh “là”,”chẳng bằng” giúp ta nhận xét về sự vật ở vế A và vế B như thế nào với nhau ?
GV:Dựa vào ý nghĩa của từ so sánh,em cho biết có mấy kiểu so sánh ?
GV:Tìm thêm những từ so sánh ngang bằng và không ngang bằng ?
*Tác dụng của phép so sánh.
GV:Gọi Hs đọc mục(1) phần II-sgk.
GV:Tìm phép so sánh trong đoạn văn dưới đây.(Theo ngữ liệu sgk)
GV:Trong đoạn văn đã dẫn,phép so sánh có tác dụng gì?
+Đối với việc miêu tả sự vật,sự việc ?
+Đối với việc thể hiện tư tưởng,tình cảm của người viết ?
GV:Qua việc tìm hiểu phần 2,em có kết luận như thế nào về tác dụng của phép so sánh ?
-HS đọc .
-HS:Các phép so sánh như:
(1)
 “Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức cùng chúng con”
(2)
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
+Phép so sánh (1)
-Vế A:Những ngôi sao
-Vế B:Mẹ đã thức
-Từ so sánh:Chẳng bằng
+Phép so sánh (2)
-Vế A: Mẹ
-Vế B: Ngọn gió 
-Từ so sánh: Là 
+Khi sử dụng từ so sánh “chẳng bằng” sự vật nói ở vế A không bằng vế B.
+Khi sử dụng từ so sánh “là” sự vật nói ở vế A ngang bằng sự vật,sự việc ở vế B.
+Có hai kiểu so sánh:
-So sánh ngang bằng.
-So sánh không ngang bằng.
HS:
“Gió thổi là chổi trời
Nước mưa là cưa trời”
 (Tục Ngữ)
=>So sánh ngang bằng.
“Thà rằng ăn bát cơm sau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
=>So sánh không ngang bằng
-HS:
*Các phép so sánh:
+Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn……
Đến phập xuống đất như cho xong chuyện…….
+Có chiếc lá như con chim bị……. 
+Có chiếc lá ….,múa mang……. Thoảng như thầm bảo……
+Có chiếc lá như sợ hãi…..rồi như tới gần……
*Tác dụng của phép so sánh:
+Đối việc miêu tả sự vật,sự việc:
Tạo ra những hình ảnh cụ thể,sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả (hình dung được những cách rụng khác nhau của chiếc lá )
+Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết: Tạo ra những lối nói hàm xúc ,giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm của người viết,người nói ở đây thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
-HSTL.
I.Các kiểu so sánh:
Có hai kiểu so sánh:
1.So sánh ngang bằng:
A là B
2.So sánh không ngang bằng:
A chẳng bằng B.
+Những từ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng: như,tựa,hơn,hơn là,kém,khác……
II. Tác dụng của so sánh:
 So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật,sự việc được cụ thể sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
*Hoạt động 3: Luyện tập. (15’)
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT1
GV:Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây.Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào? Phân tích tác dụng gợi hình,gợi cảm của một phép so sánh mà em biết ?
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT2
GV:Nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt Thác.Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao ?
-HS: Đọc yêu cầu BT1
-HS: Trả lời độc lập.
-HS:Đọc yêu cầu BT2
-HS:Liệt kê.
III.Luyện Tập:
1.Bài tập 1:
a.So sánh ngang bằng(là)
b.So sánh không ngang bằng (chưa bằng)
c.Ngang + không ngang bằng ( như , hơn )
2.Tác dụng của một số phép so sánh:
+Tâm hồn:là sự trừu tượng phi vật thể ,không tri giác được, không định lượng được, khó định tính.
+Một buổi trưa hè: Khái niệm tương đối cụ thể,có thể hình dung bằng kinh nghiệm sống, có cảm xúc gắn với những khái niệm. Đó là một thời gian cụ thể,một không gian đầy nắng, đầy gió, đầy tiếng ve và rực đỏ màu hoa phượng…… Tất cả giúp cho ta hiểu rằng tâm hồn tôi là một tâm hồn nhạy cảm ,phong phú đa dạng,rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và không khỏi bồi hồi với những hoài niệm của một thời trai trẻ hồn nhiên,vô tư đến thanh thiện.
