Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ I

- Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công.

- Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.

- Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn.

- Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời.

 

doc134 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………………………………………………………………..
TUẦN: 9 .
Tiết: 26,27
Ngày soạn: ……….2014
Đọc văn: VIỆT BẮC.
 (Tố Hữu)
Phần hai: TÁC PHẨM. 
A. Mục tiêu cần đạt : 
+ Kiến thức : Giúp HS: Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
+Kĩ năng:Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về giai điệu, cảm xúc kẻ ở người đi trong bài thơ.Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lối nói giao duyên trong bài thơ, về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi, người ở, về tình cảm cách mạng cao đẹp.
+ Thái độ : Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người Việt Bắc. 
B. Chuẩn bị : 
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 D. Phương pháp: 
- Cho HS đọc một số đoạn phân vai.
- Phát vấn, thảo luận.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày chặng đường cách mạng, chằng đường thơ của Tố Hữu.
- Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
?Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Khi người cácn bộ cách mạng về xuôi, người dân Việt Bắc băn khoăn liệu họ có còn giữ được tấm lòng thuỷ chung đối với Việt Bắc hay không? Tố Hữu bài thơ nhằm giải thích vấn đề ấy.
 ?Xác định vị trí của đoạn trích ?
? Em có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ ?
? Theo em, mình- ta ở đây có thể là ai ?
?Nội dung chủ yếu của bài thơ?
?Mở đầu bài thơ là lời của ai?
?Em có chú ý gì đến cách xưng hô?
Băn khoăn vì sợ bạn thay đổi trước những cám dỗ của cuộc sống, sợ bạn không còn thuỷ chung.
 ? Tác giả sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ đầu?
? Trước tâm trạng băn khoăn của người dân Việt Bắc, người cán bộ cách mạng có cảm nhận được không? Tình cảm của người ra đi đối với Việt Bắc như thế nào?
? Nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong 2 câu?
? Hãy tìm những chi tiết gợi nhớ một thời gian khổ? Ptích.
? Theo em chọn chi tiết nào để gợi nhớ đến tình đồng bào?
? Nghệ thuật của câu thơ bên ?
Mình: bản thân, chúng ta, người khác (người thân thiết).
anh đi anh có nhớ tôi không? có nhớ những kỉ niệm của chúng ta không? anh có nhớ chính anh không?
?Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
?Người ra đi đáp lại lời băn khoăn của người Việt Bắc như thế nào?
?Người ra đi nhớ cảnh và người Việt Bắc như thế nào?
Phân tích 10 câu thơ:
Ta về mình có nhớ ta
....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Mùa đông: màu xanh bạt ngàn của núi rừng, điểm lên nét đỏ tươi của hoa chuối.
Mùa xuân với hoa mơ trắng xoá.
Mùa hè với màu vàng của rừng phách: Ve kêu trong rừng phách đổ lá; Ve kêu là cho rừng phách trút lá.
Mùa thu với ánh trăng huyền ảo trải đầy khắp núi rừng.
Tìm những từ ngữ thể hiện khí thế, sức mạnh của nhân dân ta? NT được tác giả sử dụng ?
Rừng cây núi đá, núi giăng thành luỹ sắt, rừng che bộ đội, vây quân thù, chiến khu một lòng.
?Hãy tìm những từ ngữ nói đến vai trò của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến?
?Cách mạng và kháng chiến đã xua tan không khí âm u, hiu hắt của núi rừng.
 ?Đoạn thơ thể hiện cảm hứng gì?
?Tìm những câu thơ thể hiện vai trò đặc sắc của Việt Bắc?
Sức mạnh nhât định của Việt Bắc là gì?
? Cảm nhận của em về đoạn thơ cuối? GV hướng HS từ câu Ở đâu đau đớn giống nòi…quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà
?Các em đã học phong cách thơ Tố Hữu, vậy qua đoạn trích này các em tìm ra nét nghệ thuật độc đáo?
GV đặt câu hỏi thảo luận cho cả lớp: Em hãy chứng minh đoạn trích thể hiện nghệ thuật đậm đà tính dân tộc?
