Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hương - Tiết 1-8

- Chủ đề (ý chính, vấn đề chính) của bài văn này nằm ở hai câu đầu của bài. Đó là: “ Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc đời Trần.Ông chẳng những là người mở mang ngành y học dân tộc, mà còn là người hết lòng thương yêu, giúp đỡ người bệnh”

- Ta biết được đó chính là chủ đề của văn bài văn bởi vì nó nói lên ý chính, vấn đề chính, chủ yếu của bài văn.

- Các câu, đoạn văn sau là sự tiếp tục triển khai ý chủ đề.

- Danh y Tuệ Tĩnh bị đặt trước sự lựa chọn: Đi chữa cho nhà quí tộc trước hay chữa cho chú bé nhà nghèo bị gãy chân trước? Không chần chừ, ngay lập tức, ông chọn chữa ca gãy chân nguy hiểm hơn. Xong xuôi, ông lại đến ngay để kịp chữa cho nhà quí tộc

( HS thảo luận và lựa chọn các tên)

 Có thể đặt tên khác cho truyện, vì với một chủ đề, có thể có những cách gọi khác nhau, nhằm khái quát những khía cạnh khác nhau.

 

doc99 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bùi Thị Hương - Tiết 1-8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(1) vì nó nhắc tới 3 nhân vật chính của truyện.
- Chọn (2) vì nó khái quát phẩm chất của Tụê Tĩnh- nhân vật chủ chốt của truyện.
- Chọn (3) vì lí do giống nhan đề (2) nhưng lại dùng từ Hán- Việt nên trang trọng hơn.
- Không thể chọn nhan đề (4) vì nó quá chung chung.
=> Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong truyện. Chủ đề còn có thể gọi là ý chủ đạo, ý chính của bài văn. => Về vị trí trong bài văn nó có thể nằm ở:
- Trong phần đầu, thậm chí trong ngay câu mở đầu.
- Trong phần cuối, thậm chí ngay trong câu cuối. 
- Trong phần giữa bài.
- Toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.
+ Bài văn gồm 3 phần: 
- Phần đầu gọi là mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Phần thứ hai dài nhất gọi là thân bài: Phát triển, diễn biến của sự việc, câu chuyện
- Phần cuối gọi là kết bài: Kể lại kết thúc của truyện.
=> Trong 3 phần , hai phần đầu và cuối thường ngắn gọn. Phần thứ hai dài hơn, chi tiết hơn.
=> Trong bài văn không thể thiếu bất kì một phần nào.
 - Không thể thiếu mở bài vì thiếu nó người đọc khó theo dõi câu chuyện.
- Không thể thiếu kết bài vì thiếu nó người đọc không biết câu chuyện cuối cùng sẽ ra sao…
- Không thể thiếu phần thân bài vì nó là xương sống của truyện.
=> Dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý của bài văn. Trước khi viết bài, để cho bài đầy đủ, mạch lạc, nhất thiết cần xây dựng dàn bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai làm bài chi tiết.
3. Ghi nhớ : (SGK trang 45)
 HS đọc nhiều lần ghi nhớ SGK
 (Gọi 3-4 học sinh đọc)
II. Luyện tập:
 Bài 1 (SGK trang 45) Đọc truyện: “Phần thưởng’’ và trả lời câu hỏi:
 a. Xác định chủ đề của truyện? Chủ đề nằm ở phần nào trong truyện?Vì sao em biết được điều đó?
 - Chủ đề của truyện này là ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dânđồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. 
 - Chủ đề không nằm trong bất kì phần nào, câu văn nào mà toát lên từ toàn bộ nội dung câu chuyện.
 - Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với vua.
 b. Chỉ rõ 3 phần của truyện?
 - Mở bài: Câu đầu tiên.
 - Thân bài: Các câu tiếp theo.
 - Kết bài: Câu cuối cùng.
 c. So sánh với truyện ‘Tụê Tĩnh ’ em thấy thế nào?
 + Giống nhau: 
 - Kể theo trật tự thời gian.
 - Ba phần rõ rệt.
 - ít hành động, nhiều đối thoại
 + Khác nhau:
 - Nhân vật trong: “Phần thưởng’’ít hơn.
