Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II

I/- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm

 - Tình cảm yêu mến, trân trọng của taccs giẩ dành cho nhân vật Lượm

 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó

 - Nét đặc sắc nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.

2. Kĩ năng

 - Đọc diễn cảm bài thơ( bài thơ tự sự được viết theo thể thơ 4 chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại )

 - Độc - hiểu bài thơ có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

 - Phát hiện à phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.

3. Thái độ

 - Giáo dục học sinh tinh thần yếu mến cảm phục những tấm gương hy sinh anh dũng vì nước quên mình.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐỢC GIÁO DỤC.

 - Kĩ năng tự tin giao tiếp, t duy sáng tạo, quản lí thời gian, xử lí thông tin.

 - Kĩ năng đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề.

III. CHUẨN BỊ

 - GV : TLTK

 - HS : Vở soạn.

 

doc178 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại )
	- Độc - hiểu bài thơ có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
	- Phát hiện à phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
3. Thái độ
	 - Giáo dục học sinh tinh thần yếu mến cảm phục những tấm gương hy sinh anh dũng vì nước quên mình. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục.
	- Kĩ năng tự tin giao tiếp, t duy sáng tạo, quản lí thời gian, xử lí thông tin...
	- Kĩ năng đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề...
III. Chuẩn bị
	- GV : TLTK
	- HS : Vở soạn.
VI. Phơng pháp
	- Thuyết trình, hỏi đáp, viết tích hợp...
V. Tổ chức giờ học 
1/ ổn định tổ chức: ( 1’) sĩ số: 	
2/ Kiểm tra bài cũ. (2’) 
Đọc thuộc lòng 9 khổ thơ đầu trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ ? em cảm nhận được điều gì về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ ? 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
* Khởi động. ( 1')
 Bài thơ “Lượm” của tác giả nào ? Nổi bật h/ả gì ? (Tố Hữu, nổi bật h/ả chú bé Lượm – chú bé liên lạc đáng yêu) 
 Bác Hồ đã nói: " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ 
 Tuỳ theo sức của mình 
 Để tham gia kháng chiến 
 Để gìn giữ hoà bình …” 
 Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, dân tộc ta, thiếu nhi Việt Nam đã tiếp bước cha anh để đóng góp 1 phần công sức nhỏ bé của mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc. 1 trong những em bé đó là … 
* Hoạt động 2: HD học sinh đọc – hiểu VB. 
- Mục tiêu:+ HS đọc đúng văn bản
	 + Hiểu ND,YN của truyện
- Thời gian: 30’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
GV hướng dẫn đọc: Nhịp ngắt 2/2, nhanh phù với từng đoạn. Giọng vui tươi, sôi nổi nhí nhảnh ở đoạn đầu điệp lại ở 2 khổ thơ cuối. 
 Giọng đối thoại giữa 2 chú cháu, ngắt ngừng ở câu thơ đặc biệt có 2 tiếng. 
- GV đọc 1 đoạn – 3 HS đọc tiếp nhận xét, chữa lỗi. 
- Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu. 
- Bài thơ “Lượm” được sáng tác năm nào ? thời kỳ CM ? 
GV: Dùng bảng phụ -> Bố cục 
- Theo em, bài thơ chia làm mấy phần ? ND từng phần ? 
+P1: Đầu … xa dần: Cuộc gặp gỡ của tg’ và Lượm. 
+ P2: Tiếp … giữa đồng: Chuyến công tác cuối và sự hy sinh của Lượm. 
+P3: Còn lại: H/ả Lượm vẫn sống mãi 
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? (4 chữ) 
GV là thể thơ có nguồn gốc ở thể vè dg nhịp thơ 2/2 thích hợp với lối k/c. Đây là bài thơ tự sự kể về 1 sự việc cụ thể. 
- Theo em, câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? lời kể của ai “ ( ngôi 3 - lời tg’) 
- Gọi HS đọc 5 khổ thơ đầu. 
