Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Phước - Học kỳ II

I.MỤC TIÊU:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức : Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người; Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu một bài thơ trữ tình có nhiều hình ảnh mang tính siêu thực.

3.Thái độ : Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng về thiên nhiên, con người cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên :

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng, chân dung nhà thơ.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.

2. Chuẩn bị của học sinh :

- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài, bảng con, bút dạ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi :

-Câu hỏi : Cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận?

3. Giảng bài mới :

- Giới thiệu bài : Hàn Mặc Tử là ngôi sao băng chói lọi từng để lại cái đuôi loà sáng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy yểu mệnh nhưng ông đã có những đóng góp xứng đáng vào việc hiện đại hoá thơ ca dân tộc những năm đầu thế kỉ XX. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp tiêu biểu.

 

doc105 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Phước - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng không đối lập với nghệ thuật mà nó là niềm cảm hứng dạt dào cho thơ ca, nghệ thuật.
2. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống.
- Sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
 + Tôi buộc / động từ : ý thức tự nguyện, với quyết tâm cao vượt qua những giới hạn của cái tội vị kỉ, nhỏ hẹp; sống chan hoà với mọi người.
 + Để tình trang trải: tâm hồn rộng mở, đồng cảm sâu xa với mọi người.
 + Trăm nơi / hoán dụ: chỉ mọi lớp người, khắp mọi nơi.
- Thể hiện tình hữu ái giai cấp, sự gắn bó đặc biệt với quần chúng lao khổ.
 + Để / điệp: tự nguyện trải lòng.
 + Khối đời / ẩn dụ: sức mạnh của tinh thần đoàn kết cần lao.
* Sơ kết: Bằng những ngôn ngữ gần gũi, bình dị, Tố Hữu đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức giai cấp, sự tự nguyện gắn bó con người riêng với cuộc đời chung của dân tộc.
3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.
- Sự gắn bó sâu sắc giữa nhà thơ với quần chúng lao khổ:
 + Điệp từ : là / khẳng định dứt khoát.
 + anh, em, con / xưng hô thân mật, gia đình.
 + vạn / từ ngữ ước lệ chỉ số nhiều.
- Tấm lòng nhân hậu của nhà thơ: 
 + Hướng đến những kiếp người bé mọn, lao khổ “vạn kiếp phôi pha”, “không áo cơm cù bất cù bơ”.
 + Căm giận những bất công ngang trái.
- Giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, thấm thía.
* Sơ kết: Đoạn thơ đã chứng tỏ sự chuyển biến toàn diện trong tư tưởng, tình cảm nhận thức của người chiến sĩ trẻ giác ngộ lí tưởng cách mạng, phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ.
2p
3.Tổng kết.
 GV định hướng.
-Từ ấy có ý nghĩa gì trong cuộc đời Tố Hữu và đời sống cách mạng?
 Một vài HS khá giỏi trình bày.
III. KẾT LUẬN :
- Từ ấy là một trong những bài thơ có ý nghĩa đặc biệt trong đường đời, đường thơ Tố Hữu.
 + Đó là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước trong buổi đầu gặp gỡ và giác ngộ lí tưởng cách mạng.
 + Cái tôi trong sáng, nhiệt thành của người chiến sĩ trẻ được thể hiện trong một giọng điệu thơ trữ tình trong sáng, giàu nhạc điệu, hình ảnh trong sáng, nhịp điệu linh hoạt, biến hoá.
- Bài thơ có ý nghĩa mở đường cho cả một thế hệ băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời để về với nhân dân, với dân tộc.
4p
4.Hướng dẫn về nhà.
