Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Phước - Học kỳ I

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

Giúp học sinh :

1. Kiến thức : Củng cố một số kiến thức về văn nghị luận xã hội cũng như thực tiễn đời sống cho HS

2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý và cách dựng đoạn văn nghị luận.

3. Thái độ: Giáo dục HS xây dựng những tình cảm nghề nghiệp trong sáng trong tương lai.

 

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên :

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Kết quả kiểm tra, đáp án, giáo án trả bài.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Thuyết giảng kết hợp thực hành.

2. Chuẩn bị của học sinh : Vở lí thuyết làm văn.

 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 1. Ổn định tình hình lớp : Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ : Không

3. Giảng bài mới :

- Giới thiệu bài : Để củng cố và nâng cao kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và dựng đoạn văn nghị luận, tiết trả bài giúp thêm một số kinh nghiệm cần thiết ấy.

- Tiến trình bài dạy :

 

 

doc169 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Phước - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïn mở đầu và chuẩn bị nên chưa có nhiều thành tựu.
- Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng khắp, báo chí và phong trào nghệ thuật phát triển rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành
và phát triển nền văn xuôi chữ quốc ngữ.
- Thành tựu chủ yếu là thơ của các chí sĩ cách mạng như : Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền, …
b. Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930).
- Quá trình hiện đại hóa văn học đạt những thành tựu đáng kể, nhiều tác giả tác phẩm có giá trị ra đời.
 + Về tiểu thuyết có Hồ Biểu Chánh, Hồ Ngọc Phách, …
 + Về truyện ngắn có Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, …
 + Về thơ có Tản Đà, Trần Tuấn Khải, …
 + Về kịch nói: Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc...
-Bộ phận truyện kí của Nguyễn Aùi Quốc viết bằng tiếng Pháp góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hóa trong nước.
c. Giai đoạn thứ ba ( khoảng từ năm 1930 đến năm 1945).
* Quá trình hiện đại hóa văn học được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại.
- Truyện ngắn và tiểu truyết được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả như : Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn, …
- Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào “Thơ mới”đem lại “một cuộc cách mạng trong thi ca”với những tên tuổi sáng chói cùng những phong cách độc đáo như : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, …
- Những thể loại mới như :phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói, phê bình văn học, ...cũng đã góp phần khẳng định sự đổi mới toàn diện của VH.
 Tóm lại : Công cuộc hiện đại hóa văn học đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
- Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học thời này chia thành 2 bộ phận:công khai và không công khai.
 + Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
 + Bộ phận văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
- Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học công khai lại phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên hai xu hướng chính là văn học Lãng mạn và văn học Hiện thực.
- Ở bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật. Đặc biệt là thơ văn của của các sĩ phu và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù.