 - Chủ đề trong: “Tụê tĩnh’’ nằm lộ ngay ở phần mở bài, còn trong: ‘Phần thưởng’ lại nằm trong sự suy đoán của người đọc.
 - Kết thúc “Phần thưởng’’ bất ngờ, thú vị hơn.
 d. Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào?
 - Thú vị ở chỗ:
 - Đòi hỏi vô lí của viên quan quen thói hạch sách dân.
 - Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân khiến ta có thể nghĩ rằng: Bác ta đã biết rõ lệ này, muốn cho nhanh việc.
 - Câu trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ. Nó thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân mượn tay nhà vua trừng phạt tên quan thích nhũng nhiễu dân.
 Bài 2 (SGK trang 46) 
a. Phần mở bài: 
 - Trong ‘Sơn Tinh, Thủy Tinh’, chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ mới nói tới việc Hùng Vương chuẩn bị kén rể.
 - Trong ‘Sự tích Hồ Gươm’, đã giới thiệu rõ hơn cái ý cho mượn gươm tất sẽ dẫn tới việc trả gươm sau này.
 b. Phần kết thúc:
 - Trong truyện ‘Sơn Tinh, Thủy Tinh’, kết thúc truyện theo lối vòng tròn, chu kì, lặp lại. Năm một lần, Thủy Thần lại dâng nước đánh ghen. Trận đại chiến giữa hai thần không bao giờ hoàn toàn kết thúc.
 - Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm’’, kết truyện chọn vẹn hơn.
E. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Thế nào là chủ đề của văn bản ?
 Dàn bài văn tự sự gồm có mấy phần ?
 Ghi nhớ : (SGK trang 45)
 HS đọc lại ghi nhớ SGK
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 45.
 - Đọc bài đọc thêm SGK trang 46
 - Làm bài tập trong sách BTNV
	- Chuẩn bị bài : “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”
--------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 08/ 9/2014
Ngày dạy:.....................
tiết 15:
tập làm văn
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
(Tiết 1) 
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
Qua bài học giúp học sinh :
- Biết tìm hiểu đề và cáchlàm bài văn tự sự
- Hiểu cấu trúc, yêu cầu của đề bài văn tự sự (qua những từ ngữ diễn đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dà ý.
2. Kĩ năng :
 	- Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài vă tự sự.
 	- Rèn luyện cho học sinh biết cách nhận diện đề.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự
- Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm : Nghĩa của từ, tập làm văn ở các khái niệm : chủ đề, dàn bài văn tự sự.
3. Thái độ :
 	- Giáo dục tính tích cực tự giác cho học sinh.
 B. Chuẩn bị : 
 1.Thầy : Đọc SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn bài.
 2. Trò : Đọc SGK, soạn bài, chuẩn bị bài học.
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải thích
D. Tiến trình dạy và học:
 1. Tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là chủ đề trong văn học tự sự ?
 - Bài văn tự sự gồm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần?
 3. Bài mới:
 GV Dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV viết 6 đề lên bảng phụ (đưa bảng phụ lên)
 (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
 (2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
 (3) Kỷ niệm ngày thơ ấu.
 (4) Ngày sinh nhật của em.
 (5) Quê em đổi mới.
 (6) Em đã lớn rồi. 
HS đọc rồi trả lời câu hỏi
Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu gì? những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
Các đề (3),(4),(5),(6) không có từ “kể” có phải là đề tự sự không?
Cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
Trong các đề trên, đề nào nghiêng về tường thuật, đề nào nghiêng về kể người, đề nào kể việc.
Như vậy, các em vừa thực hiện bước tìm hiểu đề. Tìm hiểu đề là phải làm những việc gì
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm văn tự sự :
1. Đề văn tự sự :
a. Tìm hiểu ngữ liệu.
 (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
 (2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
 (3) Kỷ niệm ngày thơ ấu.
 (4) Ngày sinh nhật của em.
 (5) Quê em đổi mới.
 (6) Em đã lớn rồi. 
b. Nhận xét.
- Yêu cầu của đề (1): 
+ Kể
+ Câu chuyện em thích
+ Bằng lời văn của em
- Đề (3),(4),(5),(6) không có từ “ Kể” nhưng đều là đề tự sự vì cách diễn đạt của đề giống như một nhan đề của bài văn.