 GV đề nghị câu hỏi trọng tâm.
 GV gợi ý chuẩn bị bài trước ở nhà.
 HS vè vạch đề cương và học bài.
 HS theo dõi, ghi chép vắn tắt và thực hiện ở nhà.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI :
1. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng và nắm vững tư tưởng chủ đề bài thơ.
- Phân tích những hình ảnh thể hiện niềm say mê của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng.
- Sự phát triển trong nhận thức, tình cảm của tác giả khi bắt gặp lí tưởng.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Đọc trước các bài thơ: Lai Tân (Hồ Chí Minh); Nhớ đồng (Tố Hữu); Tương tư (Nguyễn Bính); Chiều xuân (Anh Thơ).
- Tìm hiểu nội dung tư tưởng và bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong từng phong vị thơ.
4- Dặn dò : 2p	
	+ Nắm vững những nội dung bài học.
	+ Đọc trước và chuẩn bị cho bài đọc thêm một số bài thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..	
Ngày soạn : 4/02/2013
Tiết 87 	
Đọc thêm:	 LAI TÂN 	(Hồ Chí Minh) 
NHỚ ĐỒNG 	(Tố Hữu)
TƯƠNG TƯ 	(Nguyễn Bính)
CHIỀU XUÂN 	(Anh Thơ) 	 
I- Mục tiêu:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được nét đặc sắc của mỗi tác phẩm.
+Lai Tân (Hồ Chí Minh): thực trạng thối nát của bọn quan lại dưới thời Tưởng Giới Thạch cùng nghệ thuật châm biếm độc đáo của bài thơ.
+Nhớ đồng (Tố Hữu): Niềm yêu quý tha thiết và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào cùng niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ. 
+Tương tư (Nguyễn Bính): Tâm trạng, tâm tư của một chàng trai quê với những diễn biến nội tâm chân thực và tinh tế; vẻ đẹp của bài thơ mới giàu chất dân gian, đặc biệt là thể thơ lục bát mang phong vị ca dao.
+Chiều xuân (Anh Thơ): Bức tranh chiều xuân với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi miền Bắc nước ta.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản; khai thác vẻ đẹp nghệ thuật của mỗi thi phẩm. 
3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 	(Tùy thời gian, GV linh hoạt kiểm tra bài cũ)
	-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu) và phân tích khổ thơ đầu của bài thơ.
	-Y/c: 
+HS đọc thuộc lòng, đúng và diễn cảm.
+HS lựa chọn chi tiết là rõ niềm vui, t/y mãnh liệt với lí tưởng Đảng. Đó là tiếng reo ca của tâm hồn người chiến sĩ cách mạng khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.. 
3-Bài mới: 
-Vào bài:
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
7p
10p
10p
10p
 HĐ1: Hướng dẫn đọc thêm bài “Lai Tân”. 
 Hỏi: Các vị quan lại (pk) của chế độ Tưởng Giới Thạch được miêu tả ntn?
 Hỏi: Từ hiện thực được phản ánh, em nhận xét gì về chế độ TGT? Ý nghĩa của bài thơ?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm bài “Nhớ đồng”. 
 Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ?
 Hỏi: Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế?
 Hỏi: Niềm yêu thiết tha với quê hương, đồng bào được thể hiện ntn? 
 Hỏi: Những câu thơ dùng làm điệp khúc cho cả bài thơ?
 Hỏi: Hình ảnh những con người thân thương hiện lên qua nỗi nhớ của tgiả ntn? 
 Hỏi: Những hình ảnh nào thể hiện niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ?
 HĐ3: Hướng dẫn đọc thêm bài “Tương tư”. 
 Hỏi: Em hiểu thế nào là tương tư?
 Hỏi: Cảm nhận của em về nỗi nhớ nhung của chàng trai? Sự chờ đợi được thể hiện qua hình ảnh nào?
 Tình cảm của chàng trai đã được đáp lại chưa?
 Hỏi: Nhận xét về giọng điệu, cách so sánh ví von?
 HĐ4: Hướng dẫn đọc thêm bài “Chiều xuân”. 
 Hỏi: Nêu một vài nét về Anh Thơ và về thơ Anh Thơ?