?Sau khi học xong về nội dung và nghệ thuật , em rút ra chủ đề đoạn trích?
GV đặt câu hỏi HS tổng kết trên hai mặt nghệ thuật và nội dung
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
 Tháng 10-1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các cơ quan TW Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu về xuôi. Trong không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở người đi, Tố Hữu làm bài thơ này.
2.Vị trí đoạn trích:
Đoạn mở đầu của bài thơ
Bài thơ trong phần đầu của tập Việt Bắc
3. Kết cấu:
- Theo lối hát giao duyên ( đối đáp)
- Mình- ta: nhân vật trữ tình tự phân thân để giãi bày tâm sự
- Mình: + có thể là nhà thơ
 + những cán bộ khác từ mxuôi lên VB
- Ta : + có thể là con người VB
 + là núi đồi, nương, suối
 Cũng có lúc là một: trong sự biến hoá
4. Nội dung chủ yếu:
 Tình cảm lưu luyến giữa người cán bộ cách mạng với Việt Bắc.
II. Phân tích đoạn trích:
1. 20 câu đầu :cuộc chia tay đầy lưu luyến
a. 4 câu đầu: Lời của nhân dân VBắc:
- Mình- ta: hai đại từ, hai cách xưng hô quen thuộc của ca dao như một khúc giao duyên đằm thắm ® tạo không khí trữ tình cảm xúc.
- Mình- ta đặt ở đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại.
- Câu 4 gợi tình cảm cội nguồn, nhớ núi nhớ nguồn là nhớ đến Việt Bắc- ngọn nguồn của cách mạng.
- Từ “nhớ” lặp lại 4 lần làm tăng dần nỗi nhớ về cội nguồn, nhớ về vùng đất đầy tình nghĩa.
=>4 câu đầu tạo thành 2 câu hỏi rất khéo: 1 câu hỏi về không gian, 1 câu hỏi về thời gian, gói gọn một thời cách mạng, một vùng cách mạng.
b. 4 câu tiếp: Tiếng lòng người ra đi:
- Người Việt Bắc hỏi "thiết tha", người ra đi nghe là "tha thiết" => sự hô ứng về ngôn từ tạo nên sự đồng vọng trong lòng người.
-“bâng khuâng”, "bồn chồn"=>tâm trạng vấn vương, không nói nên lời vì có nhiều kỉ niệm với Việt Bắc.
- “ Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau /biết/ nói gì hôm nay”
+ Nhịp thơ đang đều đặn, uyển chuyển đến đây thay đổi ngập ngừng thể hiện tâm trạng bối rối. 
+ Hoán dụ gợi hình ảnh quen thuộc người dân VB và diễn tả tình cảm tha thiết sâu nặng của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ về xuôi.
c. 12 câu tiếp:
* Việt Bắc gợi nhớ một thời gian khổ:
 Những hình ảnh: “suối lũ”, “mưa nguồn”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối”Þ Đây là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân.
* Gợi nhớ tình đồng bào:
- Chi tiết “Trám bùi....để già” ® diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.
 - “Hắt hiu...lòng son” ® phép đối gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.
- "Mình đi, mình có nhớ mình"® ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ "mình" tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.
=> Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình , thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.
2. Phần còn lại: Lời của người cán bộ về xuôi:
a. Lời đáp lại của người ra đi: Mình- ta đã có sự chuyển hoá.
- Phép điệp mình- ta: xoắn xuýt hoà quyện vào nhau® tình cảm thuỷ chung, sâu nặng, bền chặt.
- Đáp lại lời băn khoăn của người việt Bắc: "Mình đi, mình lại nhớ mình" một câu trả lời chắc nịch.