2.Bài tập 2:
+Thuyền rẽ sóng…như đang nhớ
+Như động tác….như cắt
+Dượng Hương Thư như pho tượng ……như hiệp sĩ….
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
+Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ .
+So sánh có tác dụng gì ?
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
+Học thuộc lòng hai ghi nhớ-làm các bài tập còn lại
+Tìm thêm các từ so sánh.
b. Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Chương trình địa phương”
*Chú ý:Một số từ có phụ âm như sgk,tìm thêm…
c. Bài sẽ trả: Không trả.
=>Có hai kiểu so sánh:
-So sánh ngang bằng.So sánh không ngang bằng.
=>So sánh có tác dụng gợi hình,giúp cho việc miêu tả sự vật,sự việc được cụ thể sinh động;vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng,tình cảm sâu sắc.
Tuần :24. Tiết : 87 
Ngày soạn: 12/01/ 2013 
 Bài :21 
TLV: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT ) :
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ (tiếp theo)
CÁC PHỤ ÂM ĐẦU: tr / ch , s / x , r / d / gi , v / d , l / n 
CÁC PHỤ ÂM CUỐI c / t , n / ng 
CÁC NGUYÊN ÂM: i / iê , o / ô
PHÂN BIỆT DẤU: hỏi , ngã
1.MỤC TIÊU:
 - Phát hiện và chữa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
 - Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 1.1.Kiến thức:
 Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.
1.2.Kỹ năng:
 Phát hiện và chữa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
1.3. Thái độ:
	Hs thêm yêu mến từ ngữ địa phương và sử dụng hợp lí.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK địa phương, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: Thông qua.
 Giới thiệu bài: Ở mỗi địa phương có một số từ ngữ phát âm không chính xác dẫn đến học sinh dùng từ sai.Hôm nay ta cùng nhau phân tích những âm mà các em thường bị sai qua tiết chương trình địa phương này.
3.3.Tiến hành bài học: 
 a/ Phương pháp: Luyện tập, tích hợp, gợi tìm, đọc diễn cảm.
 b/ Các bước hoạt động:
1- Làm bài tập chính tả: (10’)
	a) Điền phụ âm đầu thích hợp vào chỗ trống : 
	- …úng tôi đều …úng tuyển. (ch/ tr)
	- …ưa nay …ưa nghe tiếng kẻng. (tr / ch)
	- Nó …èo lên thuyền, cầm lấy …èo, …èo qua nhà Bác Tám. (tr / ch / ch)
	- Kẻ gian dù …ốn đi …ốn nào, công an vẫn …uy tìm được. (tr / ch / tr)
	* Điền phụ âm đầu r / g vào chỗ trống («):
	- Bắt con cá …ô, bỏ …ô …ổ, nó quậy …ồ …ồ.
	- Tôi đưa anh …a sân …a nhé.
	 b) Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
	- Da … nó hồng hào không có … gì ốm cả. (dẻ, vẻ)
	- Nam … quyển … bài tập toán ra xem lại. (giở, vở)
	- Xin … thiệu … các bạn một sản phẩm mới của công ty chúng tôi. (giới, với)
	c) Điền phụ âm cuối vào chỗ trống thích hợp: 
	- Tấ… đấ… tấ… vàng.
	- Bộ đội chặ… đánh địch ở chặ… đường này.
	- Đường bị tắ… nên xe phải tắ… máy dừng lại.
	- Việc nặ… tượng tuy không nặ… nhọc nhưng đòi hỏi phải khéo tay.
 d) Tìm từ theo yêu cầu : 
	- Tìm tên động vật, thực vật bắt đầu bằng phụ âm ch hoặc bắt đầu bằng tr (cá chép, cá tra, con chuột, cây trúc, con trâu …)
	- Tìm tên đồ vật bắt đầu bằng phụ âm ch (chén, chai, chảo, chày …)
	- Tìm tên động vật, thực vật bắt đầu bằng phụ âm đầu s, x (sáo, sâu, se sẻ, sậy, sung, sim, bông súng, xoài, xương rồng …)
2- Bài tập tổng hợp: nghe viết một trong hai đoạn trích sau : (10’)
	a) "Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố ! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ: 
	Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền".
 (Ngô Văn Phú, Luỹ làng)
	b) " Rồi một ngày mưa rào. Mây dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,… Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt". 
