Giáo án Ngữ văn 12 tuần 7 đến 12

Tuần 9:

HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC PHẨM

“SỐ PHẬN CON NGƯỜI” (SÔ-LÔ-KHỐP)

 Ngày soạn: 28/2/2015

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Qua bài học, giúp học sinh nắm được những KTCB về ND và NT của tp “Số phận con người” của Sô-lô-khốp.

B.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, ôn cũ dạy mới theo nguyên tắc tích hợp

2. Phương tiện: SGK, Chuẩn KTKN, thiết kế bài dạy.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

3. Nội dung bài học:

 

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tuần 7 đến 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Sáng tác : 1987
- Tác phẩm mang đậm phong cách tự sự triết luận dung dị đời thường
II. Đặc sắc về ND và NT
1. Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
a. Chiếc thuyền ngoài xa với cảm nhận của người nghệ sĩ (phát hiện 1)
- Suốt đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy.
- Là bức tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ.
- Tôi tưởng mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện ... cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
- Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào.
=> Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp thơ mộng, tuyệt diệu, thấy tâm hồn mình được thanh lọc
b. Chiếc thuyền vào bờ với bức tranh cuộc đời (phát hiện 2)
- Cảnh tượng.
 + Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu.
 + Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác coi đánh vợ như 1 cách giải tỏa uất ức, đau khổ.
- Thái độ: người nghệ sĩ kinh ngạc, bất bình, “không thể chịu được, không thể chịu được” (anh vứt máy ảnh xuống đất chạy nhào tới).
=> Nghịch lý, mâu thuẫn, đối lập
à Cuộc đời vốn chứa đựng nhiều điều phức tạp, đầy mâu thuẫn.
3. Câu chuyện ở tòa án huyện:
a. Câu chuyện về người đàn bà làng chài:
- Cuộc đời bất hạnh, chứa đầy mâu thuẫn, bi kịch.
- Nhân hậu, bao dung, vị tha, đầy cảm thông.
- Câu chuyện về người đàn bà làng chài là câu chuyện về sự thật cuộc đời không hề đơn giản.
b. Về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và chánh án tòa án huyện Đẩu:
* Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
 - Vốn là nghệ sĩ, chiến sĩ, nhạy cảm với cái đẹp và ghét áp bức bất công.
- Chưa hiểu hết những phức tạp của cuộc đời, của con người: “không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được”, vỡ lẽ nhiều điều, hiểu hơn về con người, cuộc đời.
=> Thời đại mới đòi hỏi người nghệ sĩ cần có cái nhìn mới đa chiều về cuộc sống, con người.
* Người chánh án Đẩu:
 - Máy móc, định kiến.
 - Thay đổi cái nhìn, hiểu hơn về con người, cuộc đời “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu”.
4. Nghệ thuật:
* Cách xây dựng cốt truyện độc đáo:
 - Xây dựng tình huống.
 - Sự kiện Phùng chứng kiến cách người đàn ông đánh vợ.
 - Thái độ và phản ứng của chị em Phác trước sự hung bạo của cha.
→ Phùng đã thay đổi cách nhìn đời, hiểu hơn về con người.
* Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm.
 - Ngôn ngữ người kể chuyện: Phùng hóa thân của tác giả tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, khách quan, giàu sức thuyết phục.
 - Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người.
* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Phân tích tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm.
	- Chủ đề tuần sau: Nội dung tư tưởng và giá trị NT của “Thuốc”.
Tuần 8: 
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
CỦA TÁC PHẨM “THUỐC” (LỖ TẤN)
 Ngày soạn: 25/2/2015
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Qua bài học, giúp học sinh nắm được những KTCB về ND và NT của tp “Thuốc” của Lỗ Tấn.
