Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tuần 28-29

 Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận.

 Phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề.

 Cảm nhận tâm tư, tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận.

 Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ và tác dụng của chúng.

 Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Tuần 28-29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/03/2013
Tuần 28 - 29
Tiết 25-26
Bài dạy:	MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: 
 KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN	
I/	MỤC TIÊU:
1. 	Kiến thức: Giúp HS hiểu khái quát đặc điểm một số thể loại văn học: kịch, nghị luận.
2.	Kĩ năng: Rèn luyện cho HS khả năng vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.
3.	Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức tìm hiểu những kiến thức vè thể loại văn học để Đọc – Hiểu văn bản được tốt hơn .
II/	CHUẨN BỊ:
	Chuẩn bị của GV: đọc SGK và các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị các đồ dùng dạy học .
	Chuẩn bị của HSø: học bài cũ, làm bài tập; đọc kĩ văn bản và soạn bài theo dặn dò của GV ở tiết trước .
III/	HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.	Ổn định tình hình lớp:
	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, trực nhật của lớp. 
2.	Dạy học tự chọn:
A.	Hoạt động 1: CỦNG CỐ LẠI KIẾN THỨC ĐÃ HỌC:
	Giáo viên giúp học sinh nhắc lại những kiến thức trong bài học đã học trong tiết trước có liên quan đến nội dung của tiết học tự chọn hôm nay là:
I/ KỊCH:
 1. Khái lược về kịch:
 Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp, thường được viết ra để diễn.
 Kịch có sự lựa chọn những xung đột trong đời sống để dựng thành xung đột kịch. Xung đột ấy được cụ thể hoá bằng các hành động kịch. Còn hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch.
 Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột, có 3 loại kịch: bi kịch, hài kịch và chính kịch.
 Xét theo hình thức ngôn ngữ, cũng có 3 loại kịch: kịch thơ, kịch nói, ca kịch.
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
 Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà tác phẩm ra đời, vị trí của đoạn trích,…
 Tập trung chú ý vào lời thoại của nhân vật.
 Phân tích hành động kịch.
 Nêu được chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
II/ NGHỊ LUẬN :
1. Khái lược về văn nghị luận:
 Văn nghị luận trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
 Xét theo nội dung luận bàn thì có thể văn chính luận và văn phê bình văn học.
2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
 Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận.
 Phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề.
 Cảm nhận tâm tư, tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận.
 Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ và tác dụng của chúng.
 Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng.
B.	Hoạt động 2: NỘI DUNG TIẾT TỰ CHỌN THEO CHỦ ĐỀ BÁM SÁT:
	GV dựa vào SGK và sách Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, Ban cơ bản hướng dẫn học sinh nhận xét, củng cố lại cho đúng các bài tập.
¯	Dặn dò:
	Các em về nhà học bài.
	Tìm hiểu, chuẩn bị trước phần kiến thức của bài “Ôn tập văn học ” để hôm sau học cho tốt.
IV/	RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTuần 27.doc