- Khẳng định tình nghĩa dạt dào không bao giờ vơi cạn: "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu"
=> Tình nghĩa của người cán bộ về xuối đối với nhân dân Việt Bắc sâu đậm, không phai nhạt theo thời gian. 
b. Nhớ cảnh và nhớ người:
* Nhớ day dứt, cồn cào như nhớ người yêu: nhớ khoảnh khắc thiên nhiên đẹp, nhớ những bếp lửa nhà sàn đón đợi người thương, nhớ những nẻo đường kháng chiến, nhớ đời sống cần lao, nhớ những sinh hoạt kháng chiến, những lớp bình dân học vụ, nhớ những âm thanh rất đặc trưng của miền núi.
* Bộ tranh tứ bình về 4 mùa Việt Bắc: có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc. 
- Thiên nhiên:
+ Chữ "rừng" xuất hiện trong tất cả các dòng lục® cảnh thiên nhiên chốn núi rừng Việt Bắc.
+ Mỗi bức tranh vẽ một mùa với màu sắc chủ đạo.
=> Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, phong phú, sinh động, thay đổi theo thời tiết, theo mùa.
- Con người bình dị, cần cù: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng, ấn tượng nhất là tiếng hát ân tình, thuỷ chung…bằng những công việc tưởng chừng nhỏ bé của mình nhưng họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
+ Từ nhớ lặp lại ® giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng.
=>Ứng với mỗi bức tranh thiên nhiên là hình ảnh con người làm cho bức tranh ấm áp hẳn lên. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ.
 c. Khung cảnh và vai trò của Việt bắc trong cách mạng và kháng chiến:
* Khung cảnh Việt Bắc: 
- Không gian núi rừng rộng lớn
- Hoạt động tấp nập
- Hình ảnh hào hùng
- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức
® Bức tranh Việt Bắc vừa chân thực, vừa hoành tráng, thiên nhiên cùng con người đánh giặc cứu nước.
- Cả dân tộc đã lập nên những kỳ tích những chiến công gắn với các địa danh: Phủ Thông, Đèo Giàng, Sông Lô. Phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên…
=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.
* Vai trò của Việt Bắc: 
- Sức mạnh của lòng căm thù.
- Sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: 
- Địa thế rừng núi che chở, cưu mang, đùm bọc: 
- Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân:
=>Cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng, tất cả tạo thành hình ảnh Đất nước đứng lên.
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, nơi hội tụ bao tình cảm, niềm tin và hy vọng của mọi người dân yêu nước. 
- Những câu thơ đậm chất anh hùng ca với những động từ mạnh, điệp ngữ, so sánh, liệt kê, hoán dụ đã diễn tả được khí thế và sức mạnh, quyết chiến, quyết chiến của dân tộc.
4. Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc.
- Cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình
- Hình thức tiểu đối của ca dao.
 - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Sử dụng nhuần nhuyển phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian .
III. Chủ đề: Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giàu tính dân tộc.
- Thể thơ truyền thống vận dụng tài tình
2. Nội dung: VB là khúc ân tình chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả. Cái chung hoà trong cái riêng, cái riêng tiêu biểu cho cái chung. Tình cảm, kỉ niệm đã thành ân tình, tình nghĩa với đất nước, với nhân dân và cách mạng.
Củng cố:
- Nắm vững nội dung của năm tập thơ đầu, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
- Việt Bắc là khúc ân tình cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình, con người Việt Bắc thủy chung, gần gũi, giản dị… Tất cả khắc sâu trong lòng nhà thơ.
Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới: Phát biểu theo chủ đề.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
TUẦN: 10 .
Tiết: 28
Ngày soạn: ……….2014
Làm văn: PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ.
A. Mục tiêu cần đạt : 
+ Kiến thức :Qua bài học giúp HS:Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.
+Kĩ năng : Xác định chủ đề, xây dựng dàn ý và trình bày bài phát biểu theo chủ đề.
Tìm kiếm và xử lí thông tin hợp lí, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.
+ Thái độ ; Xác định đúng vấn đề và nội dung, tự tin khi phát biểu theo chủ đề.
