Giáo án Ngữ văn 6 - Đinh Thị Duyên

? Nêu ý nghĩa câu truyện?

? Đọc truyện, em thấy chi tiết nào thú vị nhất? Vì sao?

? Câu chuyện bồi đắp trong em tình cảm nào?

? Theo em,vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng.

5. Hướng dẫn về nhà.

? Cảm nhận của em về hình tượng Gióng?

? Sưu tầm các bài thơ, văn nói về Thánh Gióng? Ngày nay đất nước đã hoà bình, nối tiếp truyền thống , em nghĩ xem thanh thiếu niên ngày nay cầm phải làm gì?

? Kể lại truyện.

? Chuẩn bị bài tiếp theo: TỪ MƯỢN

 

doc36 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Đinh Thị Duyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là hình ảnh mang tính chất như thế nào?
Chi tiết này có sự đan xen, kết hợp giữa yếu tố hoang đường kỳ ảo của những chi tiết đời thường khiến hình ảnh của người anh hùng thêm gần gũi của chúng ta. Đó là những người anh hùng Việt Nam. Như sau này nhân dân ta dùng chông tre, gậy tầm vông diệt giặc).
? Kết thúc câu chuyện là hình ảnh nào? có ý nghĩa gì
* Hoạt động3.HDHS tổng kết, luyện tập
GV tổ chức HS tổng kết những nội dung chính 
?Hãy khái quát những kiến thức cần nhớ sau khi học xong văn bản?
(Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi).
? Gấp trang sách lại, em hình dung hình ảnh nào của Gióng là đẹp nhất ?
? Truyền thuyết này liên quan đến những sự thật lịch sử nào? ý nghĩa của những chi tiết ấy?
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục:	4 phần.
4. Phân tích.
a. Sự ra đời của Gióng:
b. Sự trưởng thành và chiến công của Gióng:
- Gióng đòi ngựa, roi, giáp sắt để đánh giặc à phải có vũ khí mới thắng được quân thù.
(HS nghe ,cảm nhận)
- Bà con làng xóm gom góp gạo vào nuôi cậu bé ... Gióng lớn nhanh như thổi... vươn vai thành tráng sĩ
-> NT so sánh-> Gióng thành hình ảnh đẹp biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm.
( HS nghe, cảm nhận)
- Gióng ra trận, dùng roi sắt, nhổ tre diệt giặc Ân, roi sắt gãy G nhổ tre tiếp tục đánh giặc
 -> Nghệ thuật kể, tả đan xen tạo nên cảnh tượng đánh giặc của G và nhân dân ta oai phong, lẫm liệt 
à Gióng chính là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử nước ta.
c. Kết thúc truyện.
- Gióng cởi bỏ áo giáp cùng ngựa bay về trời
- Vua cho lập đền thờ , phong là Phù Đổng Thiên Vương
- Làng cháy, tre đằng ngà,những hồ ao …
->Ca ngợi Gióng là người anh hùng làm việc nghĩa, vô tư, không màng danh lợi. Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Khẳng định sức sống của G trong lòng dân tộc
->Giải thích những hiện tượng trên
5. Tổng kết: ghi nhớ: SGK
 * Nghệ thuật:
- Người anh hùng mang nhiều màu sắc thần kì, biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước nạn ngoại xâm
- Sự đan xen giữa các sự kiện lịch sử quá khứ.
* Nội dung, ý nghĩa:
Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc, tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của nhân dân ta
III. LUYỆN TẬP.
- Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ
- Hình ảnh Gióng nhổ tre quật giặc…
* Sự thật lịch sử đằng sau câu chuyện:
- Các vua Hùng
- Các di tích: tên làng, ao hồ, tre ngà
- Các sự kiện: Hội làng Gióng
4. Củng cố:
? Nêu ý nghĩa câu truyện?
? Đọc truyện, em thấy chi tiết nào thú vị nhất? Vì sao?
? Câu chuyện bồi đắp trong em tình cảm nào?
? Theo em,vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng.