 (Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
	Lưu ý : 
	- Khi viết, chú ý các phụ âm đầu tr / ch , s / x , r / d / gi , v / d , l / n , các phụ âm cuối c / t , n / ng , các nguyên âm i / iê , o / ô và dấu hỏi , ngã.
 3- Lập sổ tay chính tả : 
Có nhiều cách thực hiện : so sánh các từ dễ nhầm do lỗi phát âm ( ra sân, sân ga ; trói gô lại, cá rô; văng , quăng ; …) hoặc phân biệt dấu hỏi - ngã … 
Ở đây, chúng tôi gợi ý cho giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân biệt dấu hỏi - ngã trong Tiếng Việt. Do điều kiện khách quan, chủ quan, chúng tôi không thể nào thống kê tất cả quy tắc và ngoại lệ cách viết dấu hỏi - ngã. Vả lại, thời lượng bài này chỉ 1 tiết , không yêu cầu giáo viên hướng dẫn cho học sinh tất cả những vấn đề được nêu ra mà chỉ giúp các em nắm một số quy tắc cơ bản (luật bổng - trầm của từ láy, 7 phụ âm đầu "đặc biệt" của từ Hán Việt gắn liền với dấu ngã) , phần ngoại lệ, có thể vận dụng lồng ghép vào các tiết khác…
PHÂN BIỆT DẤU HỎI - NGÃ : 
1- Đối với từ láy: (5’)
Nhóm bổng : ngang , sắc , hỏi .
Nhóm trầm : huyền, nặng, ngã.
Cấu tạo từ láy trong âm tiết Tiếng Việt theo luật bổng trầm. Nghĩa là một tiếng bổng thì tiếng còn lại cùng cùng nhóm bổng; hoặc một tiếng thuộc nhóm trầm thì tiếng còn lại cũng thuộc nhóm trầm. Nói cách khác, khi 1 tiếng của từ láy mang dấu huyền hoặc nặng thì tiếng kia mang dấu ngã; còn nếu có một tiếng không dấu (thanh ngang) hoặc dấu sắc thì tiếng còn lại thường mang dấu hỏi.
 (Mẹo : Em HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau
 Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào?)
VD1: (nhóm bổng) mê mẩn, ngơ ngẩn, thoai thoải, trong trẻo, lửng thửng, đủng đỉnh, sáng sủa, hắt hủi, lổn nhổn, gắt gỏng, … 
 VD2: (nhóm trầm) trễ tràng, não nùng, mỡ màng, kỹ càng, dễ dàng, bão bùng, hãi hùng, loã xoã, nhũng nhiễu, lẵng nhẵng, lõm bõm, õng ẹo, nũng nịu, quạnh quẽ, rộng rãi, nhão nhẹt, rộn rã, kĩu kịt, …
	* Ngoại lệ (không theo quy luật trên): ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, , trơ trẽn, lam lũ , se sẽ (nhè nhẹ - tính từ, không phải chim se sẻ).
2- Đối với từ Hán Việt: (10’) 
	a/ Từ Hán Việt bắt đầu bằng bảy phụ âm đầu là : m, n, nh, v, l , d , ng thì đi với dấu ngã. Hễ gặp một từ Hán Việt bắt đầu bằng một trong bảy phụ âm trên thì cứ mạnh dạn viết là dấu ngã (mẹo: mình nên nhớ viết là dấu ngã).
	VD: (m) mỹ mãn, mãnh hổ, mã lực, kiểu mẫu,…; (n) truy nã, nỗ lực, trí não,…; 
(nh) nhũng nhiễu, nhẫn nại, nhũ tương, nhãn hiệu, thổ nhưỡng,…; (v) vũ lực, vãng lai, vĩnh viễn, vĩ tuyến, hùng vĩ,…; (l) phụ lão, kết liễu, lễ độ,… ; (d) dã man, dũng cảm, dĩ nhiên,…; (ng) ngỡ ngàng, tín ngưỡng, nghĩa vụ,… 
	* Ngoại lệ : ngải cứu.