 GV bổ sung: Đặc điểm thơ Anh Thơ: sở trường về những sắc nông thôn bởi những nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đượm 1 tình quê đằm thắm, mượt mà với giọng thơ êm ái, bâng khuâng. Bà là nữ thi sĩ đầu tiên nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2007) 
 Hỏi: Bức tranh mùa xuân được miêu tả gồm những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về bức tranh ấy?
 Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện sự êm đềm, tĩnh lặng của cảnh?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? 
 HĐ1: Đọc thêm bài Lai Tân. 
 HS đọc bài thơ.
 HS: phát hiện.
 HS: nhận xét.
HĐ2: Đọc thêm bài “Nhớ đồng”.
 HS trả lời.
 HS: đọc bài thơ.
 HS: trao đổi.
 ->tiếng hò vang vọng, vọng vào ngục tù -> gợi khôn cùng, gợi thế giới bên ngoài với con người, cảnh vật.
 HS: phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS phát hiện, trả lời.
HĐ3: Đọc thêm bài “Tương tư”. 
 HS nêu vài nét về Nguyễn Bính và bài thơ.
 HS: đọc bài thơ.
 HS trả lời
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: thảo luận nhóm, đại diện trả lời.
 HĐ4: Đọc thêm bài “Chiều xuân”.
 HS: trả lời.
 HS đọc bài thơ.
 HS: phát hiện.
 HS phát hiện, trả lời
 HS trả lời.
 1- Lai Tân:
 -Bộ máy quản lý nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch: 
 +Vị ban trưởng: ngày ngày tổ chức đánh bạc.
 +Vị cảnh trưởng: là quan tham, ăn tiền đút lót của tù nhân.
 +Vị huyện trưởng: chong đèn, làm việc công (hút thuốc phiện, làm những việc lén lút, mờ ám)
 => Cả bộ máy cai trị của nhà tù (từ quan lớn đến nhỏ) thối nát, bản chất xấu xa, bỉ ổi.
 -Trời đất Lai Tân vẫn thái bình -> tất cả êm đềm, suôn sẻ. Vẫn thái bình => sự mỉa mai, châm biếm sâu cay: sự dửng dưng, vô cảm của quan lại.
 -> Bài thơ tố cáo hiện thực xấu xa, thối nát ở Lai Tân, cũng là hiện thực của chế độ Tưởng Giới Thạch.
 2- Nhớ đồng:
 a- Tiểu dẫn:
 -“Nhớ đồng” được viết khi nhà thơ bị bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế – 4/1939). 
 -Bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” tập “Từ ấy”.
 b- Nỗi nhớ da diết với quê hương, đồng bào:
 -Nỗi nhớ da diết quê hương:
 +Gì sâu bằng những trưa thương nhớ: sự chuyển đổi cảm giác: vừa gợi t/g, vừa gợi k/g, vừa gợi độ sâu vời vợi, độ rộng mênh mang của tình cảm.
 +Điệp từ: “đâu” ở đầu mỗi dòng thơ, nỗi nhớ thương da diết, trùng điệp.
 +Hàng loạt hình ảnh, âm thanh, hương vị, cảm giác: gió, đất, rặng tre xanh, yên bình, màu xanh của mạ, của khoai sắn, con đường, mái nhà tranh -> nỗi nhớ tỏa rộng mênh mông với miền quê nghèo, êm ả, thân thương.
 +Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi! Câu cảm: trực tiếp giải bày nỗi nhớ thương, không thể kìm nén -> bật ra thành tiếng gọi.
 -Nỗi nhớ da diết con người:
 +Những lưng cong, những bàn tay: c.sống lao động vất vả nhưng ánh lên niềm tin yêu, hi vọng “Vãi giống tung trời những sớm mai”.
 +Nhớ những con người vất vả nắng mưa, hiền như đất, thật thà.
 +Nhớ da diết “giọng hò đưa hố não nùng”.
 +Thẳm sâu nhất là nỗi nhớ mẹ già xa đơn chiếc.
=> nỗi nhớ tỏa rộng từ quê hương đến người, từ giọng hò đến dáng hình, từ những người nông dân đến những người thân yêu nhất.
 c- Nỗi nhớ cách mạng:
 -Tác giả nhớ lại chính mình ngày xưa “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.
 -Nhớ những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi, tự do “Say đường hương nắng vui ca hát”
 d- Nỗi cô đơn trong ngục tù: thế giới ngục tù cô đơn, cách biệt với cuộc sống tự do.
 => Bài thơ là nỗi nhớ tha thiết cảnh vật, con người qua tiếng hò vang vọng vào ngục tù; và cảm giác cô đơn của người chiến sĩ cộng sản trong lao tù.