5. Hướng dẫn về nhà.
? Cảm nhận của em về hình tượng Gióng?
? Sưu tầm các bài thơ, văn nói về Thánh Gióng? Ngày nay đất nước đã hoà bình, nối tiếp truyền thống , em nghĩ xem thanh thiếu niên ngày nay cầm phải làm gì?
? Kể lại truyện.
? Chuẩn bị bài tiếp theo: TỪ MƯỢN
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 
 Ngày soạn: 26 / 8 / 2014
 Ngày dạy : 06 / 9/2014
TIẾT 6
 Tiếng Việt: TỪ MƯỢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt. 
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
- Sử dụng những từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong khi nói và viết.
B. CHUẨN BỊ :
- Thầy : soạn bài. Phiếu học tập, từ điển Hán Việt
- Trò : đọc, trả lời câu hỏi, SGK, vở ghi
C.PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống mẫu.
- Thực hành có hướng dẫn
- Động não 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cảm nhận của em về hình tượng Gióng?
? Sưu tầm các bài thơ, văn nói về Thánh Gióng? Ngày nay đất nước đã hoà bình, nối tiếp truyền thống , em nghĩ xem thanh thiếu niên ngày nay cầm phải làm gì?
? Kể lại truyện.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1.HDHS Giới thiệu bài: trong vốn từ của mỗi nước đều có sự vay mượn từ của các nước khác để phục vụ mục đích giao tiếp ngày càng phong phú của con người> TV của chúng ta cũng vậy. Vậy TV mượn như thế nào ngôn ngữ nước ngoài? Cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2.HDHS hình thành khái niệm
 +HS đọc ví dụ
? Em hãy giải nghĩa từ"trượng , tráng sĩ" 
( Xem chú thích bài Thánh Gióng)
? Theo em , những từ ấy có nguồn gốc từ đâu?
? Những từ nào mượn từ tiếng Hán?( SD từ điển)? Ngoài ra ta còn vay mượn từ nguồn nào?
? Khi viết từ mượn cần chú ý điều gì?
? Vậy từ tiếng Việt gồm mấy bộ phận ? Nguồn gốc của từ mượn?
(HS đọc Ghi nnớ SGK)
Phiếu học tập: xác định từ Hán Việt trong câu thơ: 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
nề cũ lâu đài, bóng tịch dương.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩ của đoạn văn
? Qua đoạn văn, Bác nhắc nhở ta điều gì khi sử dụng từ mượn?
 * Hoạt động 3.HDHS tổng kết, luyện tập
 HS đọc Ghi nhớ
? Nêu yêu cầu bài tập 1?
 HS lên bảng làm BT
? Bài tập 2 yêu cầu gì?
HS làm miệng
* Phiếu học tập: Các từ: phụ mẫu, phụ tử, huynh đệ, không phận, hải phận là từ mượn của nước nào? Dịch sang từ thuần Việt
- Gợi ý: Tiếng HV: cha mẹ, cha con, anh em, vùng trời, vùng biển.
I. TỪ THUẦN VIỆT VÀ TỪ MƯỢN 
1. Ví dụ:
- Trượng : đơn vị đo độ dài của TQ=3,33m
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn(tráng: khoẻ mạnh, to lớn; sĩ: người được tôn trọng)
2. Nhận xét:
+ Có nguồn gốc từ tiếng Hán
VD: sứ giả ,ti vi , xà phòng ,gan ,điện ,bơm, sứ giả , giang sơn ,…
- Mượn từ các ngôn ngữ khác: ti vi ,xà phòng, in- tơ-nét…
- Những từ đã được Việt hoá cao viết như viết từ thuần Việt 
-Những từ chưa được việt hoá, khi viết cần dùng dấu gạch nối giữa các tiếng.
3. Ghi nhớ: (SGK)
II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ:
1. Ví dụ: Đoạn văn -SGK T 24
2. Nhận xét:
- Chỉ mượn những từ ta không có để làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc
- Mượn từ tuỳ tiện sẽ làm cho ngôn ngữ bị pha tạp , làm mất đi sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
3. Ghi nhớ (SGK)
III. LUYỆN TẬP:
1.Bài tập 1:
a.vô cùng , ngạc nhiên, tự nhiên , sính lễ,
b. gia nhân
c. pôp, in-tơ-net.
2. Bài tập 2:
- khán giả: (khán : xem, giả:người)=> người xem
- thính giả: người nghe(thính: nghe)
- độc người : người đọc(độc : đọc)
4. Củng cố: - Đọc bài đọc thêm SGK
 ? Từ Tiếng Việt gồm mấy bộ phận? Từ thuần Việt là gì? Từ mượn là gì?
 ? Hãy nhắc lại nguồn gốc từ mượn? Khi viết từ mượn cần chú ý điều gì?
 ? Tìm 5 từ mượn được sử dụng trong văn bản Thánh Gióng và giải nghĩa?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Hoàn thiện bài tập 1,2 làm bài tập3,4,5.
 - Đọc bài "Tìm hiêu chung về văn tự sự": tự trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Sưu tầm một số từ mượn và cho biết mượn nước nào?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 
 Ngày soạn : 28 / 8 / 2014
 Ngày dạy : 06/ 9/2014
TIẾT 7 
 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự,kể chuyện,sự việc,người kể.
3. Thái độ:
- Yêu thích văn kể chuyện.
B. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Soạn bài , phiếu học tập.
- Trò: đọc trước bài ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống mẫu: tìm hiểu vai trò và đặc điểm của một số thuật ngữ trong văn bản tự sự
- Thực hành có hướng dẫn: Nhận ra được phương thức tự sự của văn bản và ý nghĩa của văn bản. Tái hiện, phân tích được trình tự các sự việc.
D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Từ Tiếng Việt gồm mấy bộ phận? Từ thuần Việt là gì? Từ mượn là gì?
? Hãy nhắc lại nguồn gốc từ mượn? Khi viết từ mượn cần chú ý điều gì?
? Làm bài tập
3. Bài mới:
* Hoạt động 1.HDHS Giới thiệu bài: 
Lấy các văn bản làm ví dụ dẫn vào bài mới: Lấy 2 đề văn: Em hãy tả về một người bạn tốt và Em hãy kể về một người bạn tốt để so sánh dẫn vào bài
Hoạt động của thầy
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 2.HDHS hình thành khái niệm
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống SGK
? Theo em gặp tình huống như vậy, người nghe muốn biết điều gì?
? Người kể phải làm gì?
? Muốn cho biết Lan là người bạn tốt , phảI kể những việc như thế nào về Lan?
? Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự, truyện cho ta biết điều gì? Hãy liệt kê sự việc của truyện?
 GV :Bảng phụ
- Bà mẹ ra đòng ướm vết chân lạ về nhà thụ thai ,sinh ra ccậu bế khôi ngô lên 3 mà vẫn không biết nói, cười
 - Giặc Ân xâm lược ,thế giặc mạnh , vua cần người hiền tài ra giúp nước.
-Gióng cất tiếng nói đòi đi dánh giặc,
- Gióng yêu cầu chuẩn bị về vũ khí,
- G ăn khoẻ và lớn nhanh như thổi,
- G ra trận , phá giặc Ân
- Thắng giặc , Gióng về trời 
- Vua nhớ công ơn và lập đền thờ,những truyền thuyết về Gióng
? Vậy em hiểu thế nào là văn bản diễn đạt theo phương thức tự sự? 
 - HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3.HDHS tổng kết
I. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ:
1.Tình huống(SGK)
- Người nghe muốn biết nội dung câu chuyện
- Người kể phải kể được diễn biến câu chuyện
- PhảI kể được nhữn việc làm tốt của Lan với bạn bè ,…
- Truyện giúp ta hiểu toàn bộ nội dung diễn biến sự việc (8 sự việc)
*Diễn biến sự việc:
- Sự việc xảy ra nối tiếp, liên tục, bổ sung, giải thích cho nhau, dẫn đến kết truyện ,bộc lộ ý nghĩa
* ý nghĩa: Nhân dân ta muốn ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Gióng
* Thái độ : Khen ngợi tài năng của nhân vật 
