Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 24

-Suy nghĩ:Tôi buộc.biểu hiện cho sự tự nguyện gắn “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người

Để tình .biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với c/đ,tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng c/n cụ thể.

Hồn tôi gắn với bao hồn khổ:tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ

-Hình ảnh: “Gần gũi-mạnh khối đời” mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung

TH đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu,bằng sự giao cảm của những trái tim.Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§äc v¨n Tõ Êy
§äc thªm nhí ®ång 
 (Tè H÷u)
TiÕt 80
Ngµy so¹n: 14/2 Ngµy d¹y: líp d¹y: 11a1, 11a2
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
 1.Kiến thức :
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ ký tưởng cộng sản và tác dụng kỳ diệu của lý tưởng đối với cuộc đời nhà thơ. Đặc biệt thấy được sự thay đổi trong nhận thức và chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ khi đến với Đảng.
- Cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Hình ảnh, nhịp điệu, các phép tu từ, ngôn ngữ và tác dụng của nó trong việc làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ.
2.Về kỹ năng.
Giúp HS biết cách đọc hiểu một văn bản thơ đặc biệt là thơ trữ tình cách mạng.
3. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.
* Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự giải quyết vấn đề: giải quyết các câu hỏi, bài tập, yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên nêu ra.
- Năng lực hợp tác: phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, sưu tầm tài liệu
- Năng lực sáng tạo: xác định các tình huống, ý tưởng, nội dung được gửi gắm trong văn bản, 
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, của hình ảnh, các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ.
- Năng lực sử dụng và giao tiếp tiêng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi, thảo luận với giáo viên, bạn bè
* Phẩm chất:
- Biết trân trọng lối sống có lý tưởng, có hoài bão và quyết tâm lớn lao trong từng bước phấn đấu để thực hiện lý tưởng.
- Biết yêu cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp để phấn đấu tu dưỡng học tập tốt hơn.
B/THIẾT KẾ BÀI HỌC:
I. Chuẩn bị của GV và HS:
II. Tổ chức hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM
*Ổn định tổ chức lớp :
 *Kiểm tra bài cũ: (5ph) 
 * Bài mới:
Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS (1 phút)
Mục tiêu: Giúp hs có hứng thú với bài học mới
Hình thức tổ chức: Gv thuyết trình
Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn của một nhà thơ.
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: gv hướng dẫn Hs tìm hiểu tiểu dẫn
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả
GV: Đọc tiểu dẫn và hãy giới thiệu về t/g
HS phát biểu
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác phẩm
GV: HÃy nêu xuất xứ và vị trí bài thơ.
HS phát biểu
GV cho Hs đọc diễn cảm bài thơ và tìm tìm hiểu bố cục, đại ý từng phần
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết.
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 1
GV: Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện qua những từ ngữ nào?
HS phát biểu
GV: Tìm sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa qua cụm từ “Mặt trời chân lí....”?
Từ “bừng “có ý nghĩa ntn?
HS thảo luận, đại diệntổ 1,2 phát biểu.
GV: T/c chính thể hiện qua 2 câu thơ là gì?
Hình ảnh so sánh bộc lộ tâm trạng ntn của t/g?
Hs thảo luận theo nhóm, đại diện tổ 3,4 trả lời
Gv tổng hợp kiến thức và cho ghi ý chính.
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 2
GV: TH có những suy nghĩ gì sau khi bắt gặp lí tưởng c/m?Tình cảm của t/g có gì khác so với t/c bình thường?
HS phát biểu.
GV: Đối tượng ông quan tâm và dành tình cảm là ai?
HS phát biểu.
GV: Mục đích của ông trong việc liên kết sức mạnh con người là để làm gì?
Hs thảo luận,trả lời
Gv phải giúp hs hiểu rõ sự chuyển biến trong nhận thức của t/g đi từ cái cá nhân sang cái chung.Gv có thể liên hệ với các nhà thơ khác cùng thời để thấy đó là một suy nghĩ biểu hiện cho sức mạnh giai cấp.
Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ 3
GV: Tình cảm của tác giả với mọi người được cảm nhận ntn?
HS phát biểu.
GV: Cảm xúc của t/g ntn khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau khổ mà quân thù gây nên cho n/d?
HS trả lời.
GV: Lí tưởng c/s đã giúp được gì cho ông?
Hs thảo luận,trả lời.GV hình thành kiến thức
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs tổng kết. 
GV gọi HS khái quát nội dung
GV: Hãy nêu đắc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS phát biểu
GV: Hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
HS trả lời, GV khái quát, rút ra kết luận
GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
I.Tìm dẫn 
1/Tác giả:
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
2/Bài thơ:
a)Hoàn cảnh sáng tác:Tháng 7-1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản, bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy”
b)Vị trí bài thơ:có ý nghĩa mở đầu cho con đường cm,con đường thi ca của TH là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cm,cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ
c)Bố cục:3 phần
II. Đọc-hiểu:
1/Niềm vui lớn: ( khổ 1)
-Hình ảnh ẩn dụ: “Nắng hạ,mặt trời chân lí”
-Sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa:mặt trời đời thường toả hơi ấm thì Đảng cũng là ánh sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn,mới mẻ.
-Từ “bừng” có ý nghĩa nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra cho nhà thơ chân trời mới
"Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm không quên là được giác ngộ lí tưởng cm và bộc lộ tâm trạng vui sướng tự hào
