Giáo án Ngữ văn 11 - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

- Sự việc được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc được sắp xếp theo trật tự, diễn biến có ý nghĩa.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn
 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
Tuần 3	Ngày soạn: 29/8/2014
Tiết 12 	Ngày dạy: 
A. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức:
	- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
	- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng
	- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự.
	- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.
 3. Thái độ
	Hiểu được hai yếu tố của văn tự sự: sự việc và sự vật
B. CHUẨN BỊ
 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
 Hs: sgk, vở ghi, vở bài tập. 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
	Em hãy nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
 3. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động của gv 
Hoạt động của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc diểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Gv cho hs đọc câu (a) sgk/37
1.Vua Hùng kén rể (khởi đầu) 
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
 3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể (phát triển)
4. Sơn Tinh đến trước, được vợ
5. Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về (cao trào)
7. Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua (kết thúc).
? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, phát trển, cao trào và kết thúc
Gv hỏi các sự việc trên có thể bỏ bớt được sự việc nào không ?
Gv: yêu cầu giải thích vì sao ?
Vì: Nếu bỏ bớt một trong những sự việc trên thì thiếu tính liên tục, sự việc sau không được giải thích rõ ràng
? Các sự việc trên kết hợp với nhau theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trước sau của sự việc ấy không ? Vì sao?
Gv: không. Vì: nó không theo diễn biến của sự việc
Câu (b)
Gv: Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có bảy sự việc trần trụi như vậy, truyện có hấp dẫn không? Vì sao ?
Không. Vì: truyện trừu tượng, khô khan.
? Truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết, phải nêu rõ sáu yếu tố:
? Hãy chỉ ra các yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?
- Nhân vật: vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Địa điểm: Sơn Tinh ở núi Tản Viên, Thủy Tinh ở biển
- Thời gian: việc xảy ra ở vua Hùng thứ 18
- Nguyên nhân: Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Diễn biến: Trận giao tranh diễn ra ròng rã mấy tháng trời và hằng năm.
- Kết quả: cuối cùng Thủy Tinh thất bại.
Câu (c)
Gv gợi ý để hs nhận ra sự việc có ý ngĩa trong truyện (Người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình)
? Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh ?
- ST có tài xây lũy đất chống giặc
- Món đồ sính lễ là sản phẩm của núi rừng.
- ST thắng liên tục, lấy được vợ và thắng trận nhiều lần.
? Có thể cho TT thắng ST được không? Vì sao?
- Không. Vì: nếu TT thắng thì vua Hùng và thần dân đều bị ngập úng trong lũ.
Gv yêu cầu hs chỉ được 
? Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
? Ai là kể được nói nhiều nhất?
- Sơn Tinh
? Ai là nhân vật phụ?
- Mị Nương, vua Hùng
? Nhân vật có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
- Không cần thiết nhưng không bỏ được. Vì nhân vật giúp cho nhân vật chính hiện rõ hơn.
? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
- Nhân vật: vua Hùng, gọi là: vua Hùng, lai lịch: thứ mười tám
- Nhân vật :Sơn Tinh, gọi là Sơn Tinh, lai lịch: ở vùng núi Tản Viên, tài năng: có nhiều tài lạ, đem sính lễ đến trước cầu hôn
- Nhân vật : TT , gọi là: TT, lai lịch: vùng biển, tài năng: hô mưa, gọi gió.
- Nhân vật: Mị Nương, chân dung: xinh đẹp
- Nhân vật: Lạc hầu
Gv: nhân vật chính được đưa ra nhiều phương diện, nhân vật chỉ được nói qua
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
Hs đọc ví dụ
Hs trả lời
(1), (2) khởi đầu
(3), (4), (5) phát triển
(6) cao trào
(7) kết thúc
Hs trả lời “không”
Hs suy nghĩ trả lời
Không: vì sự việc trước giải thích cho sự việc sau.
 - Ai làm (nhân vật là ai)
- Việc xảy ra ở đâu (địa điểm)
- Việc xảy ra lúc nào (thời gian)
- Việc diễn biến như thế nào (quá trình diễn biến)
- Việc xảy ra do đâu (nguyên nhân)
- Kết thúc như thế nào (kết quả)
Hs trả lời
Hs thảo luận trả lời
- ST xây lũy đất chống giặc
- Có đủ sính lễ của núi rừng…
Hs trả lời
- Không. Vì TT thắng vua Hùng và dân chìm trong ngập lũ 
Hs trả lời
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Sơn Tinh
- Mị Nương, vua Hùng
- Không
Hs suy nghĩ trả lời
- Nhân vật: vua Hùng
- Nhân vật :Sơn Tinh
- Nhân vật : TT
Hs đọc ghi nhớ
I. Đặc diểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
 1. Sự việc trong văn tự sự
- Là những sự việc xảy ra như lũ lụt, hạn hán, mất mùa; những việc do con người làm ra như kén rể, cầu hôn, cứu người đẹp, trừng trị kẻ tham lam
- Sự việc được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Các sự việc được sắp xếp theo trật tự, diễn biến có ý nghĩa. 
2. Nhân vật trong văn tự sự
- Là người đưa ra sự việc, hành động, là người nói tới
- Có nhiều loại nhân vật như nhân vật chính và nhân vậ phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
 - Nhân vật trong văn tự sự được kể: tên gọi, đặt tên, lai lịch, tài năng, chân dung, việc làm.
●Ghi nhớ: SGK/38
Hoạt động 2: Luyện tập
Bt 1: 
? hãy chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:
- Vua Hùng:
- Mị Nương:
- Sơn Tinh:
- Thủy Tinh:
a) Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật
b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo nhân vật chính
c) Tại sao truyện lại gọi là STTT ? Nếu đổi bằng tên sau được không?
- Vua Hùng kén rễ
- Truyện vua Hùng, MN, ST, TT
- Bài ca chiến công của ST
Gv gợi ý cho hs làm
Nhan đề: Một lần không vâng lời
Hs làm bài tập
Hs tự làm
II. Luyện tập
Bài tập 1:
- Vua Hùng: kén rể
- Mị Nương:
- Sơn Tinh:đem sính lễ đến trước
- Thủy Tinh: đem quân đuổi đánh ST
Vai trò: đây là nhân vật chính hay nhân vật phụ
Bài tập 2:
4. Củng cố bài giảng
 - Cách trình bày sự việc trong văn tự sự
 - Nhân vật trong văn tự sự
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 - Làm bài tập về nhà
 - Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm
D. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgiao na.doc