B.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, ôn cũ dạy mới theo nguyên tắc tích hợp
2. Phương tiện: SGK, Chuẩn KTKN, thiết kế bài dạy.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Ghi chú
Hoạt động 1: Ôn tập
TT1: TH về tác giả
GV: yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tg
HS: Trả lời 
GV: NX, giới thiệu thêm về LT và chốt lại ý chính
TT2: Tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
GV: Em hiểu được gì về xã hội TQ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
HS: Trả lời 
GV: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
HS: Trả lời. 
GV: Hãy tóm tắt tác phẩm ?
 HS: Tóm tắt
I. Ôn tập
1. Tác giả
- Là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc . Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn TQ thế kỉ XX. Nhà thơ nổi tiếng TQ Quách Mạt Nhược từng nói "Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn".
2. Tác phẩm:
a. Vài nét về hoàn cảnh xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX:
- TQ biến thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến nhưng vẫn chìm đắm trong sự mê muội lạc hậu.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa xuất hiện: CM Tân Hợi (1911), do Tôn Trung Sơn chủ xướng, lập ra Trung Hoa dân Quốc. Nhưng không được quần chúng ủng hộ
® Thất bại nhanh chóng, nhân dân vẫn chìm đắm trong sự mê muội, lạc hậu: 
Þ Căn bệnh xã hội phải được chữa trị bằng thuốc. 
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm viết vào năm 1919- đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Đây là thời kì đát nước Trung Hoa bị các nước đế quốc xâu xé. (Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật).
- In trong tập "Gào thét"
c. Tóm tắt tác phẩm:
Hoạt động 2: TH ND tư tưởng và giá trị NT
TT1: Về ND tư tưởng
GV: Số phận nhân vật Xô-cô-lốp trong và sau chiến tranh như thế nào?
Gv gợi ý Hs tìm chi tiết
Hs: Bám sát văn bản, tìm dẫn chứng và rút ra ý chính
Gv: Nx, củng cố
GV : Hoàn cảnh bé Va-ni-a?
Hs nêu những biểu hiện cụ thể về hoàn cảnh va-ni-a
GV : Từ đó, em rút ra mqh giữa chiến tranh và thân phận con người ?
HS : TL
GV : NX, chốt ý
GV : Tìm dẫn chứng cho thấy Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đã nương tựa vào nhau và vượt qua số phận như thế nào?
HS : Trả lời
GV : Nx, chốt ý
II. ND tư tưởng và giá trị NT
1. Nội dung
 * Phơi bày thực trạng u mê, lạc hậu, thiếu hiểu biết khoa học của người dân TQ : Thể hiện qua hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. 
- Tâm trạng các thành viên trong gđ lão Hoa khi mua thuốc, chế biến thuốc và dùng thuốc
- Lời bàn tán của mọi người về sự kì diệu của phương thuốc
→ cuối cùng thằng bé Thuyên vẫn chết vì bệnh lao.
* Phơi bày thực trạng người dân TQ thờ ơ, thiếu hiểu biết về CM và người làm CM thì xa rời quần chúng, chưa gần gũi, giác ngộ được quần chúng:
- Lời bàn tán của mọi người tại quán trà lão Hoa về người chiến sĩ CM Hạ Du
- Thái độ xấu hổ của người mẹ Hạ Du khi đến thăm mộ con tại nghĩa địa dành cho những người bị chết chém 
- Hình ảnh con đường mòn ngăn cách ở nghĩa địa : ranh giới, khoảng cách giữa những người bình thường và những người theo CM.
* Thể hiện niềm mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của người dân TQ và niềm lạc quan, tin tưởng vào cuộc CM của dân tộc :
- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du.
- Hình ảnh người mẹ bé Thuyên bước qua con đường mòn đến với mẹ Hạ Du.
- Sự vận động về thời gian trong tp : từ thời gian đêm khuya mùa thu lạnh lẽo đến thời gian mùa xuân ấm áp.
→ + ND ko nên "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ" và người CM thì ko nên "bôn ba trong chốn quạnh hiu".
+ Người TQ cần có một thứ "thuốc" để chữa trị tận gốc căn bệnh tinh thần mê muội của nd.
TT2: Về nghệ thuật