 * Nhìn tổng quát, giữa các bộ phận các xu hướng và trào lưu văn học luôn có sự đấu tranh với nhau về xu hướng chính trị và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực tế, ít nhiều chúng vẫn có sự tác động lẫn nhau để cùng phát triển.
3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau chóng.
- Chỉ trong vòng hơn một thập niên, các bộ phận, các xu hướng văn học vận động, phát triển với tốc độ khẩn trương, mau lẹ cả về số lượng, chất lượng tác giả, tác phẩm, thể loại. 
- Nguyên nhân:
 + Sự thúc bách của thời đại do những tiếp xúc với phương Tây.
 + Sự vận động tự thân của nền văn học. Đây là nhân tố quyết định. Dân tộc ta vốn có sức sống mãnh liệt mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Giờ đây, sức sống đó lại được tiếp thêm bởi phong trào yêu nước và cách mạng.
 + Sự trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân ở bộ phận trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm.
 + Kĩ thuật in ấn, xuất bản phát triển. Nghề văn đã trở thành nghề kiếm sống của hầu hết văn nghệ sĩ.
20p
10p
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thành tựu chủ yếu.
 GV định hướng.
-Thành tựu nổi bật về nội dung tư tưởng của văn học Việt Nam giai đoạn này là gì?
-Nội dung yêu nước văn học giai đoạn này có những đặc trưng nào khác trước?
- Cảm hứng nhân đạo của văn học ở giai đoạn này có gì khác biệt?
 HS thảo luận, phát biểu xây dựng bài.
 HS thảo luận theo nhóm và lần lượt xây dựng bài.
-Nhóm 1,2.
Nhóm 3,4.
 HS theo dõi, vắn tắt.
II.THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945:
1. Thành tựu về nội dung tư tưởng : 
 * Phát huy truyền thống quí báu của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến một đóng góp mới của thời đại : tinh thần dân chủ.
- Yêu nước trong văn học thời này được gắn liền với dân : “Dân là nước, nước là dân”(Phan Bội Châu), gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản (NAQ - HCM)
- Tinh thần dân chủ đem đến cho văn học những nét mới: sự quan tâm đến con người bình thường trong xã hội, nhất là nhân dân cực khổ, lầm than. Đặc biệt, thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt, đề cao ý thức cái tôi cá nhân.
2. Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ VH :
a. Về thể loại :
* Thành tựu của văn xuôi được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Tiểu thuyết :
 + Trước năm 1930, chưa xuất hiện nhiều, chưa thoát khỏi kiểu kết cấu chương hồi và cách kết thúc có hậu.
 + Đến đầu những năm1930, nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy mạnh cuộc cách tân lên một bước mới ở cách dựng truyện, kết cấu, xây dựng tính cách nhân vật..
 + Từ năm 1936, các nhà tiểu thuyết hiện thực đưa cuộc cách tân lên tầm cao mới : khai thác đề tài từ cuộc sống, phản mâu thuẫn chủ yếu của xã hội, xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Truyện ngắn : phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng với nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Ở giai đoạn 1930-1945, có một số truyện có thể coi là kiệt tác.
- Phóng sư, kịch nói, bút kí, tùy bút, ,,, là những thể loại văn học mới cũng có bước phát triển đáng kể.
- Lí luận phê bình văn học : đạt những thành tựu đáng ghi nhận.
* Thơ ca : đạt những thành tựu to lớn.
- Trước 1930, có một vài tên tuổi sáng chói như Tản Đà, Trần Tuấn Khải, ..
- Từ đầu năm 1930, phong trào Thơ mới đã đem đến “một cuộc cách mạng trong thi ca” với những đổi mới sâu sắc từ hình thức, ngôn ngữ, giọng điệu … đến cách cảm nhận, bố cục, kết cấu, giọng thơ.
b. Về ngôn ngữ :
- Phong phú, linh hoạt đạt tới chuẩn mực của văn chương. 