	b/ Từ Hán Việt bắt đầu bằng những phụ âm đầu còn lại và nguyên âm thì đi với dấu hỏi. (cảnh quan, hỉ xả, tử trận, kỷ luật, tiểu thuyết, thuỷ quân, hải lý…)
	* Ngoại lệ : có khoảng hơn 30 từ đi với dấu ngã: 
	Kĩ tài, bãi bỏ, bĩ đen
	Hữu bạn, phẫu mổ, tĩnh yên, cữu hòm
	Tiễn đưa, tiễu diệt, trẫm vua
	Trĩ trẻ, trữ cất, huyễn mê, hỗ cùng
	Hỗn loạn, hãm hại, đãng buông
	Quẫn khốn, hữu có, đãng đường thênh thang
	Xã xã, hoãn chậm, quỹ rương
	Suyễn suyễn, quỹ dấu, tiễn tên, tiễn làm
	Hữu phải, cưỡng ép, trĩ chim
	Tuẫn chết, kĩ hát, đễ thuận, sĩ trò.
	Giải thích : 
- Kĩ (tài) : kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo.
- Bãi (bỏ) : bãi công, bãi khoá.
- Bỉ (đen) : bĩ cực, vận bĩ.
- Hữu (bạn) : bằng hữu, chiến hữu.
- Phẫu (mổ) : phẫu thuật , giải phẫu.
- Cữu (hòm) : linh cữu.
- Tiễn (đưa) : tiễn biệt, tống tiễn.
- Tiễu (diệt) : tiễu trừ , tiễu phỉ.
- Trẫm : từ xưng hô do vua tự xưng.
- Trĩ (trẻ) : ấu trĩ .
- Trữ (cất) : tích trữ .
- Huyễn (mê) : huyễn hoặc .
- Hỗ (cùng) : tương hỗ , hỗ trợ.
- Hỗn (loạn) : hỗn hợp, hỗn độn.
- Hãm (hại) : giam hãm.
- Đãng (buông) : phóng đãng.
- Quẫn (khốn) : quẫn bách.
- Hữu (có) : hữu ích, hữu dụng.
- Đãng (đường thênh thang) : quang đãng.
- Xã (xã) : xã hội.
- Hoãn (chậm) : trì hoãn.
- Quỹ (rương) : thủ quỹ.
- Suyễn : là bệnh suyễn.
- Quỹ (dấu) : quỹ tích.
- Tiễn (tên) : hoả tiễn.
- Tiễn (làm) : thực tiễn.
- Hữu (phải) : hữu khuynh, hữu ngạn.
- Cưỡng (ép) : cưỡng hôn, cưỡng dâm.
- Trĩ : là chim trĩ.
- Tuẫn (chết) : tuẫn tiết.
- Kĩ (hát) : ca kĩ, kĩ nữ.
- Đễ (thuận, biết đạo ứng xử) : hiếu đễ.
- Sĩ (trò) : sĩ tử.
4 . Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5’)
 4.1. Củng cố: ( Tổng kết)
	Củng cố theo nội dung bài.
4.2.Dặn dò: ( Hướng dẫn học tập)
a. Bài vừa học:
	+ Hoàn thành các bài tập còn lại.
	+Đọc thêm nhiều văn bản đã học
+Cập nhật một số lỗi dùng từ sai vào sổ tay để nhớ.
b. Chuẩn bị bài mới: Phương pháp tả cảnh.
*Chú ý:
-Vị trí quan sát;đối tượng miêu tả.
c. Bài sẽ trả: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Muốn miêu tả hay cần phải làm gì ?
Tuần :24. Tiết : 88 
Ngày soạn: 12/01/ 2013 
Bài : 21
TLV:PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
1.MỤC TIÊU:
 - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
 - Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
 - Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.
1.1.Kiến thức:
 - Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
 - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
1.2.Kỹ năng:
 - Quan sát cảnh vật.
 - Trình bày những đều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
1.3. Thái độ:
	Hs thêm yêu thể loại văn tả cảnh.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 SGK, giáo án.
 2.2. Chuẩn bị của học sinh:
 SGK, soạn bài ở nhà.
 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 *HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
 3.1.Ổn định:
 3. 2.Kiểm tra: Muốn miêu tả hay cần phải làm gì ?
 Giới thiệu bài: Để viết bài văn tả cảnh hay, gây sự say mê cảu đọc giả thì cần phải biết phương pháp làm bài.Vậy bài học hô

File đính kèm:

  • docVAN 6- TUAN 24.doc
Giáo án liên quan