 3- Tương tư:
 a- Giới thiệu chung: 
 -NB (1918-1966) quê Nam Định.
 -Thơ NB mang đậm chất dân gian. NB là nhà thơ chân quê; là “thi sĩ của đồng quê”.
 -Tp tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang; Mười hai bến nước; Cây đàn tì bà ...
 -Bài “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của NB.
 b- Hướng dẫn tự học:
 -Tương tư là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau. Trong bài thơ này là nỗi nhớ của chàng trai.
 -Thôn Đoài nhớ thôn Đông: chỉ là nỗi nhớ của 1 người mà thôn nhớ thôn: 2 miền k/g đang nhớ nhau, cả k/g ngập tràn nhung nhớ, cảnh vật bị cuốn vào nỗi tương tư.
 -Tương tư bắt đầu bằng kể lể, giải bày cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.
 T/g chậm chạp trôi “ngày qua ngày” nhịp 3/3 -> sự lặp lại trùng điệp: vừa hi vọng -> vô vọng. Chờ đợi mỏi mòn, cây từ xanh tươi -> vàng úa, từ “nhuộm” tinh tế hơn nhuốm: t/g chờ đợi đằng đẳng, dằng dặc.
 -Trách móc: không phải cách trở đò ngang, không phải không có đường, không xa xôi (chỉ cách một đầu đình) vậy mà hóa xa xôi muôn trùng, tất cả chỉ do em hững hờ.
 -Khát khao: bao giờ bến gặp đò, hoa bướm gặp nhau.
 -Ước mơ: giầu – cau -> nhân duyên t/y (chỉ là tương tư) gắn liền với chuyện trăm năm, hôn nhân. 
 *NT: đậm chất dân gian: cách nói bóng gió, hình ảnh đậm chất dân gian.
 4- Chiều xuân:
 a- Tác giả: 
 -AT (1921-2005) tên Vương Kiều Ân quê ở Bắc Giang.
 -Đến với thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khảng định giá trị của người phụ nữ.
 -Tp chính: Bức tranh quê (1941).
 -Chiều xuân rút từ “Bức tranh quê”.
 b- Bài thơ:
 -Bài thơ là một bức tranh xuân nơi đồng quê miền Bắc với chi tiết tiêu biểu:
 +Mưa xuân nhè nhẹ và hoa xoan rụng rơi nhiều:
 “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
 Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
 +Màu xanh bất tận của cỏ của lúa: “cỏ non tràn biếc cỏ”: cỏ láy lại, động từ tràn, tính từ biếc: màu xanh non tơ mỡ màng trải rộng.
 “Đồng lúa xanh rờn”: lúa đương thì con gái ánh lên sắc xanh non mỡ màng, đầy sức sống.
 +Cánh bướm mùa xuân: rập rờn trôi trước gió -> tô điểm cho bức tranh mùa xuân -> cảnh vừa động, vừa tĩnh.
 +Trâu bò nghỉ ngơi “thong thả cúi ăn mưa”.
 -Bức tranh xuân thanh bình, lặng lẽ, êm đềm rất thôn quê:
 +Bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm trong vắng lặng -> tĩnh, vắng.
 +Từ vắng lặng láy lại nhiều lần.
 +Tiếng động duy nhất ở cuối bài thơ “cò con vụt bay” làm giật mình cô yếm thắm càng căng thêm vẻ tĩnh lặng của cảnh.
 -Nghệ thuật: 
 +Sử dụng nhiều từ láy.
 +Nghệ thuật tả cảnh tinh tế -> cái hồn của cảnh sắc nông thôn.
	4- Dặn dò: 2p
- Học thuộc những đoạn thơ hay.
- Cảm nhận về những câu thơ đặc sắc.
- Đọc – soạn: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 17/02/2013	
Tiết : 90
Làm văn : 	 TIỂU SỬ TÓM TẮT
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Nắm được mục đích, yêu cầu và biết cách tóm tắt tiểu sử.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt.
3.Thái độ : Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc SGK kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ : 	Không
3. Giảng bài mới : 	
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
7p
1.Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của tóm tắt tiểu sử.
 GV hướng dẫn.
-Mục đích của tóm tắt tiểu sử là gì?
-Để thực hiện những mục đích trên, người viết cần thực hiện những yêu cầu gì?
 HS đọc SGK, thảo luận, và xây dựng bài thông qua việc trả lời các câu hỏi.
