Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 67: Lặng lẽ Sa Pa

+ Cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ vì anh còn có nguồn vui đọc sách.

+ Tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

+ Cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.

 

docx8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 67: Lặng lẽ Sa Pa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67
Văn bản: LẶNG LẼ SA PA
Ngày soạn: 22. 3. 2013
Ngày giảng: 
A/ Mục tiêu cần đạt: (Như tiết 66) 
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
 - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 
2. Bài cũ: Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo? Phân tích, chứng minh?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài…
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản( Tiếp)
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu
Thời gian: 25 phút.
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
II/ Tìm hiểu văn bản(tiếp)
2/ Phân tích nhân vật anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa; với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng ... phục vụ chiến đấu”; đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng gian khổ nhất là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng – hoàn cảnh đặc biệt.
+ Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề (phát hiện đám mây khô, không quân ta chiến thắng ở Hàm Rồng).
+ Có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “... khi ta làm việc, ta với công việc là đôi ... đến chết mất”.
+ Cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ vì anh còn có nguồn vui đọc sách.
+ Tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
+ Cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
* Tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
3. Những nhân vật khác.
a. Nhân vật ông hoạ sĩ:
- Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất nhưng người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả.
- Gặp anh thanh niên, ông đã xúc động, bối rối: “Vì hoạ sĩ đã bắt gặp ... sáng tác”.
- Muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ và “Người con trai ấy đáng yêu thật ... anh suy nghĩ”.
b. Nhân vật cô kĩ sư:
- Bàng hoàng, “hiểu thêm cuộc sống … như anh”, 
- Hàm ơn với người thanh niên.
c . Nhân vật bác lái xe:
Qua lời kể của nhân vật này, ta biết được những nét sơ lược về anh thanh niên
d. Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp: 
- Ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu..
3. Chất trữ tình của truyện:
- Phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa (đầu và cuối truyện).
- Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người.
Phân tích nhân vật anh thanh niên
H: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên như thế nào?
H: Anh thanh niên có những nét đẹp gì trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người?
H: Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?
H: Anh thanh niên còn có nét tính cách và phẩm chất nào đáng mến? (qua các chi tiết gửi bác gái củ tam thất, hái hoa tặng cô gái, tặng khách mới quen làn trứng tươi; từ chối vẽ mình...)
H: Nhận xét chung về chân dung nhân vật chính?
* Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật phụ khác.
H: Vai trò, vị trí của ông hoạ sĩ trong truyện như thế nào?
H: Ông hoạ sĩ đã có những suy nghĩ về nghệ thuật và về con người; cảm xúc trước người thanh niên một mình ở trạm khí tượng như thế nào?
H: Kể tên các nhân vật phụ khác.
H: Cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên đã để lại cho cô kĩ sư tình cảm, ấn tượng gì?
-…con đường cô đã lựa chọn, giúp cô đánh giá đúng mối tình nhạt nhẽo ... yên tâm hơn về quyết định ...
- Không chỉ vì bó hoa to anh tặng cô mà vì “một bó hoa nào khác nữa ... anh cho thêm cô”.
H: Đưa nhân vật cô kĩ sư vào truyện có tác dụng nghệ thuật gì? (mềm đi cái dáng bút kí đi đường; đồng cảm lí tưởng)
H: Nếu thiếu nhân vật bác lái xe, câu chuyện sẽ ra sao?
- Qua lời kể của nhân vật này, ta biết được những nét sơ lược về anh thanh niên và nỗi “thèm” được gặp người của anh; kích thích (ông hoạ sĩ và cô gái cũng như người đọc) sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên.
H: Nhân vật hoạ sĩ cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?
* Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ, thái độ cảm mến của các nhân vật phụ làm cho chân dung nhân vật chính sáng đẹp, chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
H: Trong tác phẩm còn có nhân vật nào khác? Họ làm những công việc gì?
- Là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét. Họ là những con người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.
* Tìm hiểu chất trữ tình của truyện.
H: Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó?
- Nét đẹp của anh thanh niên, chuyện kể về cuộc sống; tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên.
-HS thảo luận.
- HS trả lời cá nhân.
- HS đọc lại đoạn 1.
-HS thảo luận và trả lời cá nhân.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS: Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận và trả lời.
-HS thảo luận và trả lời.
-HS thảo luận và trả lời.
- HS kể
- HS thảo luận và trả lời cá nhân.
-HS trả lời cá nhân.
-HS trả lời cá nhân.
- HS thảo luận và trả lời cá nhân.
- HS kể
- HS thảo luận và trả lời cá nhân.
Hoạt động 3: Tổng kết 
Mục tiêu: khái quát được giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện. 
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
III/ Tổng kết:
* Chủ đề: Ngợi ca những con người lao động, tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái ... đất nước
1. Nội dung: Tác phẩm gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì mục đích chân chính.
2. Nghệ thuật: Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
* Ghi nhớ:	
- Tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
H: Nêu chủ đề của truyện?
H: Giá trị nội dung của truyện?
H: Đặc điểm nghệ thuật của truyện?
- HS đọc ghi nhớ SGK
HS trả lời.
-HS trả lời
-HS trả lời
- HS đọc
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập. 
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu.
Thời gian: 7 phút.	
IV/Luyện tập:
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông hoạ sĩ.
Luyện tập: (SGK tr.190).
(*HS cần nêu được những ấn tượng, suy nghĩ thực của mình về nhân vật và gắn bó với thực tiễn đời sống.)
-HS thảo luận và trả lời cá nhân.
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 3 phút.
V/ Hoạt động nối tiếp:
H: Giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
H: Tóm tắt cốt truyện vừa học.	
H: Phân tích hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm?
H: Tìm và phân tích dẫn chứng làm rõ vẻ đẹp trữ tình của truyện?
- Chuẩn bị bài mới: Chiếc lược ngà.Tiết 68-69: TLV: Viết bài tập làm văn số 3
D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxTiết 67 LẶNG LẼ SA PA T2.docx