- Đoạn thơ giới thiệu cho ta biết điều gì ? 
- Tác giả gặp Lượm trong h/ả nào ? 
+ Ngày Huế đổ máu. 
- Em hiểu “đổ máu” là cách nói ntn ? 
GV: Là cách nói tên sự vật này = sự vật khác có mối quan hệ tương quan - đó là phép hoán dụ ( sẽ học ở giờ sau) 
- Cách nói đó có tác dụng gì ? 
+ Chiến tranh ác liệt ở Huế 
- Hình ảnh Lượm được tg’ miêu tả ntn ? 
- Vì sao tác giả lại chọn 2 trang phục ấy để miêu tả. 
+ Phù hợp với công việc và hình dáng của Lượm 
 GV: Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ q.thời k/chiến chống Pháp bởi Lượm cũng là 1 chiến sĩ thực sự. 
- Em hiểu “loắt chắt, thoăn thoắt” là gì ? 
+ rất nhanh, vụt chỗ này, vụt chỗ khác. 
- Dáng điệu của Lượm cho thấy điều gì ? 
+ Nhỏ bé nhanh nhẹn và tinh nghịch 
- Cử chỉ của Lượm có gì đáng chú ý ? 
Tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì để miêu tả Lượm. Em hiểu thêm điều gì về chú bé này ? 
- Gặp tác giả, Lượm đã nói gì ? nhận xét về lời nói của Lượm. 
+ Lời nói: Cháu đi liên lạc 
 Vui lắm chú à 
 ở đồn Mang cá 
 Thích hơn ở nhà 
-> Lời nói tự nhiên, chân thật 
- Em cảm nhận được điều gì v chú bé Lượm ? 
+ H/ả Lượm – 1 chú bé liên lạc nhỏ bé, hồn nhiên, say mê với công tác CM. 
- Cho HS đọc đoạn tiếp -> đoạn thơ kể lại điều gì ? 
- Lượm được giao nhiệm vụ gì ? thái độ của Lượm khi nhận nhiệm vụ ra sao ? 
+ Đưa thư thượng khẩn, thái độ: thản nhiên. 
- Nghe tin Lượm hy sinh, tình cảm và tâm trạng của tác giả ntn ? 
- Tác giả hình dung chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm ntn ? 
+ Vụt … hiểm nghèo 
- Em hiểu “vụt” nghĩa là gì ? (rất nhanh) 
- Hình ảnh của Lượm gợi cho em cảm xúc gì ? 
- GV: Bình các hình ảnh … 
- Tại sao tác giả lại hình dung Lượm hy sinh giữa đồng lúa ? 
 GV: Hình ảnh miêu tả vừa hthức, vừa lãng mạn, Lượm ngã trên mảnh đất quê hương tay còn nắm chặt bông lúa. Đất quê hương + bông lúa thơm mùi sữa sẽ ru giấc ngủ dài của Lượm. Thiên thần bé nhỏ ấy sẽ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương và hoá thân vào với thiên nhiên đất nước. 
- Thái độ của tác giả ntn sau khi Lượm hy sinh cách diễn đạt có gì đặc biệt ? tác dụng ? 
- GV cho HS đọc 2 khổ thơ cuối. 
- Tác giả trở lại hình ảnh Lượm ở đầu bài thơ nhằm mục đích gì ? 
+ Lượm hy sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi, hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên nhí nhảnh, yêu đời đã in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. 
- Trong bài thơ tác giả gọi Lượm ntn ? những cách gọi đó khác nhau ra sao ? 
+ Chú bé: thân mật 
 Cháu bé: gần gũi, thân thiết 
Chú đ/c nhỏ: thân thiết, trìu mến 
- Thay đổi cách gọi như vậy có t/dụng gì ? 
+ Tránh sự lặp nhàm chán.
I/ Đọc –thảo luận chú thích. 
1/ Đọc: 
2/ Thảo luận chú thích: 
a) TG: Tố Hữu tên HS là Nguyễn Kim Thành (1920-2000) quê ở Huế 
b) TP: Sáng tác 1949 thời kỳ k/c chống TDP của dt (giai đoạn 1946-1954) in trong tập Việt Bắc.
c) Các chú thích khách. 
II/ Bố cục: 3 phần 
III/ Tìm hiểu văn bản: 
1/ Hình ảnh Lượm và cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu. 
* Hoàn cảnh gặp gỡ 
- “Ngày Huế đổ máu” -> Huế diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch. 
=> H/c bất ngờ 
* Hình ảnh Lượm 
- Trang phục - Cái xắc 
 - mũ ca lô 
- Dáng điệu Loắt choắt từ láy 
 Thoăn thoắt 
 Nghênh nghênh 
-> dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. 
- Cử chỉ … huýt sáo tả thực 
 Như con chim so sánh 
 Cười híp mí 
-> Hồn nhiên, yêu đời 
- Lời nói: Cháu đi liên lạc 
 Vui lắm … 
 Thích hơn ở nhà 
-> Tự nhiên, chân thật 
=> Với thể thơ 4 chữ, nhịp nhanh tác giả đã cho chúng ta cảm nhận về hình ảnh Lượm – 1 chú bé hồn nhiên, vui tươi, say mê với công tác CM. 
