Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97: Người trong bao

+ Do ảnh hưởng, tác động nặng nề, dai dẳng của lối sống, kiểu người Bê-li-côp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa nước Nga đương thời.

=> Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li-côp mang tính quy luật lịch sử phát triển của xã hội loài người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97: Người trong bao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 97. Đọc văn: ng­êi trong bao (Tiếp)
 (A.P.SêKhôp)
A. Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được thái độ phê phán sâu sắc của tác giả với lối sống thu mình vào bao của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX.
+ Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, xây dựng biểu tượng nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
- Về kỹ năng:
	+ Biết cách tìm hiểu một truyện ngắn.
- Về thái độ:
	+ Rèn luyện lối sống lành mạnh, trong sáng, biết phấn đấu và vươn lên, không vị kỷ thu mình vào bao.
B. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2.
- Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 11.
- Sách giáo viên.
- Tranh ảnh SêKhôp, Bê-Li-Côp.
C. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề.
- Phương pháp gợi mở, thảo luận nhóm.
D, Tiến trình dạy học.
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Nêu khái quát hình tượng nhân vật Bê-ki-côp?
- Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu xong bức chân dung và tính cách cũng như lối sống và ảnh hưởng của nhân vật Bê-li-côp tới mọi người. Với ảnh hưởng to lớn, sâu rộng của Bê-li-côp như vậy thì cái chết của Bê-li-côp sẽ gây sự chú ý rất lớn cho mọi người.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
* Thảo luận nhóm nhỏ:
- Hai bàn quay lại với nhau trao đổi: Nguyên nhân, ý nghĩa và thái độ của mọi người trước cái chết của Bê-li-côp.
- Gọi học sinh trình bày.
* Hình ảnh xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, gây ảnh hưởng cho người đọc và thể hiện sự sáng tạo cũng như tư tưởng của nhà văn đó là hình ảnh nào? Nó mang ý nghĩa gì?
* Theo em truyện ngắn có những đặc sắc nghệ thuật nào?
* Theo em giá trị tư tưởng của truyện ngắn này là gì?
* Từ chân dung Bê-li-côp tác giả muốn gửi gắm điều gì tới bạn đọc?
* Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
2. Cái chết của Bê-li-côp.
- Nguyên nhân:
+ Vì bị ngã đau lại không chịu chạy chữa.
+ Vì bị sốc trước thái độ của chị em Va-ren-ca.
+ Sâu xa: Cái chết của Bê-li-côp là cái chết tất yếu, tạng người, lối sống, tính cách của y => cái chết hợp lôgic.
- Thái độ của mọi người:
+ Cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Nhưng chưa đầy một tuần sau cuộc sống lại trở lại nặng nề, ngột ngạt như cũ.
- Ý nghĩa:
+ Do ảnh hưởng, tác động nặng nề, dai dẳng của lối sống, kiểu người Bê-li-côp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa nước Nga đương thời.
=> Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li-côp mang tính quy luật lịch sử phát triển của xã hội loài người.
3. Biểu tượng cái bao.
- Nghĩa đen: Vật dùng để đựng, gói đồ vật, hàng hóa hình túi hoặc hình hộp.
- Nghĩa bóng: Lối sống, tính cách của Bê-li-côp.
- Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao. Cả xã hội nước Nga thời điểm đó phải chăng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mọi người.
4. Đặc điểm nghệ thuật của truyện:
- Chọn ngôi kể: Ngôi thứ 3 chuyển sang ngôi thứ nhất => Tính khách quan, chân thực, gần gũi, tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện.
- Giọng kể: Mỉa mai, châm biếm, vẻ ngoài trầm tĩnh nhưng ẩn đằng sau là sự trăn trở, chua xót.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
- Nghệ thuật tương phản: Lối sống, tính cách Bê-li-côp >< chị em Va-ren-ca.
- Nghệ thuật biểu tượng: Hình ảnh cái bao, lối sống trong bao.
5. Chủ đề tư tưởng của truyện:
- Lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao. Lối sống trong bao và tác hại của nó tới hiện tại và tương lai của nước Nga.
- Lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ít kỷ, vô vị mãi thế được.
III. Tổng kết.

File đính kèm:

  • docnguoi trong bao tiet 2.doc