- Tinh tế, tự nhiên gần gũi với cuộc sống đời thường.
2p
Hoạt động 3 : Hướng dẫn kết luận
 HS tự kết luận.
III. KẾT LUẬN :
- Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có những hạn chế nhất định nhưng thành tựu đạt được là hết sức to lớn. Đây là thời kì văn học để lại nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm xuất sắc.
3p
Hoạt động 4: Câu hỏi bài tập về nhà.
 GV gợi ý.
 HS soạn đề cương, học bài theo câu hỏi.
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP :
1.Những yếu tố lịch sử tác động đến văn học giai đoạn này?
2.Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945?
3.Những thành tựu văn học chủ yếu trong giai đoạn?
- Củng cố, dặn dò : 	(1phút)
	+Củng cố : Nắm vững những giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
	+Dặn dò : Chuẩn bị làm bài văn số 3 (Bài nghị luận văn học).
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 14/10/2008	Tuần 9 -Tiết : 35-36
Bài :
Làm văn : BÀI VĂN SỐ 3
I.MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Củng cố những kiến thức đã học về văn chương trung đại hồi cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, đặc biệt là về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng làm một bài nghị luận phân tích, cách vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong nghị luận văn học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng những tình cảm đạo đức trong sáng từ những vấn đề bàn bạc trong bài nghị luận; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : thực hành bài văn.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Giấy bút và những nội dung kiến thức liên quan để làm bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : Kiểm tra sĩ số.	(1phút)
2. Kiểm tra :
BÀI KIỂM TRA SỐ3 :
Thời gian : 90 phút.
(Mã đề 123)
I. TRẮC NGHIỆM :
1. Hồ Xuân Huơng thường viết về đề tài gì?
A.Người nông dân;	B.Người phụ nữ.
C.Thiên nhiên.	D.Tôn giáo.
2. Câu thơ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ;	B. Aån dụ.	C. Nhân hóa.	D. Nói quá.
3. Không gian trong bài thơ “ Câu cá mùa thu” động hay tĩnh?
A.Động; 	B.Tĩnh.
4. Việc lặp lại 5 lần từ “không”trong hai câu thơ sau có tác dụng gì : 
“ Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua”
A.Nói lên cái nghèo của Nguyễn Khuyến.
B.Nói lên sự đau đớn của Nguyễn Khuyến khi bạn mất.
C.Nói lên sự trống vắng trong lòng tác giả khi bạn mất.
D.Ngụ ý Nguyễn Khuyến là người có rất ít bạn bè.
5. Ý nào nói đúng vai trò của Nguyễn Khuyến trong nền văn học Việt Nam?
A.Là người đầu tiên đưa vào văn học Việt Nam hình tượng người nông dân yêu nước đánh giặc.
B. Là nhà thơ mở ra dòng thơ dân tình - nhà thơ làng cảnh Việt Nam.
C.Là người Việt hóa xuất sắc thơ Đường - Trung Quốc.
D.Là cái gạch nối thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại.
6. Dòng nào nói đúng cái gốc trong thơ trữ tình Tú Xương?
A.Tình yêu thiên nhiên.	B.Lòng yêu nước.
C.Tư tưởng nhân đạo.	D.Kết hợp B và C.
7. Hai câu kết là tiếng chửi của ai?
A.Ông Tú.	B.Bà Tú.
C.Cha mẹ ông Tú.	D.Các con của ông Tú.
8. Bài hát nói được viết chủ yếu theo phương thức nào?
A.Tự sự;	B. Trữ tình;
C.Nghị luận.	D.Thuyết minh.
9. Các từ “lơ xơ”, “dáo dác”thuộc nhóm từ gì?
A.Tượng thanh;	B.Tượng hình;
C. Đồng nghĩa	D.Trái nghĩa.
10. Nguyễn Đình Chiểu đề cao đặc tính nào của văn chương qua hai câu thơ sau :
	Văn chương ai chẳng nuốn nghe,
	 Phun châu nhã ngọc báu che tinh thần
A.Tính nhận thức,	B. Tính thẩm mĩ.
C.Tính giáo dục.	D.Tính giải trí.
11. Chiếu cầu hiền thuộc loại văn nào?
A.Thuyết minh;	B.Tự sự;
C.Nghị luận;	D.Biểu cảm.