Học sinh tìm trọng tâm của đề.
Đề kể người (2),(6) ; 
Đề kể việc (1),(3),(5) 
Đề tường thuật (4)
 Kết luận 1 : Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kỹ lời của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
II.Luyện tập 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Cho đề văn : “ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
Hãy tìm hiểu đề (VD: Truyện “Thánh Gióng”)
a) Tìm hiểu đề:
b) Em hãy viết mở bài cho đề văn trên?
 (GV hướng dẫn HS viết phần mở bài)
II. Luyện tập
Bài 1:
a) Tìm hiểu đề:
Đề bài đưa ra yêu cầu:
+ Kể chuyện
+ Thánh Gióng
+ Kể bằng lời văn của em
b) Viết mở bài cho đề văn trên
 Mở bài:
 Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn mà không có con. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân lạ liền ướm thử, về nhà bà thụ thai , 12 tháng sau bà sinh con. Đứa bé lớn lên ba mà không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy. Bỗng có giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước, đứa bé bỗng cất tiếng nói: đòi đi đánh giặc.
* Củng cố bài học - Hướng dẫn HS học bài ở nhà
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Tìm hiểu đề là phải làm những việc gì
Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kỹ lời của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 48
 - Làm các bài tập còn lại
 - Lập dàn ý một đề văn mà em thích.
 - Đọc bài và chuẩn bị bài phần còn lại.
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 08/ 9/2014
Ngày dạy:.....................
tiết 16:
tập làm văn
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
(Tiết 2) 
A.Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
Qua bài học tiếp tục giúp học sinh :
- Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Hiểu cấu trúc, yêu cầu của đề bài văn tự sự (qua những từ ngữ diễn đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dà ý.
2. Kĩ năng :
 	- Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài vă tự sự.
 	- Rèn luyện cho học sinh biết cách nhận diện đề.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự
3. Thái độ :
 	- Giáo dục tính tích cực tự giác cho học sinh.
 B. Chuẩn bị : 
 1.Thầy : Đọc SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn bài.
 2. Trò : Đọc SGK, soạn bài, chuẩn bị bài học.
C. phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải thích
 D. Tiến trình dạy và học:
 1. Tổ chức (1 phút) ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
 - Thế nào là tìm hiểu đề ?
	(Đọc phần ghi nhớ 1 SGK trang 48) 
3 Bài mới:
 GV Dẫn dắt HS vào bài 
Cho đề văn : “ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
Hãy lập ý và lập dàn bài
Truyện “ Thánh Gióng”
Đề đã đưa ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
Em thích nhân vật nào? sự việc nào? Truyện biểu hiện chủ đề gì?
Tìm ý cho đề văn trên?
Kể chuyện quan trọng nhất là xác định chỗ bắt đầu và kết thúc.
Lập dàn ý cho đề văn trên?
Phần mở bài cần nêu những ý nào?
Phần thân bài cần sắp xếp những ý nào?
Phần kết bài nêu những ý nào?
Bài văn tự sự gồm các bước nào? Cụ thể từng bước?
Học sinh đọc phần ghi nhớ nhiều lần
Giáo viên nhắc lại để khắc sâu.)
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm văn tự sự :
2. Cách làm bài văn tự sự :
Cho đề văn : “ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.
Hãy lập ý và lập dàn bài
a) Tìm hiểu đề:
b) Lập ý: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề.
- Nhân vật : Gióng, vợ chồng ông bà lão, Vua Hùng, sứ giả, bà con, giặc Ân.
- Sự việc :
 + Đứa trẻ lên 3 vẫn không biết nói biết cười
 + Giặc Ân xâm lược, xứ giả đi tìm người tài giỏi để đánh giặc.
 + việc Gióng lớn nhanh trở thành tráng sĩ.
- ý nghĩa ( chủ đề ) : ca gợi người anh hùng làng Gióng, ca gợi sức mạnh của nhân dân trong việc chống giặc ngoại xâm.
c) Lập dàn ý là sắp xếp sự việc gì nên kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật
Đời Vua Hùng thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười.
+ Thân bài: Trình bày diễn biến sự việc
- Thánh Gióng bảo vua làm ngựa sắt, roi sắt.
