Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 65+66: Những đứa con trong gia đình

 - Giới thiệu: “Việt là một chiến sĩ GPQ ” (dựa theo phần đầu truyện ở tr.57 kể lại).

 - Tính cách:

 + Việt là một cậu con trai mới lớn vô tư, tính tình trẻ con, ngây thơ, hiếu động (d/c: không sợ chết nhưng lại rất sợ ma; hay tranh giành với chị; đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người, ).

 + Việt căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm, chiến đấu anh hùng, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (d/c: còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha; giành đi tòng quân với chị để tiêu diệt giặc trả thù cho cha mẹ, QH, ĐN; khi bị thương vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, ).

 + Anh có một tình yêu thương gia đình sâu đậm (d/c: trong giây phút cận kề cái chết, Việt nhớ nhiều nhất là má, chị Chiến và tất cả các thành viên trong gia đình)

 + Rất mực thủy chung với QH (d/c: trước khi hai chị em đi bộ đội bàn nhau chia ruộng đất lại cho cô bác khác mần) và CM (d/c: trong lúc bị thương Việt luôn nhớ về anh Tánh và những người đồng đội, về những kỉ niệm ở đơn vị).

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 9777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 65+66: Những đứa con trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp ..
Tiết 65-66 	 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp ..
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
	Nguyễn Thi
A. MỤC TIÊU
 1/ Kiến thức
- Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gđ Việt, nhất là Chiến và Việt.
- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật x/d tính cách và miêu tả tâm lí nv, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc NB.
 2/ Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách thể hiện sức mạnh của DT trong cuộc k/chiến chống Mĩ cứu nước (từ góc nhìn truyền thống gia đình).
	- Tư duy sáng tạo: PT, BL về cá tính sắc nét, về cách tạo không khí, giọng điệu riêng, cách xd nv trong tp.
 3/ Thái độ: Biết trân trọng, yêu quí những con người như Việt, Chiến đã chiến đấu vì truyền thống gia đình, vì QH, ĐN. Họ là những con người tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN thời chống Mĩ.
B. CHUẨN BỊ 
 1/ GV: 
 2/ Chuẩn bị của HS: Đọc bài trước, tóm tắt phần TD, tóm tắt cốt truyện, tìm d/chứng về ngoại hình, tâm trạng, tính cách của các nv mẹ Việt, Việt và Chiến, trl các câu hỏi HDHB.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1/ Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
O: Từ vùng đất TN trong truyện ngắn RXN, chúng ta quay về vùng đất NB trong cuộc k/chiến chống Mĩ cứu nước 
 2/ Dạy nội dung bài mới 	
	? Mục tiêu cần đạt của bài học?
HOẠT ĐỘNG CHUNG
NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu chung.
? Những hiểu biết nào về NT giúp em hiểu hơn về truyện ngắn NĐCTGĐ? 
? Truyện ngắn NĐCTGĐ được sáng tác trong một h/cảnh ntn? 
- HS dựa vào sơ đồ kết cấu tóm tắt lại TP.
? Truyện có k/cấu đặc biệt ntn?
* Hoạt động 2 (60’): Đọc – hiểu văn bản.
- GV h/dẫn HS đọc diễn cảm vài đoạn quan trọng. 
? Có thể khai thác truyện ngắn này theo hướng nào?
? Tình huống truyện có gì đặc biệt?
? Tác dụng của tình huống?
? Giới thiệu vài nét về n/vật?
? Em nx ntn về tính cách của Việt?
? Giới thiệu vài nét về nv Chiến?
? Chiến có những đặc điểm ntn?
- HS đọc lại chi tiết này ở tr.63.
? Chi tiết này có tác dụng, ý nghĩa gì?
? Chiến và Việt có những điểm chung nào? Nếu xem gia đình Việt là một “dòng sông truyền thống” thì Việt và Chiến là khúc sông nào trong dòng sông ấy? Họ tiêu biểu cho những thế hệ nào? 
* Hoạt động 3 (10’) Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.