-Hình ảnh so sánh,bút pháp lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cm
[CM đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho nhà thơ
2/Lẽ sống lớn(khổ 2)
-Suy nghĩ:Tôi buộc......biểu hiện cho sự tự nguyện gắn “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người
Để tình .....biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với c/đ,tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng c/n cụ thể.
Hồn tôi gắn với bao hồn khổ:tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ
-Hình ảnh: “Gần gũi-mạnh khối đời” mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung
[TH đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu,bằng sự giao cảm của những trái tim.Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người
3. Tình cảm lớn( khổ 3)
-Điệp ngữ mang tính khẳng định: “là”,các từ “con ,em, anh” và số từ ước lệ “vạn”nhấn mạnh khẳng định một tình cảm g/đ đầm ấm,thân thiết,nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ
-Từ ngữ: “kiếp phôi pha,cù bất cù bơ”biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.
[Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp cho ông có được lẽ sống mới mà còn giúp cho nhà thơ vượt qua t/c ích kỉ hẹp hòi của g/c tư sản để có được tình cảm g/c quý báu
III.Tổng kết:
Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.Tình cảm giai cấp và sự căm giận với những bất công ngang trái của cuộc đời
* Nghệ thuật:
Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở
* Ghi nhớ: SGK tr.44
§äc thªm nhí ®ång 
 (Tè H÷u)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
1.Kiến thức :
- Nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài biểu hiện của niềm khao khát yêu cuộc sống.
- Lựa chọn hình ảnh, miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.
2.Kĩ năng:
-Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Tình yêu cuộc sống.
B/THIẾT KẾ BÀI HỌC:
I. Chuẩn bị của GV và HS:
 1.Giáo Viên:
 - Đọc sách SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo
2.Học Sinh:
 - Chủ động đọc VB, soạn bài theo yêu cầu của gv, đọc trước sgk. Sưu tầm hoặc viết suy nghĩ của mình về bài học.
-Tìm hiểu câu hỏi hướng dẫn học bài. Nắm vững yêu cầu bài học.
II. Tổ chức hoạt động dạy học:
 *Ổn định tổ chức lớp :
 *Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs trong quá trình học bài mới.
 * Bài mới:
Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS (1 phút)
Mục tiêu: Giúp hs có hứng thú với bài học mới
Hình thức tổ chức: Gv thuyết trình
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu chung về bài thơ
Mục tiêu: Hướng dẫn HS nắm những nét chính về tác phẩm.
Hình thức tổ chức: phát vấn, thuyết giảng
GV cho hs đọc tiểu dẫn, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ của bài.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ, phát hiện những nét đặc sắc của bài thơ
Hình thức tổ chức: phát vấn, thuyết giảng, thảo luận
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung
GV: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng như thế nào đến nhà thơ trong t/g ở tù?
HS trao đổi, trả lời
GV: Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò,cảnh quê hương hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ ấy?
GV: Tâm trạng chính của t/g từ đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài?
Hs thảo luận trả lời câu hỏi,Gv tổng hợp vấn đề
Gv cần nhấn mạnh sự mơ tưởng của tác giả khi được tự do gắn liền với lí tưởng sống mà ông đã bắt gặp
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản
GV: Hãy nêu đắc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS phát biểu
GV: Hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
HS trả lời, GV khái quát, rút ra kết luận
 I. Tìm hiểu chung:
1.Thời điểm sáng tác:Lúc bị bắt giam ở Huế
2. Xuất xứ:
Bài thơ thuộc phần “xiềng xích” của tập “Từ ấy”
II. Đọc hiểu:
 1/Nội dung:
-Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng 
-Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước,quê hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân
-Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối,thúc giục con người
-Cùng với nỗi nhớ,cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc.Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một c/n trong hoàn cảnh bị giam hãm,khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ,dịu ngọt hơn.Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn
-Từ đoạn 10 cho đến hết , nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của t/g
[Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt,trăn trở,réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.
2.Nghệ thuật:
Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khoắc khoải trong nỗi nhớ.
3. Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình. 
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
 - Vì sao “từ ấy” có thể dược xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả?
 Vì tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống và về tương lai
HOẠT ĐỘNG 4 : ỨNG DỤNG
- Theo Đặng Thai Mai, tập thơ “Từ ấy” là “bó hao lửa lộng lãy, nồng nàn”. Hãy tìm vẻ đẹp ấy trong bài từ ấy.
HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG
	- Đọc thêm tài liệu về bài thơ và tác giả Tố Hữu trên báo, internet, ....
	- Tìm những bài thơ nói vê lí tưởng sống của người cộng sản.
	- Tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối XIX đầu XX.
	- Xem một số bộ phim tư liệu về những người trí thức yêu nước được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài
Bài mới: bài đọc thêm Tương tư, Chiều xuân
Những nét chính về tác giả, tác phẩm?
Giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài?
V. Tài liệu tham khảo:
Văn bản Ngữ văn 11 gợi ý‏‎ đọc- hiểu và lời bình 
VI. Rút kinh nghiệm:
 Kí duyệt của Ban giám hiệu (hoặc tổ chuyên môn)

File đính kèm:

  • docTuan_24_Tu_ay_nho_dong.doc
Giáo án liên quan