2/ Lượm chiến đấu và hy sinh. 
- Đưa thư “thượng khẩn” thái độ thản nhiên -> Lượm nhận nhiệm vụ 1 cách bình thản. 
 Ra thế câu thơ bị ngắt 
 Lượm ơi ! đôi -> dtả sự đau xót đột ngột nghẹn ngào của nhà thơ. 
- Vụt qua mặt trận ĐT 
Đạn bay vèo vèo từ láy 
….
Sợ chi hiểm nghèo câu hỏi tu từ 
-> sự dũng cảm nhanh nhẹn, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 
Cháu nằm trên lúa 
 …. bay giữa đồng
-> Sự hy sinh thiêng liêng cao cả. 
 Lượm ơi, còn không ? (câu hỏi tu từ => Nỗi đau xót ngỡ ngàng không muốn tin rằng Lượm không còn nữa. 
3/ Hình ảnh Lượm còn sống mãi. 
 Chú bé loắt choắt 
 …
 Nhảy trên đường vàng 
-> Khẳng định Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và quê hương.
 * HĐ3: HD học sinh tổng kết – ghi nhớ
- Mục tiêu:+ HS nắm khái quát về ND và NT của văn bản	 
- Thời gian: 5’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
- Cho HS HĐ nhóm C1 – 1’ – yêu cầu 
 Khái quát những nét đặc sắc về ND, NT bài thơ ? 
+ Học sinh thảo luận - đại diện trả lời – NXét 
NT: kết hợp miêu tả, k/cm bộc lộ cảm xúc 
ND: hình ảnh chú bé liên lạc … 
IV/ Ghi nhớ ( sgk 77) 
* HĐ4: Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục tiêu:+ HS đọc đúng văn bản và diễn cảm
- Thời gian: 3’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm bài thơ
V/ Luyện tập: 
 Đọc diễn cảm bài thơ 
4/ Củng cố và hướng dẫn học bài ( 2')
 	- Hình ảnh Lượm để lại trong em những cảm nghĩ gì ? 
	- Học thuộc lòng bài thơ 
	- Làm bài tập viết ngắn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. 
Ngày soạn: 16/3/2011
Ngày giảng: 17/3/2011_6b
 18/3/2011_6a
Ngữ văn – Bài 27 
Tiết 102
 Hướng dẫn đọc thêm 
Mưa
 (Trần Đăng Khoa) 
I/- Mục tiêu: 
1. Kiến thức
	- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
	- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2. Kĩ năng
	- Bước đầu nhận biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
	- Đọc - hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả.
	- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ.
	- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.	 
3. Thái độ
	- Giáo dục tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, lòng yêu quý, trân trọng con người ở miền quê.
II. Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục.
	- Kĩ năng tự tin giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, xử lí thông tin...
	- Kĩ năng đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề...
III. Chuẩn bị
	- GV : TLTK
	- HS : Vở soạn.
VI. Phơng pháp
	- Thuyết trình, hỏi đáp, viết tích hợp...
V. Tổ chức giờ học 
1/ ổn định tổ chức: ( 2’) sĩ số: 	, hát 
2/ Kiểm tra bài cũ. 
Không 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
* Khởi động. 
 Bài thơ “Mưa” của tác giả nào ? miêu tả cái gì ? (TĐ Khoa ; miêu tả cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê ) 
 Sống gần gũi với thiên nhiên, ai chẳng có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên – nhà thơ “nhỏ” TĐ Khoa cũng vậy, đã cảm nhận được những vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc và dùng ngòi bút của mình để sáng tác lên những vần thơ sinh động về thiên nhiên, con người ở làng quê. Để cảm nhận bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người ở 1 làng quê, chúng ta cùng vào bài. 
* Hoạt động 2: HD học sinh đọc và tìm hiểu chung về bài thơ. 
- Mục tiêu:+ HS đọc đúng văn bản
	 + Hiểu ND,YN của truyện
- Thời gian: 34’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- GV hướng dẫn đọc: Nhịp nhanh, dồn dập chú ý các từ ngữ miêu tả. 
- GV đọc 1 đoạn – gọi HS đọc tiếp. 