? Nx về nghệ thuật của thiên truyện?
? TP được viết ra nhằm ca ngợi, k/định điều gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1/ Tác giả
 - Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn, là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. 
 - Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân NB và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân NB. NT cũng là cây bút có năng lực PT tâm lí sắc sảo.
 2/ Tác phẩm
 Truyện ngắn NĐCTGĐ là một trong những TP văn xuôi xuất sắc nhất của NT được hoàn thành vào tháng 2/1966, ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc k/chiến chống Mĩ cứu nước khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
 3/ Tóm tắt cốt truyện
 HT -----------------------------------------QK------------------------- HT
(Việt bị thương, nằm lại ch/trường – hồi ức về gia đình – Việt được đưa về đơn vị điều trị)
=> Kết cấu: Theo dòng hồi ức của nhân vật Việt khi bị thương (lúc đứt lúc nối).
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1/ Tình huống truyện
 - Tình huống truyện đặc biệt: Việt – một chiến sĩ GPQ – bị thương phải nằm lại chiến trường. Từ đó, câu chuyện về gia đình của Việt được tái hiện qua dòng hồi ức của chính nhân vật này.
 - Tác dụng của tình huống: 
 + Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; 
 + Làm cho cách trần thuật của tg trở nên linh hoạt hơn: có thể thay đổi đối tượng (khi Việt nhớ về nv nào thì tg quay sang kể về nv đó); k/gian (lúc thì miêu tả k/gian chiến trường, lúc thì miêu tả k/gian gia đình), t/gian (lúc hiện tại, lúc quá khứ), đan xen tự sự (kể chuyện) và trữ tình (bộc lộ cảm xúc của nv).
 2/ Những đứa con trong gia đình
 2.1. Việt
 - Giới thiệu: “Việt là một chiến sĩ GPQ” (dựa theo phần đầu truyện ở tr.57 kể lại).
 - Tính cách:
 + Việt là một cậu con trai mới lớn vô tư, tính tình trẻ con, ngây thơ, hiếu động (d/c: không sợ chết nhưng lại rất sợ ma; hay tranh giành với chị; đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,).
 + Việt căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm, chiến đấu anh hùng, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (d/c: còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha; giành đi tòng quân với chị để tiêu diệt giặc trả thù cho cha mẹ, QH, ĐN; khi bị thương vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu,).
 + Anh có một tình yêu thương gia đình sâu đậm (d/c: trong giây phút cận kề cái chết, Việt nhớ nhiều nhất là má, chị Chiến và tất cả các thành viên trong gia đình) 
 + Rất mực thủy chung với QH (d/c: trước khi hai chị em đi bộ đội bàn nhau chia ruộng đất lại cho cô bác khác mần) và CM (d/c: trong lúc bị thương Việt luôn nhớ về anh Tánh và những người đồng đội, về những kỉ niệm ở đơn vị).
 2.2. Chiến
 - Giới thiệu: Chiến cũng là một chiến sĩ GPQ (như giới thiệu nv Việt).
 - Đặc điểm:
 + Chiến có tính cách đa dạng: là cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con (d/c: đi chiến đấu lúc nào cũng đem theo chiếc gương, giành đi tòng quân với em, tranh công bắt ếch, cách gọi “mầy” xưng “tao”,); nhưng cũng là một người chị sớm trưởng thành, già dặn trước tuổi, biết nhường em, biết lo toan, tháo vát (d/c: trước khi đi chiến đấu thu xếp việc nhà rất gọn gàng, căn dặn em,).
 + Chiến vừa có những điểm giống mẹ (dáng người khoẻ khoắn, tiếng nói, cách nói, sự đảm đang; gan góc) vừa có những nét riêng (sự dịu dàng, nữ tính nhưng quyết đoán, đánh giặc giỏi).
 + Cô luôn tự hào về gia đình (d/c: luôn nhớ lời dặn của chú Năm, nhớ về cuốn sổ gia đình), tình cảm gia đình gắn bó với tình yêu QH, yêu CM (d/c: PT chi tiết thu xếp nhà cửa, ruộng vườn trước khi đi bộ đội; đi đánh giặc là để trả thù nhà nợ nước); 