GV: Em có suy nghĩ gì về chi tiết "con đường mòn"?
HS: Trả lời 
 GV: Hai bà mẹ bước qua con đường mòn có ý nghĩa gì? Thể hiện điều gì? 
HS: Trả lời 
GV: Hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du có ý nghĩa gì ?
 HS: Trả lời 
GV: Hình tượng "chiếc bánh bao tẩm máu người" mang ý nghĩa gì? 
HS: TL
GV: NX, chốt ý
2. Nghệ thuật
* Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng:
- "Con đường mòn":
+ Ranh giới tự nhiên
+ Ranh giới trong lòng mọi người
® định kiến cổ hủ.
- Hai bà mẹ bước qua con đường mòn: bước qua định kiến xã hội.
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du:
+ Lòng biết ơn, kính trọng, khâm phục của tác giả đối với những người cách mạng
+ Niềm tin của tác giả vào tiền đồ CM
- Hình tượng: "Chiếc bánh bao tẩm máu người": 
+ Nghĩa đen: Là thuốc chữa bệnh lao
+ Đây là thứ thuốc độc - mọi người cần phải tỉnh giấc không được u mê.
+ Bánh bao tẩm máu của người CM® ý nghĩa của sự hi sinh
® Phải tìm phương thuốc để cho quần chúng giác ngộ CM và làm cho CM gắn bó với quần chúng.
* Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên, lôi cuốn.
* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới
- Nắm vững kiến thức bài học.
- Chủ đề tuần sau: Hệ thống KTCB về tp “Số phận con người”
Tuần 9: 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC PHẨM
“SỐ PHẬN CON NGƯỜI” (SÔ-LÔ-KHỐP)
 Ngày soạn: 28/2/2015
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Qua bài học, giúp học sinh nắm được những KTCB về ND và NT của tp “Số phận con người” của Sô-lô-khốp.
B.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, ôn cũ dạy mới theo nguyên tắc tích hợp
2. Phương tiện: SGK, Chuẩn KTKN, thiết kế bài dạy.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Ghi chú
Hoạt động 1: Ôn tập
GV hướng dẫn HS ôn tập những KTCB về tác giả và tác phẩm
TT1: TH về tác giả
GV: yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tg
HS: Trả lời 
GV: NX, giới thiệu thêm về Sô-lô-khốp và chốt lại ý chính
TT2: Ôn tập chung về tp
GV: yêu cầu HS nhắc lại về kết cấu và tóm tắt tp, tóm tắt đoạn trích
I. Ôn tập
1. Tác giả
- Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về Văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng Lê-nin, Giải thưởng văn học quốc gia.
- Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc vời những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
- PCNT: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
2. Tác phẩm: 
- Kết cấu
- Tóm tắt
Hoạt động 2: Hệ thống KTCB về ND và NT
TT1: Những KTCB về ND
GV: Số phận nhân vật Xô-cô-lốp trong và sau chiến tranh như thế nào?
Gv gợi ý Hs tìm chi tiết
Hs: Bám sát văn bản, tìm dẫn chứng và rút ra ý chính
Gv: Nx, củng cố
GV : Hoàn cảnh bé Va-ni-a?
Hs nêu những biểu hiện cụ thể về hoàn cảnh va-ni-a
GV : Từ đó, em rút ra mqh giữa chiến tranh và thân phận con người ?
HS : TL
GV : NX, chốt ý
GV : Tìm dẫn chứng cho thấy Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đã nương tựa vào nhau và vượt qua số phận như thế nào?
HS : Trả lời
GV : Nx, chốt ý
II. Hệ thống KTCB về ND và NT
1. Nội dung
a. Chiến tranh và thân phận con người
* Nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp
- Hoàn cảnh riêng: vợ chết- con chết vì chiến tranh.
- Bản thân: bị địch bắt, tra tấn, tù đày.
- Trở về sau chiến tranh: không biết đi đâu, về đâu
→ + Trái tim chai sạn vì đau khổ
 + Tìm đến rượu
 + Đêm nào cũng chiêm bao thấy những người quá cố, thức giấc gối ướt đẫm nước mắt
→ Chiến tranh cướp đoạt tất cả của con người, gây ra vết thương lòng không thể chữa lành.
* Bé va-ni-a
- Cha chết trận, mẹ chết bom
- Không quê hương, không người thân
- Lang thang, rách rưới
→ Như con chim non lìa tổ, bơ vơ, đáng thương