- Gióng ăn khỏe, lớn nhanh
- Khi ngựa săt, roi sắt được đem đến, Gióng vươn vai lớn bổng thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận.
- Thánh Gióng xông trận đánh giặc.
- Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí
- Thắng giặc, Gióng cởi giắp sắt, cưỡi ngựa bay về trời.
+ Kết bài: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng ThiênVương,lập đền thờ ngay ở quê nhà.
d) Tập viết lời kể: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về một nội dung, vì vậy, chú ý cách diễn đạt để phù hợp với chủ đề câu chuyện mà người viết đã lựa chọn.
* Bài văn tự sự gồm các bước sau:
B1: Tìm hiểu đề.
B2: Lập ý.
B3 : Lởp dàn ý.
B4 : Viết thành văn, bố cục 3 phần.
Ghi nhớ : SGK . 48
II. Luyện tập
 Bài tập1
 Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy kể lại truyện ‘Thánh Gióng’’ theo lời văn của em?
 a. Dàn ý:
 (1) Sự ra đời của Gióng
 (2) Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm.
 (3) Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
 (4) Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.
 (5) Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời. 
 (6) Vua lập đền thờ phong danh hiệu cho Thánh Gióng.
 (7) Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
 b. Hãy viết phần mở bài của đề văn này. Bắt đầu bằng thời gian, địa điểm, nhân vật. (Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phần mở bài)
 Ví dụ: Ngày xửa, ngày xưa, ở một làng nọ, có hai vợ chồng ông lão rất nghèo, hiền lành phúc hậu nhưng mãi không có con.Vợ chồng ông lão ao ước có một mụn con để chăm sóc nuôi nấng cho vui cửa, vui nhà. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân lạ liền đặt chân ướm thử , không ngờ về nhà bà thụ thai, 12 tháng sau bà sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú và đặt tên là Gióng.
Bài tập 2
	Hãy kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo lời văn của em?
Yêu cầu: Tìm hiểu đề - Tìm ý- Lập dàn ý - Viết thành bài văn, bố cục 3 phần
E. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bài văn tự sự gồm các bước nào? 
Cụ thể từng bước?
Học sinh đọc phần ghi nhớ nhiều lần
Giáo viên nhắc lại để khắc sâu
* Bài văn tự sự gồm các bước sau:
B1: Tìm hiểu đề.
B2: Lập ý.
B3 : Lập dàn ý.
B4 : Viết thành văn, bố cục 3 phần.
Ghi nhớ : SGK . trang 48
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 48
 - Làm bài tập trong SBT ngữ văn 6
 - Đọc trước bài : “Lời văn , đoạn văn tự sự ”
-----------------------------------------------------------------------
Ngày….tháng…..năm 2014
Kớ duyệt
Phạm Thanh Nga
Ngày soạn: 15 /9/ 2014
Ngày dạy:.....................
tuần 5: tiết 17+18
Tập làm văn
viết bài tập làm văn số 1
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
Giúp học sinh
- Củng cố lại kiến thức về văn tự sự , nắm chắc khái niệm và cách làm bài kể chuyện tưởng tượng và đời thường .
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự .
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài. 
B. Chuẩn bị : 
 Thầy : ra đề kiểm tra 
 Trò : ôn tập , chuẩn bị giấy, vở để kiểm tra 
C. phương pháp: Khái quát , tổng hợp, kể,tả…
d. Tiến trình lên lớp : 
 1. ổn định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra: (1 phút) việc chuẩn bị của học sinh 
 3. Bài mới: 
I. Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Văn tự sự
Phương thức biểu đạt, nhõn vật chớnh trong văn tự sự
- Mục đớch giao tiếp, sự việc trong văn tự sự
Số cõu
Số điểm
2
1.0
2
1.0
4
2.0
Viết một bài văn tự sự dựa trờn một cõu chuyện đó học 
Số cõu
Số điểm
1
8.0
1
8.0
Tổng số cõu
Số điểm
2
1.0
2
1.0
1
8.0
5
10
I.Đề bài: 
Phần I: Trắc nghiệm.