 HS căn cứ vào SGK và những kinh nghiệm của bản thân (nếu có) trình bày.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Mục đích:
- Là văn bản thông tin khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân: một nhà khoa học, một nhà hoạt động động chính trị, nhà văn, nhà thơ, một cán bộ công chức.
2. Yêu cầu:
- Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: số liệu, mốc thời gian, thành tích, …
- Nội dung và độ dài của văn bản phù hợp với tầm cỡ và cương vị của đương sự.
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị và thường đơn nghĩa; không nên sử dụng các hình thức tu từ.
13p
2.Xây dựng cách viết tiểu sử tóm tắt.
 GV hướng dẫn.
-Kết cấu của một bài tóm tắt tiểu sử thường có mấy phần?
-Để viết tốt bài tóm tắt tiểu sử, người viết cần có những chuẩn bị gì?
 HS dựa vào nội dung bài học, thảo luận, trình bày.
 Một vài HS trình bày.
II. CÁCH VIẾT :
1. Xác định kết cấu: thường có 3 phần.
- Giới thiệu nhân thân của đương sự: họ tên, ngày tháng năm sinh, mất, quê quán, gia đình, trình độ học vấn, …)
- Giới thiệu ngắn gọn các hoạt động, các thành tựu, mối quan hệ, …
- Đánh giá chung về vai trò, vị trí của đương sự.
2. Chuẩn bị tư liệu:
- Nghiên cứu kĩ ba nội dung trên qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng (nếu có).
- Sắp xếp tư liệu theo triình tự thời gian, không gian, sự việc, … hợp lí.
- Lựa chọn ngôn ngữ thích hợp để viết thành văn bản.
23p
3.Thực hành.
 GV hướng dẫn theo yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa.
 HS thực hiện.
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : Hai trường hợp.
- Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước hoặc đoàn thể.
- Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
Bài tập 2 : 
- Giống nhau : Đều viết về về một nhân vật nào đó.
- Khác nhau :
 + Điếu văn viết về người qua đời để đọc trong lễ truy điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có lời chia buồn với gia quyến.
 + Sơ yếu lí lịch do bản thân tự viết theo mẫu còn tiểu sử tóm tắt do người khác viết và tương đối linh hoạt hơn.
 + Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người còn đối tượng của thuyết minh rộng hơn (người, vật, cảnh, tác phẩm văn học …) và trong thuyết minh có yếu tố cảm xúc.
4- Củng cố, dặn dò : 	(1phút)
	+ Củng cố : Nắm vững những nội dung hướng dẫn ở trên.
	+ Dặn dò : Đọc trước bài học chuẩn bị cho bài ĐĂC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT..
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
...............................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 17/02/2009	
Tiết : 88-89
Tiếng Việt : ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Nắm được những đặc điểm loại hình của tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng vận dụng vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ. Câu theo đúng các qui tắc ngữ pháp.
3.Thái độ : Nâng cao kiến thức về nguồn gốc tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc SGK kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi :	
-Câu hỏi : Em hiểu thế nào là từ tiếng việt? Theo em, từ tiếng Việt có thay đổi hình thái trong các hoàn cảnh sử dụng khác nhau không?
-Yêu cầu trả lời : HS trình bày theo nội dung sau:
	+ Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất của lời nói có nghĩa, có khả năng tham gia cấu tạo câu; từ tiếng Việt thường có một tiếng.
	+ Trong các hoàn cảnh sử dụng khác nhau, từ tiếng Việt không có sự thay đổi hình thức kí tự.
3. Giảng bài mới : 	
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
10p
TIẾT 1:
Hoạt động

File đính kèm:

  • docGIAO AN 11 - kì II.doc