=> Chiến tranh là một hiện thực tàn khốc đối với thân phận con người
b. Nghị lực vượt qua số phận
*Xô-cô-lốp
- Khi anh gặp Vania: Thấy qúy và nhớ Vania.
Quyết định nhận Vania làm con → quyết định hồn nhiên, xuất phát từ đáy lòng
- Chăm sóc Vania chu đáo cái ăn, cái mặc, giấc ngủ
→ Vượt lên tình cảnh bi đát và sự cô đơn, tìm thấy niềm vui trong tình cảm cha con.
=> Xô-lô-cốp giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh, vị tha cao thượng. 
* Va-ni-a đối với Xô-cô-lốp
- Gắn bó, quyến luyến
- Sung sướng đón nhận hạnh phúc
=> Hai cuộc đời bất hạnh đã nương tựa vào nhau tìm nguồn vui sống.
- Trước sự kiện ấy, người bạn của Xô-lô-cốp khóc vì thương Vania và khâm phục lòng tốt của Xô-lô-cốp.
TT2: Về nghệ thuật
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại các điểm đặc sắc về NT của Vb.
2. Nghệ thuật
- Miêu tả nội tâm và diễn biến tâm trạng của nhân vật sắc sảo.
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, lôi cuốn người đọc, người nghe.
* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới
- Nắm vững kiến thức bài học.
- Chủ đề tuần sau: Hệ thống KTCB về tp “Ông già và biển cả”
Tuần 10: 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÁC PHẨM
“ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ” (HÊ-MINH-UÊ)
Ngày soạn: 11/3/2015
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Qua bài học, giúp học sinh nắm được những KTCB về ND và NT của tp “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: quy nạp, trao đổi thảo luận theo nhóm (hoặc tổ), ôn cũ dạy mới theo nguyên tắc tích hợp.
Phương tiện: SGK, CKNKT, bài soạn của HS, TKBD
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Ghi chú
Hoạt động 1: Ôn tập
GV hướng dẫn HS ôn tập những KTCB về tác giả và tác phẩm
TT1: Ôn tập về tác giả
GV: yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tg
HS: Trả lời 
GV: NX, giới thiệu thêm về Hê-minh-uê và chốt lại ý chính
TT2: Ôn tập chung về tp
GV: yêu cầu HS nhắc lại về kết cấu và tóm tắt tp, tóm tắt đoạn trích
Hs: TL
GV: NX, chốt ý
I. Ôn tập
1. Tác giả
Ơ-nit Hê-minh-uê (1899- 1961):
+ Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
+ Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940).
+ Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người"
2. Tác phẩm: 
Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống.
+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.
+ Tóm tắt tác phẩm (SGK).
+ Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản (Tác giả nói rằng tác phẩm lẽ ra dài cả 1000 trang nhưng ông đã rút xuống chỉ còn bấy nhiêu thôi).
* Đoạn trích nằm ở cuối truyện.
+ Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
Hoạt động 2: Hệ thống KTCB về ND và NT
TT1: Những KTCB về ND
GV: Yêu cầu HS tái hiện lại cuộc chiến đấu giữa ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm
HS: Bám vào Vb để trả lời
GV: Hướng dẫn Hs vừa tái hiện nội dung vừa rút ra ý nghĩa biểu tượng của từng hình ảnh
GV gợi ý Hs tìm hiểu xoay quanh 2 hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm:
- Hình dạng con cá kiếm
- Quá trình ông lão chinh phục
- Hình ảnh con cá kiếm không chịu khuất phục
Hs: Trả lời
Gv: Nx, củng cố
II. Hệ thống KTCB về ND và NT
1. Nội dung
* Hình ảnh ông lão và con cá kiếm
+ Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra khơi đánh cá. Khi trò chuyện với mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá. Cuối cùng kiệt sức vào đến bờ con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình, thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó trước mắt người đời...
+ Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
- Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã quay tròn”. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng”. Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