12. Thể loại văn học Việt Nam phát triển đến đỉnh điểm nhờ tài năng của Nguyễn Công Trứ?
A.Văn tế;	B.Điều trần;
C. Chiếu;	D.Hát nói.
II .TỰ LUẬN :
	Phân tích vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
ĐÁP ÁN :
I. TRẮC NGHIỆM :
	Mỗi đáp án đúng ghi 0.25đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
B
B
B
C
B
D
A
B
B
B
C
D
- Củng cố, dặn dò : 	(1phút)
	+Củng cố : Nắm vững những giá trị tư tưởng của tác phẩm.
	+Dặn dò : Đọc diẽn cảm thêm tác phẩm; Chuẩn bị phần TÁC GIA NGUYỄN TRÃI.
*RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:16/10/2008	Tuần 10 -Tiết : 37 - 38.
Bài:
Đọc văn:	HAI ĐỨA TRẺ
	( Thạch Lam)
I.MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
1. Kiến thức : Cảm nhận được tấm lòng nhân ái của Thạch Lam đối với kiếp người nghèo khổ, tàn lụi ở phố huyện; Nắm được tình tiết chính của truyện; Bức tranh tăm tối, tù đọng của một phố huyện nghèo.
2. Kỹ năng : Rèn luyện giới thiệu tác giả, tóm tắt văn bản, cách phân tích một truyện ngắn không có cốt truyện.
3. Thái độ: Bồi dưỡng những tình cảm nhân đạo trong sáng, lành mạnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước : Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học : Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : Kiểm tra sĩ số.	(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi :	(3phút)
-Câu hỏi : Trình bày vắn tắt những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
-Yêu cầu trả lời : HS trình bày vắn tắt thành tựu về nội dung tư tưởng và thành tựu về thể loại và ngôn ngữ văn học.
3. Giảng bài mới : 	(85phút)
- Tiến trình bài dạy :
T.l
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
8P
Tiết 1:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả.
GV định hướng đọc -hiểu phần Tiểu dẫn. Nhận xét, bổ sung sau khi HS chốt ý.
- HS đọc SGK phần Tiểu dẫn trang 94, chốt ý.
- HS theo dõi.
I. TÁC GIẢ : (1910 – 1942)
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Bút danh khác là Việt Sinh, quê nội ở Hội An (Quảng Nam), quê ngoại ở Hải Dương nhưng sống nhiều ở Hà Nội.
- Một cây bút truyện ngắn tài hoa, từng được xem là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn.
- Tác phẩm chính: Các tập truyện:
 + Gió đầu mùa (1937).
 + Nắng trong vườn (1938).
 + Sợi tóc (1942).
-Ông là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng sự sống của mọi người xung quanh. Truyện của Thạch Lam là truyện tâm tình. Chất hiện thực và thi vị trữ tình là nét nổi trội trong văn chương của ông. Nhà văn có sở trường phát hiện, miêu tả những cảm xúc mơ hồ, mong manh nhưng hết sức tinh tế của con người.
5P
20P
8P
20P
24P
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- GV hướng dẫn xác định xuất xứ tác phẩm.
- GV hướng dẫn đọc truyện tại lớp.
- GV định hướng tóm tắt truyện.
GV hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Trong truyện, bức tranh phố huyện nghèo được miểu tả như thế nào ?
Tiết 2:
GV bình : Tiếng trống thu không … vang xa/ thứ âm thanh không vô tình mà như chất chứa nỗi niềm con người, từng tiếng một vang xa gọi chiều về và như gọi cả niềm xao xác.
- Ý nghĩa của hình ảnh chợ tàn ?
GV đọc SGK trang 97,98 hướng dẫn phát hiện chi tiết tiêu biểu.
- Tìm hiểu chi tiết tả ánh sáng? Có đủ sức xua tan bóng tối? Vì sao?
- Cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ của phố huyện được miêu tả qua hình tượng nhân vật nào?
- Chấm lửa nhỏ của gánh phở bác Siêu có ý nghĩa gì?
- Thử khái quát vài nét cơ bản về những nhân vật có kiếp sống tàn tạ trọng truyện ?
- Nhận xét chung về các nhân vật?
-Chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam là ở điểm nào?