 1. Cho đoạn văn sau: “ Càng lạ hơn, từ hụm gặp sứ giả, chỳ bộ đó lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng khụng no, ỏo vừa mặc xong đó căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiờu cũng khụng đủ nuụi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xúm . Bà con đều vui lũng gom gúp gạo nuụi chỳ bộ, vỡ ai cũng muốn chỳ bộ giết giặc cứu nước”.
 2. Khoanh trũn phương ỏn đỳng.
Cõu 1: Phương thức biểu đạt chớnh của đoạn văn trờn ?
Miờu tả.
Tự sự.
 Biểu cảm.
Cõu 2: Mục đớch giao tiếp của đoạn văn trờn là gỡ?
Bày tỏ tỡnh cảm, cảm xỳc.
Nờu ý kiến đỏnh giỏ bàn bạc.
C .Trỡnh bày sự việc.
Cõu 3: Trong đoạn văn trờn nhõn vật chớnh của cõu chuyện là ai?
Chỳ bộ
Vợ chồng ụng lóo.
 Bà con làng xúm.
Cõu 4: Đoạn văn cú?
A, Một sự việc.
B. Hai sự việc.
C. Ba sự việc.
Phần II: Tự luận.
 Cõu 5: Hãy kể lại truyện truyền thuyết Sơn tinh, thủy Tinh trong chương trình ngữ văn 6 mà em đó học.
II. Hướng dẫn chấm:
Phần I:
 Cõu 1(0,5đ).
- Mức tối đa : Phương ỏn B
- Mức khụng đạt: Lựa chọn phương ỏn khỏc hoặc khụng trả lời.
Cõu 2(0,5đ).
- Mức tối đa : Phương ỏn C
- Mức khụng đạt: Lựa chọn phương ỏn khỏc hoặc khụng trả lời.
Cõu 3(0,5đ).
- Mức tối đa : Phương ỏn A
- Mức khụng đạt: Lựa chọn phương ỏn khỏc hoặc khụng trả lời.
Cõu 4(0,5đ).
- Mức tối đa : Phương ỏn C.
- Mức khụng đạt: Lựa chọn phương ỏn khỏc hoặc khụng trả lời.
Phần II:
*Tiờu chớ về nội dung bài viết(6,5đ).
1.Mở bài: (1,0đ).
- Mức tối đa: HS biết cỏch dẫn dắt, giới thiệu sự việc, cú sự sỏng tạo.
- Mức chưa tối đa( 0,5đ). HS biết cỏch dẫn dắt, giới thiệu sự việc, cú, cũn mắc lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Khụng đạt: Lạc đề, mở bài khụng đạt yờu cầu.
2.Thõn bài(4,5đ).
2.1Trỡnh bày cỏc sự việc phỏt triển: (2,5đ).
- Mức tối đa: HS biết cỏch trỡnh bày đầy đủ 3 sự việc(Sơn Tinh , Thủy Tinh đến cầu hụn; Vua hựng ra điều kiện chọn rể; Sơn tinh đến trước lấy được Mị Nương). Lời kể mạch lạc,.
- Mức chưa tối đa(từ 0,5 -.2,0đ)đ). HS trỡnh bày thiếu một hoặc hai sự việc trờn, lời kể cũn mắc lỗi lặp từ, diễn đạt.
- Khụng đạt: Khụng kể về ba sự việc trờn.
2.2.Trỡnh bày cỏc sự việc cao trào: (2,0đ).
- Mức tối đa: HS biết cỏch trỡnh bày đầy đủ 2 sự việc(Thuỷu tinh đến sau ,tức giận dõng nước đỏnh Sơn Tinh; Hai bờn giao chiến ...rỳt quõn). Lời kể mạch lạc,.
- Mức chưa tối đa(từ 0,5 -.1,5đ). HS trỡnh bàykhụng đầy đủ hai sự việc trờn, lời kể cũn mắc lỗi lặp từ, diễn đạt.
- Mức khụng đạt: Khụng kể về hai sự việc trờn.
3. Kết bài(1.0đ).
 - Mức tối đa: Kể được kết cục của vấn đề.
 - Mức chưa tối đa: Kể chưa đầy đủ kết cục của vấn đề.
 - Mức khụng đạt: Khụng kể được kết cục của vấn đề.