- Ông lão ở trong hoàn cảnh hoàn toàn đơn độc, “mệt thấu xương”, “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn vừa thông cảm với con cá vừa phải khuất phục nó.
- Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng váng nhưng ông lão vẫn ngoan cường. Ông lão cũng đã rất mệt có thể đổ sụp xuống bất kì lúc nào. Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ông lão nhấc con ngọn lao phóng xuống sườn con cá “cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu rồi dồn hết trọng lực lên cán dao”. Đây là đòn đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nó, nhưng vẫn phải giết nó.
- “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vđẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xđáng là đối thủ của nhau.
- Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
TT2: Về nghệ thuật
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại các điểm đặc sắc về NT của Vb.
HS: TL, tìm dẫn chứng để làm rõ
Gv: NX, chốt ý
GV hướng dẫn HS biết cách phân tích nt tp theo nguyên lí “tảng băng trôi”
2. Nghệ thuật
Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ.....”, “lão nói ....”
+ Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
+ Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm:
“Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.
“Cá ơi”, ông lão nói “cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”
“Mày đừng giết tao, cá à, ông lão nghĩ “ mày có quyền làm thế”. “Tao chưa từng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”.
+ Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
- Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
- Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.
- Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
- Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm
- Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
* Hướng dẫn tự học và soạn bài mới
Tuần 12:
LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH “TINH THẦN CHUNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM LÀ THIẾT THỰC, LINH HOẠT, DUNG HÒA” CỦA TRẦN ĐÌNH HƯỢU
TRONG “NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC”
Ngày soạn: 20/3/1015	 
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về tác phẩm “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của TĐH, đặc biệt là nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Vn là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: quy nạp, trao đổi thảo luận theo nhóm (hoặc tổ), ôn cũ dạy mới theo nguyên tắc tích hợp.
Phương tiện: SGK, Chuẩn KTKN, thiết kế bài dạy.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Ghi chú
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
GV: - Gọi HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
- Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết vài nét về tiểu sử TĐH mà em có ấn tượng nhất?
GV: Hãy nêu xuất xứ và vị trí đoạn trích 
HS: dựa vào tiểu dẫn SGK trả lời
GV: Nhắc lại ngắn gọn nội dung và đặc sắc Nt của Vb
HS: Tl
Gv: NX, chốt ý
*Hoạt động 2 : Làm rõ nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Vn là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” 
TT1: Đọc lại văn bản
TT2: Phân tích nhận định
GV: Em hiểu như thế nào là thiết thực, linh hoạt, dung hòa trong văn hóa VN?
HS: TL
GV: NX, củng cố
Gv: Yêu cầu HS tìm dẫn chứng trong bài để làm rõ cho quan niệm đó của tác giả
HS: Trao đổi, thảo luận tìm dẫn chứng→ TL
GV: Nx, bổ sung, diễn giảng
HS: Lắng nghe, ghi chép
I .Tìm hiểu chung
 1. Về tác giả : (Sgk)
 Trần Đình Hượu (1926-1995)
Là nhà nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử tư tưởng và văn 

File đính kèm:

  • docGATC12GUIMINH_20150725_041201.doc