2. Nhận xét : là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa-> Tự sự
3. Ghi nhớ: SGK T28.
4. Củng cố :
? Thế nào là văn bản tự sự ? Mục đích của phương thức tự sự là gì?
A. Trình bày diễn biến sự việc
B. Tái hiện những trạng thái của sự vật hiện tượng
C. Bày tỏ tình cảm ,cảm xúc
D. Nêu ý kiến nhận xét ,bàn luân.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học ghi nhớ 
- Hoàn thiện bài tập 1, làm bài tập 2
- Đọc trước bài tập 3,4,5
- Soạn bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 
TIẾT 8 Ngày soạn: 28/ 8/ 2014 
 Ngày dạy: 10/9/ 2014
 Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ (Tiếp)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận diện văn bản tự sự, bước đầu biết phân tích các sự việc trong văn tự sự.
3. Thái độ: Yêu thích văn tự sự
B. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Giáo án, phiếu học tập
- Trò: đọc trước bài ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Thực hành có hướng dẫn: Nhận ra được phương thức tự sự của văn bản và ý nghĩa của văn bản. Tái hiện, phân tích được trình tự các sự việc.
- Thảo luận
D.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hiểu thế nào là phương thức tự sự ? Đặc điểm của phương thức tự sự? Lấy ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới: Tiết trước các em đã cùng cô tìm hiể chung về về phương thức diễn đạt của văn bản tự sự. Tioết học này cô cùng các em vận dụng để làm bài tập.
Hoạt động của thầy
Kiến thức cần đạt
 * Hoạt động 2.HDHS luyện tập
 GV yêu cầu HS Nhắc lại những kiến thức cơ bản về văn bản tự sự.
? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1?
+HS đọc văn bản 
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
? Phương thức tự sự được thể hiện như thế nào?
? Liệt kê chuỗi sự việc của văn bản?
? Hãy nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các sự việc trên?
*Thảo luận tự do:
?Tìm ý nghĩa của văn bản?
? Bài tập 2 yêu cầu gì?
* Hoạt đông theo nhóm:
?Hãy kể tóm tắt diễn biến sự việc?
+GV yêu cầu HS liệt kê và kể miệng lại trước lớp?
?Xác định yêu cầu bài tập 3?
+ HS tự làm việc với SGK, chuẩn bị bài và trình bày trước lớp
? Qua bài tập em có nhận xét gì về phạm vi và giới hạn của tự sự?
? Trình bày yêu cầu bài tập 4,5?
(GV gợi ý cách làm: về đọc truyện Con Rồng cháu Tiên và lí giải.
- Để thuyết phục cả lớp bầu bạn Minh làm lớp trưởng cần kể tóm tắt những thành tích của bạn.
I. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ.
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
 Văn bản: Ông già và thần chết
- Văn bản tự sự 
- Phương thức tự sự qua chuỗi diễn biến sự việc:
+ Ông già chặt củi và mang đi đường xa,quá mệt nên ông đã kiệt sức
+ Ông nghĩ đến cái chết
+ Gặp thần chết, lão lại sợ hãi không dám chết.
=>Chuỗi diễn biến sự việcđược trình bày theo thứ tự thống nhất đi đến kết thúc bộc lộ ý nghĩa
* Ý nghĩa: Truyện thể hiện tình yêu cuộc sống của con người . Trong mọi hoàn cảnh, con người cần phải vươn lên để sống 
2. Bài tập 2:
- Bài thơ là văn bản tự sự vì: 
+ Có nhân vật 
+ Có chuỗi diễn biến sự việc, gồm những sự việc sau đây :
- Bé Mây và Mèo con rủ nhau bẫy chuột
- Cá nướng làm mồi
- Cả hai đều thích chí
- Đêm ấy bé Mây mơ chuột sa bẫy
- Sáng mai xuống bếp ,thấy Mèo nằm ngủ trong lồng.
3. Bài tập 3:
Cả hai đều là văn bản tự sự vì đều liệt kê được diễn biến sự việc theo một trình tự hợp lí.
Văn bản: 
Huế khai mạc trại điêu khắc lần thứ ba
Có trình tự sau:
- Thời gian khai mạc
- Nội dung và mục đích của lễ khai mạc
- Thành phần tham gia
- Thời gian kết thúc
- Ý nghĩa của lễ khai mạc.
=>Tự sự không giới hạn ,có thể trình bày chuỗi sự việc , cũng có thể trình bày diễn biến 1 sự việc.
4. Bài tập 4:
Chúng ta thường nói về nguồn gốc của mình là Con Rồng cháu Tiên vì:
- Xưa kia ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần và một nàng Tiên kết duyên
- Họ sinh ra bọc trăm trứng và nở thành trăm con
- Lớn lên , họ theo cha mẹ đi cai quản các phương.
- Người con cả lên ngôi vua , lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở đất Phong Châu….
4. Củng cố
+ Nhắc lại những kiến thức cơ bản về văn bản tự sự
+ GVnhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần và ý thức của HS trong giờ Luyện tập 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại những kiến thức về văn tự sự
- Hoàn thiện bài tập 4,5.
- Soạn bài Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh; Tìm chuỗi sự việc trong truyện.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 
TUẦN 3 Ngày soạn: 03/ 9/ 2014
TIẾT 9 Ngày dạy: 12 / 9/ 2014
 Văn bản : SƠN TINH , THUỶ TINH
 ( Truyền thuyết )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.	
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích hiện tượnglũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường
B. CHUẨN BỊ :
- Thầy : Tranh ảnh liên quan đến truyền thuyết 	
- Trò : đọc bài và soạn bài 	
C . PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Động não : suy nghĩ về những chi tiết trong truyện
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những vấn đề chung của văn bản: thể loại, chủ đề cách đọc, các sự việc chính trong một văn bản tự sự...
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn dịnh tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - HS làm bài tập 4,5
 - Bài chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới :
* Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới: là một quốc gia có bờ biển dài, nhân dân VN hằng năm phải đối mặt với mùa mưa bão, lũ lụt như thuỷ- hoả- đạo- tăc hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại chúng ta đã phải tìm mọi cách để chiến đấu và chiến thắng hoặc chung sống giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì đó đã được nhân dân ta thần thoại hoá trong truyền thuyết STTT. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu văn bản này
Hoạt động của thầy- trò
Kiến thức cần đạt 
* Hoạt động 2.HDHS tìm hiểu chung
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyền thuyết
? Truyện STTT có những đặc điểm nào của thể loại TT? Hãy chứng minh
* Hoạt động 3.HDHS phân tích văn bản
+ Hướng dẫn học sinh đọc:
đọc chậm rãi , diễn cảm ,chú ý nhấn giọng ở những lời đối thoại
? Kể những sự việc chính theo trình tự của truyện
- GV sử dụng bảng phụ liệt kê sự việc
-> GV tổ chức cho học sinh kể theo từng sự việc
+Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích qua hình thức vấn đáp.
? Theo em trong các sự việc trên, sự việc nào là nguyên nhân, sự việc nào là kết quả 
-> GV cùng HS tìm bố cục của văn

File đính kèm:

  • docbai 2tu va cau tao tu tieng Viet.doc
Giáo án liên quan