B. Chuẩn bị : 
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 D. Phương pháp: GV hướng dẫn, gợi ý cho học sinh lựa chọn nội dung, chuẩn bị đề cương và phát biểu ý kiến theo chủ đề , sau đó cho HS nhận xét, thảo luận và rút ra cách phát biểu theo chủ đề.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện thao tác tìm hiểu đề và lập dàn ý đề văn số 1 phần luyện tập trong SGK/93.
- Thực hiện thao tác tìm hiểu đề và lập dàn ý đề văn số 2 phần luyện tập trong SGK/93.
3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình học tập của học sinh thường nảy sinh nhiều vấn đề buộc các em phải suy nghĩ và đưa ra những ý kiến của mình để cùng với mọi người tìm ra một điểm chung, một cách giải quyết thoả đáng nhất. Để có được một bài phát biểu phù hợp với chủ đề đưa ra và thuyết phục người nghe, hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Cho HS đọc lại chủ đề phát biểu trong SGK và hướng dẫn học sinh thực hiện các bước:
?Em hãy xác định chủ đề phát biểu, các nội dung cần phát biểu theo chủ đề đó?
Hướng dẫn HS xác định các phần của đề cương, lập đề cương:
? Dự kiến đề cương gồm mấy phần?
Đề cương gồm 3 phần.
HS lập đề cương theo hướng dẫn, gợi ý của GV.
? Hãy lập đề cương với nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của TNGT” ?
HS suy nghĩ và bổ sung các ý khác để bài phát biểu đạt hiệu quả cao hơn. 
? Ngoài việc chuẩn bị đề cương, còn phải làm gì để có thể phát biểu theo chủ đề một cách chủ động và hiệu quả? 
?Từ việc thực hành đề tài trên, em hãy cho biết khi tiến hành phát biểu theo chủ đề cần thực hiện những bước nào?
Cho HS trình bày bài phát biểu trước lớp.
Cho cả lớp nhận xét, bổ sung và rút ra cách phát biểu theo chủ đề. (Phần ghi nhớ trong SGK)
Bài tập 1: GV gợi ý và cho HS thực hiện ở nhà.
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS lập đề cương và trình bày ý kiến trước lớp.
Đề tài: Chi đoàn tổ chức hội thảo “Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?”. Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến tham gia hội thảo.
a. Xác định nội dung cụ thể của chủ đề:
- Thực trạng tai nạn giao thông hiện nay và những hậu quả nghiêm trọng của nó.
- Nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông.
- Những giải phap góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
b. Chọn nội dung tiêu biểu để phát biểu:
Giả dụ, anh/chị định chọn nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”. Anh/ chị hãy dự kiến đề cương cho lời phát biểu.
c. Dự kiến đề cương phát biểu:
- Phần mở đầu: Giới thiệu tình trạng gia tăng TNGT hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của nó.Trong đó đi ẩu là một trong những nguyên nhân gây TNGT.
- Thân bài: 
+ Thế nào là đi ẩu và những biểu hiện của nó?
+ Hậu quả của việc đi ẩu.
+ Những nguyên nhân dãn đến tình trạng đi ẩu.
+ Các biện pháp chống hành vi đi ẩu.
- Kết luận:
+ Đi ẩu là nguyên nhân gây ra nhiều vụ TNGT.
+ Kêu gọi mọi người hãy chấp hành đúng luật GT, chấm dứt hành vi phóng nhanh vượt ẩu nhằm bảo đảm ATGT.
I. Các bước chuẩn bị phát biểu
1. Xác định nội dung cần phát biểu.
- Đọc kỹ chủ đề của cuộc hội thảo.
- Xác định những nội dung cụ thể của chủ đề.
- Chọn nội dung tiêu biểu để phát biểu.
2. Dự kiến đề cương phát biểu.
- Mở bài: Giới thiệu đề tài đã chọn.
- Thân bài: Triển khai đề tài trên những ý chính.
- Kết bài: Khẳng định lại những nội dung đã trình bày.
*Lưu ý: Ngoài ra người phát biểu còn phải:
- Tìm hiểu thêm về đối tượng tham gia hội thảo.
- Lắng nghe và học tập phong cách của những người đã phát biểu trước đó.
- Dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi phát biểu.