- Cho 6 HS đọc – nhận xét – sửa lỗi 
- Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Trần Đăng Khoa ? 
- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào ? mùa nào ? 
+ Cơn mưa mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ 
GV: Bài thơ miêu tả cơn mưa theo 2 gđ lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Ngoài ra tác giả còn tả hình ảnh con người. 
- Bài thơ có bố cục 3 phần, em hãy xác định từng phần ? ND. 
1: Từ đầu -> đầu tròn trọc lốc: Trước cơn mưa 
2: Tiếp -> cây lá hả hê: Trong cơn mưa 
3: Còn lại: Hình ảnh con người 
- Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp điệu của bài thơ ? t/dụng ? 
+ Thể thơ tự do với những câu thơ ngắn nhịp nhanh, dồn dập, tả các HĐ khẩn trương, cách gieo vần linh hoạt. 
-> Góp phần quan trọng diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa mùa hạ. 
 GV: Bài thơ không chỉ tả trực tiếp cơn mưa với sám, chớp, nước mưa mà còn tập trung miêu tả hành động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa.
- Hình dáng, trạng thái, hành động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa ? 
 + Cỏ gà … nghe. Bụi tre – tần ngần, gỡ tóc … ngọn m.tới – nhảy múa … ông trời – mặc áo giáp đen, sám, chớp … 
GV: Tác giả đã quan sát, cảm nhận = mắt = cả tâm hồn hồn nhiên tinh tế, rất trẻ thơ và độc đáo cùng với sự T2, liên tưởng phong phú, mạnh mẽ. 
- Con người được nói đến là ai ? ( người cha) hình ảnh đó hiện lên ntn ? biện pháp NT để XD nhân vật ? t/dụng. 
I/ Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ. 
1/ Đọc. 
2/ Tác giả: Trần Đăng Khoa 
 Sinh 1958 quê Hải Dương 
 Có năng khiếu thơ ca từ nhỏ 
3/ Bài thơ: Tả cơn mưa đầu mùa hạ ở vùng ĐB bắc bộ 
4/ Bố cục: 3 phần 
II/ Tìm hiểu bài: 
1/ Tìm hiểu và phân tích NT miêu tả tự nhiên. 
- Thể thơ tự do, câu thơ ngắn, nhịp nhanh góp phần diễn tả sự nhanh, dồn dập của cơn mưa mùa hạ. 
- Biện pháp NT nhân hoá -> trực tiếp miêu tả hành động và trạng thái của mỗi loài trước và trong cơn mưa. 
- Các ĐT, TT làm nổi bật hành động trạng thái, t/chất của sự vật
=> Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả sinh động. 
- TG’ đã quan sát, cảm nhận = mắt = cả tâm hồn, hồn nhiên tế của trẻ thơ cùng sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú. 
2/ Hình ảnh con người: 
- Người cha đi cày về với dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm chớp của trận mưa -> hình ảnh được XD theo lối ẩn dụ khoa trương: Đội sấm - đội chớp - Đội cả trời mưa -> tầm vóc lớn lao và tư thê shiên ngang sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ. 
ơ + -
* Hoạt động 2: HD học sinh tổng kết – ghi nhớ
- Mục tiêu:+ HS nắm khái quát về ND và NT của văn bản	
- Thời gian: 3’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
- Khái quát những giá trị đặc sắc về ND, NT bài thơ 
+ HS nêu, đọc ghi nhớ 
GV chốt kiến thức.
III/ Ghi nhớ ( sgk 81) 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. 
- Mục tiêu:+ HS vận dung kiến thức vào giải quyết bài tập
 - Thời gian:5’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm BT2 dưới dạng 1 đoạn văn. 
+ HS làm trong 6’ - đọc – nhận xét.
IV/ Luyện tập: 
Bài 1: Đọc diễn cảm bài thơ 
Bài 2: Miêu tả cảnh mưa rào ở TP, hay vùng núi, vùng biển hoặc mưa xuân của làng quê
4/Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà : (3’) 
 	- Em thích hình ảnh thơ nào nhất ? 
	- Học thuộc lòng bài thơ. Đọc bài đọc thêm của Tô Hoài 
Ngày soạn: 
Ngày giảng : 
Ngữ văn – Bài 27 
Tiết 103
Hoán dụ 
I/- Mục tiêu: 
1. Kiến thức
	- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
	- Tác dụng của phép hoán dụ.
2. Kĩ năng
	- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thức tế sử dụng tiếng Việt.
	- Bước đầu tạo ra được một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.
3. Thái độ 
	- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng hoán dụ trong nói, viết. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục.
	- Kĩ năng tự tin giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, xử lí thông tin...
	- Kĩ năng đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề...
III. Chuẩn bị
	- GV : TLTK
	- HS : Vở soạn.
VI. Phơng pháp
	- Thuyết trình, hỏi đáp, viết tích hợp...
1/ ổn định tổ chức: ( 1’) sĩ số 	 
2/ Kiểm tra bài cũ. (3’) 
Thế nào là ẩn dụ ? các kiểu ẩn dụ thường gặp ? lấy 1 VD minh hoạ. 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
* Khởi động. 
 GV đưa ra VD: Bàn tay ta làm nên tất cả 
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm 
 Trong các câu trên có sử dụng phép tu từ ẩn dụ không ? 
 Không phải phép ẩn dụ. Vậy “Bàn tay ta” dùng để chỉ bộ phận của cơ thể hay nói đến điều gì. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó. 
* Hoạt động 2: Hình thành cho HS các KN. 
- Mục tiêu:+ HS hiểu hoán dụ là gì ?
	 + Các kiểu hoán dụ
- Thời gian: 25’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
- GV treo bảng phụ – HS đọc 
- Em hiểu “áo nâu - áo xanh” chỉ ai ? 
- “nông thôn, thị thành” trong câu thơ có ý nghĩa gì ? 
+ Chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị. 
- Theo em, “áo nâu … thị thành” với sự vật được chỉ có mối quan hệ ntn ? 
+ Quan hệ giữa đặc điểm t/c’ … 
+ Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. 
- Cách nói như vậy nhằm nói lên điều gì ? tác dụng ? 
+ Khi ta dùng phép chuyển đổi tên gọi. Thay tên gọi sự vật, hiện tượng này = tên gọi sự vật, hiện tượng khác mà giữa nó có mối quan hệ gần gũi, gắn bó -> hoán dụ. 
T/dụng: Tăng sức biểu cảm, tính h/ả làm nổi bật đặc điểm của người, sự vật được nói đến. 
- Em hiểu thế nào là Hoán dụ ? cho 1 VD minh hoạ. 
+ HS nêu các ý trong ghi nhớ - đọc – GV khắc sâu ND ? 
VD: Vì sao ? trái đất nặng ân tình 
 Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh 
 (Tố Hữu) 
- GV treo bảng phụ – gọi HS đọc BT 
- BTa: Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến ai ? (người lao động) 
- Tác giả đã lấy cái gì để thay thế ? 
+ Bàn tay là bộ phận của cơ thể người, tác giả đã lấy bộ phận để chỉ toàn thể ( người LĐ nói chung) 
- BTb: Từ 1,3 thuộc từ loại gì ? 
+ Số từ chỉ số lượng chính xác. 
- Trong câu thơ từ “một, ba” gợi cho em liên tưởng đến cái gì ? ( số lượng ít và nhiều) 
- Nó có quan hệ ntn với sự vật mà nó hiểu thị ?
+ Cụ thể – trừu tượng ( TG’ đã dùng cái cụ thể: 1, 3 để thay thế cho cái trừu tượng: Số ít số nhiều) 
- BTC: “đổ máu: gợi cho em liên tưởng đến sự kiện gì ? (chiến tranh, hy sinh, mất mát) 
- Em hiểu “ngày Huế đổ máu” nghĩa là gì ? 
+ Ngày Huế bắt đầu chiến tranh, k/c chống TDP quay trở lại. 
- Tác giả đã lấy cái gì để thay thế cho cái gì ? 
+ lấy dấu hiệu “đổ máu” để thay cho vật mang dấu hiệu (chiến tranh, xung đột gây đổ máu) 
- GV treo bảng phụ BT phần I 
+ Trở lại BT ở MI: Ta biết người thôn chỉ người nông dân sống ở đó. Thị Thành – chỉ người CN sống ở đó => TG’ đã lấy vật chứa đựng để thay thế cho vật bị chứa đựng. 
- Qua phân tích các VD. Em thấy có các kiểu Hoán dụ thường gặp nào. 
+ HS nêu các ý trong phần ghi nhớ - đọc 
GV khắc sâu nội dung. 
- GV đưa ra 1 ví dụ yêu cầu HS xác định hoán dụ và kiểu hoán dụ. 
 Sống trong cát, chết vùi trong cát 
 Những trái tim như ngọc sáng ngời. 
=> Bộ phận – toàn thể. 
GV: Những tái tim dùng để chỉ những người chiến CM có phẩm chất, Đ2 …