- Những con người tội nghiệp đã mơ ước và khát khao những gì?
HS dựa vào SGK nêu xuất xứ của truyện.
Hai HS đọc truyện. Cả lớp theo dõi. 
HS tóm tắt tình tiết chính.
+ Xuyên suốt tác phẩm là tâm trạng mơ hồ, khắc khoải của chị em Liên, An.
.
HS dựa vào SGK phát hiện chi tiết tiêu biểu.
-Không gian : buồn vắng, tẻ nhạt, tĩnh lặng.
-Thời gian: Chuyển động từ hoàng hôn đến đêm khuya.
HS phát hiện chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
-Hình ảnh chợ tàn: có mùi vị của cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu.
HS theo dõi, phát biểu xây dựng bài.
 HS phát biểu xây dựng bài.
 HS bám vào văn bản, phát hiện.
 HS phát biểu xây dựng bài.
HS nêu những nét cơ bản về vợ chồng bác Xẩm, cụ Thi điên, ….
Một HS khá nhận xét.
 HS thảo luận, phát biểu xây dựng bài.
 Một vài HS trình bày.
II. TÁC PHẨM:
A. Xuất xứ:
- Rút từ truyện ngắn: “Nắng trong vườn”(1938), tập truyện tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam.
- Viết về một kỉ niệm xa xưa thời thơ ấu. Khi nhà văn cùng chị là Nguyễn Thị Thế sống ở phố huyện Cẩm Giang, cạnh đường xe lửa Hà Nội - Hải Phòng.
B. Đọc và tóm tắt cốt truyện: 
- Cốt truyện khá đơn giản, không có xung đột và rất ít hành động.
-“Hai đứa trẻ” không hấp dẫn người đọc về cốt truyện, biến cố, tình tiết,… nhưng tác phẩm không hề nhạt nhẽo mà rất thấm thía, có sức vang.
- Sức hấp dẫn của truyện là ở tính chân thực trong bức tranh đời sống phố huyện và tấm lòng đôn hậu, tinh tế của nhà văn.
C. Phân tích :
1. Bức tranh phố huyện nghèo:
1.1. Không gian: Một phố huyện nghèo nhỏ, yên tĩnh có đường xe lửa đi qua.
+ Vài ngôi nhà, vài cửa hiệu, người ít ỏi, thưa thớt (vài người bán hàng, mấy đứa trẻ, mấy người phu gạo, mấy chú lính lệ…).
+ Nhịp sống đơn điệu, buồn tẻ Một loạt từ “vài”, “mấy” có dụng ý diễn tả sự buồn vắng, tẻ nhạt của không gian tĩnh lặng.
1.2. Thời gian: (chuyển động từ hoàng hôn đến đêm khuya)
a. Phố huyện lúc hoàng hôn:
- Âm thanh:
 + Tiếng trống thu không, từng tiếng một vang ra.
 + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
 + Tiếng muỗi vo ve.
 Âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
- Màu sắc:
 + Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng - ánh sáng rực rỡ trước khi lụi tàn.
 + Dãy tre làng đen lại / nét chiều quê quen thuộc. 
 Tâm hồn tinh tế, gắn bó sâu nặng, thắm thiết với quê hương của Thạch Lam.
- Hình ảnh chợ tàn:
 + Chợ vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất.
 + Còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía …
 + Một mùi âm ẩm bốc lên.
 + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo sống nhờ vào rác chợ. 
b. Phố huyện về đêm:
- Khung cảnh thiên nhiên:
 +Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ… thoảng qua gió mát.
 +Vòm trời, ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh. Vũ trụ bao la, thăm thẳm.
- Phố huyện như chìm vào trong bóng tối vốn đã buồn, càng buồn hơn. Bóng tối dày đặc, bao trùm cả đường phố, các ngõ con.
- Nhà văn huy động mọi thứ làm ra ánh sáng: Các loại đèn: đèn treo, đèn Hoa Kì, đèn dây, đèn ghi… Bếp lửa, tàn lửa, những con đom đóm, giải Ngân hà.
 + Cả ánh sáng nhân tạo và thiên tạo nhưng không đủ sức xua tan đi bóng tối và nó quá nhỏ bé, ít ỏi.
 + Bóng tối tràn lan, đậm đặc hiện diện như một cái gì hãi hùng đang hoạt động, thâm nhập, luồn lách, bám vào phố huyện.
2. Hình ảnh những con người sống trong bóng tối:
a. Những cuộc đời tàn tạ, quẩn quanh.
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo.
- Mẹ con chị Tí.
 + Ngày: mò cua bắt ốc.
 

File đính kèm:

  • docGIAO AN CC 11 kì I..doc