- Hình dung trước một số tình huống để chủ động giải quyết. 
II. Phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu,
- Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.
- Kết thúc và nói lời cảm ơn.
Ghi nhớ: (SGK).
II. Luyện tập
Bài 1: HS xác định trong 4 ý kiến theo chủ đề, những ý kiến nào chưa phù hợp và nêu ý kiến phản bác.
Nếu tán đồng với ý kiến nào thì hãy phân tích sâu sắc ý kiến đó đồng thời trình bày quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.
Bài 2: Dựa vào gợi ý trong sgk và hướng dẫn của GV, HS chọn nội dung cần trình bày và lập đề cương phát biểu. 
 - Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính đáng của HS, thanh niên.
- Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập thân duy nhất. Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có thể không theo học đại học mà có thể theo học ở các trường dạy nghề, tuỳ theo năng lực, sở trường của mình.
- Điều đáng nói là trong xã hội ngày nay, mọi người sẽ luôn luôn được học tập suốt đời.Vì vậy học sinh, thanh niên sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, nếu các em có ý chí, nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống.. 
Củng cố: Muốn có một bài phát biểu theo chủ đề đạt hiệu quả và thuyết phục người phát biểu cần chuẩn bị kĩ từ khâu lựa chọn nội dung, dự kiến đề cương chi tiết đến cử chỉ, thái độ, phong cách trình bày phù hợp với chủ đề.
Dặn dò: Làm bài tập 1 và soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
TUẦN: 10 .
Tiết: 29 + ½ Tiết 30
Ngày soạn: ……….2014
Đọc văn: ĐẤT NƯỚC.
(Nguyễn Khoa Điềm).
A. Mục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức Qua bài học giúp HS: Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ. 
+ Kĩ năng :Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, sự thể hiện hình tượng đất nước của bài thơ.Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
+ Thái độ : Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.
B. Chuẩn bị : 
+GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học
+HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C.Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp: 
- Nêu vấn đề, phát vấn, kết hợp diễn giảng.
- Hoạt động song phương giữa HS và GV.
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
- Vẻ đẹp của cảnh va người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
3. Bài mới: : Một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm ti và nièm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian lam sáng tỏ thêm tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân".
HOẠT ĐỘNG THẦY & TRÒ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 ?Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào? 
- GV nhận xét sau đó nhấn mạnh những thông tin chủ yếu về tiểu sử, phong cách thơ.
- Trữ tình chính luận: thể hiện cảm xúc, tâm trạng riêng về các vấn đề chính trị xã hội bằng một giọng điệu sắc sảo.
?Nêu hoàn cảnh ra đời? Nội dung cơ bản? Nghệ thuật bài thơ?
Cảm hứng này được bộc lộ qua cái tôi trữ tình giàu suy tư và ưa phân tích, lí giải, biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình chính luận sâu lắng thiết tha.
 ?Với cảm hứng ấy, nhà thơ đã triển khai đoạn thơ theo trình tự như thế nào?
?Tác giả đã sử dụng những chất liệu văn hoá và lịch sử nào để thể hiện sự cảm nhận về đất nước?
Đất nước có từ ngày tháng năm cụ thể nào không ai rõ, chỉ biết có từ ngày xửa ngày xưa, tuổi ấu thơ của lịch sử loài người.
 Cổ tích
 Phong tục ăn trầu
 ĐẤT Trthống chống ngxâm. 
 NƯỚC Phong tục bới tóc.
 tình nghĩa cha mẹ.
 csống lao động vất vả. 
Điều này làm nên sự khác biệt giữa NKĐiềm với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ. Họ thường tự tạo ra một khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc nên hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước. Trong bài Mũi Cà Mau, Xuân Diệu đã viết: “Tổ quốc tôi đẹp như một con tàu. Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”.
XDiệu đã khái quát hình ảnh đất nước như một con tàu khổng lồ. Còn NKhoa Điềm chọn cách thể hiện tự nhiên và bình 

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van lop 12 NH 20132014.doc
Giáo án liên quan