I/ Hoán dụ là gì ? 
1/ Bài tập ( sgk 82) 
* Phân tích ngữ liệu. 
- Nghĩa của các từ 
+ áo nâu: người dân, á/xanh: CN 
+ nông thôn, thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị 
- Mối quan hệ: 
+ Quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với vật có Đ2, t/c đó 
+ Quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng ( những người sống ở đó) 
- Thay tên gọi sự vật hiện tượng này = tên gọi sự vật hiện tượng khác mà giữa nó có mối quan hệ gần gũi, gắn bó -> hoán dụ. 
T/d: tăng sức biểu cảm, tính h/ả 
2/ Ghi nhớ 1 ( sgk 82) 
II/ Các kiểu hoán dụ:
1/ Bài tập ( sgk 83) 
* Phân tích ngữ liệu: 
a) Bàn tay – người lao động. 
=> quan hệ bộ phận – toàn thể 
b) Một - số ít quan hệ
 ba - số nhiều cụ thể - trừu tượng
c) Đổ máu: dấu hiệu 
 Chiến tranh: Vật mang dấu hiệu 
=> Quan hệ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. 
* nông thôn, thị thành: Vật chứa đựng. 
 Người nông dân ở nông thôn 
 Người công nhân ở thành thị 
=> Vật bị chứa đựng. 
3/ Ghi nhớ 2 ( sgk 83) 
ơ + -
* HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập 
- Mục tiêu:+ HSvận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập
- Thời gian: 15’
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, SGK
- Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của BT 
+ Chỉ ra phép hoán dụ và mối quan hệ 
GV cho học sinh HĐ nhóm C2 – 2’ đại diện trả lời – các nhóm khác nhận xét. 
- BT2 yêu cầu giải quyết vấn đ gì ? 
+ So sánh hoán dụ với ẩn dụ 
 GV đọc – HS chép - đổi vở – GV nhắc các lỗi HS hay mắc – sửa
IV/ Luyện tập. 
Bài 1 (sgk 84) chỉ ra phép HD và mối quan hệ 
a) Làng xóm: ND sống trong làng xóm 
-> Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng. 
b) mười năm: t.gian trước mắt cụ thể – trừu tượng 
 trăm năm: T.gian lâu dài 
c) áo chàm: Người Việt Bắc 
-> Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. 
d) Trái đất: nhân loại 
-> Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. 
Bài 2 (84) so sánh hoán dụ với ẩn dụ. 
* Giống: Lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác. 
* Khác nhau: 
- ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng: hình thức, cách thức, phương tiện, phẩm chất, cảm giác 
- HD: Dựa vào quan hệ gần nhau: bộ phận – toàn thể, vật chứa đựng – vật bị chứa đựng, dấu hiệu của SV – SV, cụ thể – trừu tượng 
Bài 3 (84) viết chính tả. 
	4/ Tổng kết và hướng dẫn học bài (1’) 
 	- Thế nào là hoán dụ ? các kiểu hoán dụ thường gặp ? cho 1 ví dụ minh hoạ 
	- Học kỹ 2 ghi nhớ. Viết ĐV có dùng hoán dụ 
	- Chuẩn bị: Tập làm thơ theo yêu cầu trong sgk ( tập làm trước ở nhà) 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn – Bài 27
Tiết 104
Tập làm thơ bốn chữ 
I/- Mục tiêu: 
1. Kiến thức
	- Một số đặc diểm của thể thơ bốn chữ.
	- Các kiểu vần được sử dụng trong bài thơ nói chung và thơ bốn cữ nói riêng.
2. Kĩ năng
	- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca
	- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ
	- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bón chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ
3. Thái độ
	- Giáo dục học sinh ý thức sáng tạo. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
	- Kĩ năng tự tin giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, xử lí thông tin...
	- Kĩ năng đặt mục tiêu, giải quyết vấn đề...
III. Chuẩn bị
	- GV: Tư liệu NV6, bảng phụ 
	- HS: Chuẩn bị bài thơ, SGK, vở viết.
IV. Phương pháp
	- Thuyết trình, hỏi đáp, viết tích hợp...
V. Tổ chức giờ học
	1/ ổn định tổ chức: ( 2’) sĩ số: 	 
2/ Kiểm tra bài cũ.

File đính kèm:

  • docvan 6 hoc ki 2.doc