* Cỏc tiờu chớ khỏc (1.5đ)
1. Hỡnh thức: (0.5đ).
- Mức tối đa: HS viết được một bài văn cú đủ 3 phần. Cỏc ý trong bài được sắp xếp theo một trỡnh tự hợp lớ, chữ viết rừ ràng, trỡnh bày khoa học, mắc ớt lỗi chớnh tả.
- Mức khụng đạt: Bố cục cỏc phần của bài viết chưa rừ ràng,mạch lạc. 
2. Sỏng tạo(1.0đ).
- Mức đầy đủ: Đạt được cỏc yờu cầu sau:
+ Lời kể linh hoạt, khụng gũ ộp, khụng lặp hoàn toàn trong cõu chuyện.
+ Sỏng tạo trong lời kể.
- Mức chưa đầy đủ (0,5đ). Đạt được đa số yờu cầu mức đầy đủ.
- Mức khụng đạt: Khụng thể hiện được mức đầy đủ trong bài viết.
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15 /9/ 2014
Ngày dạy:.....................
Tiết 19 
tiếng việt
từ nhiều nghĩa và
hiện tượng chuyển nghĩa của từ
a.Mục tiêu cần đạt :
 1) Kiến thức:
 - Học sinh nắm vững : Khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa
 Tích hợp với phần văn ở văn bản truyện cổ tích Sọ Dừa, với phần tập làm văn ở khái niệm : Lời văn, đoạn văn tự sự 
2) Kĩ năng :
 - HS Nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
 - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp
3) Thái độ :
 - HS có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng mục đích giao tiếp.
 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 B. Chuẩn bị :
 1.Thầy : Đọc SGK, SGV, sách tham khảo, soạn bài, bảng phụ.
 2. Trò: đọc SGK nắm bắt nội dung bài học.
C. phương pháp: - Thuyết trình, nêu vấn đề , diễn giải, cắt nghĩa , đàm thoại, thảo luận nhóm, tổng hợp, khái quát.
D.Tiến trình dạy và học: 
 + Tổ chức : (1 phút) ổ định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.
 + Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 - Nghĩa của từ là gì ?
 - Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
 - Làm bài tập 3 SGK.
 + Bài mới:
GV dẫn dắt học sinh vào bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 HS đọc các ví dụ trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
Có mấy sự vật có chân?
Vậy ta có thể nhìn thấy và cầm nắm được những cái chân ấy không?
 Vậy trong 4 sự vật có chân , nghĩa của các từ chân đó có gì giống và khác nhau?
Ngoài các từ chân này em còn thấy có những từ chân nào khác nữa?
 Như vậy em thấy từ “chân” có phải chỉ có một nghĩa?
* KL: Từ có nhiều nghĩa
Em hãy tìm một số từ có nhiều nghĩa?
Em hãy tìm một số từ chỉ có một nghĩa?
Vậy qua các ngữ liệu em vừa tìm hiểu, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
 HS đọc các ví dụ trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi.
Hãy cho biết nghĩa đầu tiên của từ chân là gì ? 
* KL: Nghĩa đầu tiên chính là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính ). Nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển.
 Nêu một số nghĩa chuyển của từ chân ?
 Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân với nhau ?
Em có nhận xét gì về nghĩa của từ chân ?
* KL: Từ “chân” là một từ nhiều nghĩa 
Bài tập nhanh
Từ xuân trong câu thơ sau có mấy nghĩa ? Đó là những nghĩa nào ?
 (Thảo luận nhóm)
Gọi học sinh đại diện cho nhóm phân tích ví dụ
Gọi học sinh nhóm khác nhận xét
GV chốt lại: Từ “xuân” là một từ nhiều nghĩa. trong câu từ có thể được dùng với 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
Trong bài thơ “Những cái chân” từ chân được dùng với những nghĩa nào? 
Muốn hiểu được những nghĩa chuyển ấy phải dựa vào đâu?
 Vậy em thấy thế nào là nghĩa chuyển của từ ?Trong câu từ thường có mấy nghĩa?
I. Từ nhiều nghĩa:
1.Tìm hiểu các ví dụ:
 Ví dụ 1, 2, 3: (Bảng phụ)
2. Nhận xét:
VD1 

File đính kèm:

  • docVAN 6 T1 8 CKTKN CO DHPTNL.doc
Giáo án liên quan