 + Chị có lòng căm thù giặc sâu sắc (d/c: lời hạ quyết tâm “Nếu giặc còn thì tao mất”), chiến đấu dũng cảm, anh hùng, lập được nhiều chiến công.
* Chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm:
+ Chi tiết tạo không khí thiêng liêng, xúc động cho truyện.
+ Nó tác động đến tính cách của Việt: lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, cảm thấy mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được vì nó đang đè nặng trên vai).
 + Đây là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.
* Chiến và Việt là hai “khúc sông” trong “dòng sông truyền thống” của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. 
III. TỔNG KẾT
 1/ Nghệ thuật
 - Tình huống truyện đặc biệt, được đặt trong hoàn cảnh khác thường. 
 - Nghệ thuật x/d nv: 
 + Tg khắc hoạ tính cách n/vật đậm chất NB: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan; yêu mãnh liệt, thuỷ chung đến cùng, căm thù ngùn ngụt,
 + NT dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động, 
 - Nghệ thuật trần thuật: Tg đã để cho Việt tự kể chuyện mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nv hiện lên cụ thể, sinh động.
 - Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. 
 - Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái NB.
 - Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh,
 2/ Ý nghĩa văn bản
 Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân NB có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với QH, với CM, nhà văn k/định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống DT đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, DT VN trong cuộc k/chiến chống Mĩ cứu nước.
 3/ Củng cố
	? Qua bài học, điều gì ở nhân vật Việt và Chiến khiến em yêu quý nhất? 
 4/ Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
 + Học bài, học thuộc một số d/c nguyên văn.
 + Câu hỏi tham khảo: Đọc đoạn văn: “Cúng mẹ  sang bưng khác” (tr.63) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	 1/ Nêu nội dung chính của đoạn văn.
	 2/ Câu “Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai” có ý nghĩa ntn?
	 3/ Từ “má” trong câu “Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa” được dùng theo nghĩa tường minh hay nghĩa hàm ẩn? Tên gọi biện pháp tu từ này?
	 4/ Anh/chị học tập được gì về vẻ đẹp của hai nhân vật Việt và Chiến qua văn bản trên? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 20 dòng) nói về điều đó. 
 + Đề văn tham khảo
 1/ PT nv Việt và Chiến để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ miền Nam thời chống Mĩ.
 2/ PT tình huống truyện đặc biệt – khác thường của truyện.
 3/ PT đoạn trích sau: “Sáng hôm sau  sang bưng khác” (tr.62-63). Qua đoạn trích, theo anh/chị, tuổi trẻ hiện nay cần làm gì để tiếp nối bước chân các thế hệ trước đã hi sinh xương máu cho nền độc lập, tự do cho Tổ quốc?
 4/ PT những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích.
- Chuẩn bị bài mới: Chiếc thuyền ngoài xa (đọc bài, tóm tắt cốt truyện, tìm các d/chứng nói về ngoại hình, tính cách người đàn bà hàng chài, Phùng, Đẩu; trl các câu hỏi HDHB).
* Bạn nào cần giáo án trọn bộ hoặc HK2, kể cả giáo án 12 (chính khóa, tự chọn, phụ đạo, ôn tập), giáo án 10 (chính khóa, tự chọn, phụ đạo), SKKN để tham khảo thì liên hệ với mình qua số 0995.071658. Giáo án của mình soạn theo hướng giảm tải cho HS, trình bày cô đọng để GV mình dễ dạy (không bị cháy giáo án), HS học khỏe mà người dạy cũng đỡ mệt, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Tỉ lệ TN của mình năm 2015 cao hơn của tỉnh 5%.

File đính kèm:

  • docTiet 65_66 Những đứa con trong gia đình.doc
Giáo án liên quan