Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 90: Tiểu sử tóm tắt

 -Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt.

 2- Bài 2: so sánh.

 -Giống: đều viết về một nhân vật nào đó.

 -Khác:

 +TSTT và điếu văn: khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn đọc trong lễ truy điệu nên ngoài nội dun tiểu sử còn nội dung khác: tiếc thương, chia buòn cùng gia quyến,.

 +TSTT và sơ yếu lí lịch đều thuật lại những nét chính liên quan đến một người nào đấy. Nhưng có nét khác:

 *SYLL: do chính bản thân viết, còn TSTT do người khác viết.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 90: Tiểu sử tóm tắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.02
Tiết 90 	Làm văn: TIỂU SỬ TÓM TẮT 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được mục đích yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
- Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt.
2- Kĩ năng: RLKN viết tiểu sử tóm tắt, kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn.
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng HS quý trọng những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà lãnh đạo. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	Yêu cầu: HS soạn bài đầy đủ, chất lượng.
3-Bài mới: 
-Vào bài: Trong học tập cũng như trong cuộcsống, khi cần viết giới thiệu về một văn, nhà thơ hay 1 người nào đó ta cần biết tiểu sử của họ. Cần trình bày sao cho ngắn gọn mà vẫn đầy đủ thông tin cơ bản -> Tóm tắt tiểu sử mà bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
	-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
15’
12’
 HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
 Hỏi: Mục đích của em khi viết tiểu sử tóm tắt?
 Khi viết, chúng ta đặt ra yêu cầu gì đối với bài viết của mình?
 HĐ2: Tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.
 Hỏi: Hãy nêu những kinh nghiệm của bản thân khi viết tiểu sử tóm tắt?
 Hỏi: Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh?
 Nhận xét về tài liệu? 
 Vậy để viết bài tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm những tài liệu gì? Yêu cầu của những tài liệu đó?
 Hỏi: Bài viết gồm những nội dung nào? Được sắp xếp ra sao? Cần lưu ý gì khi viết phần đánh giá?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 GV yêu cầu HS tổng kết bài học,GV nhận xét, khái quát.
 Gọi HS đọc ghi nhớ.
 GV hướng dẫn HS luyện tập.
 Hỏi: Điểm giống và khác nhau giữa văn bản điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh với tiểu sử tóm tắt? 
 GV định hướng, HS về nhà viết.
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
 HS: trình bày tiểu sử tóm tắt NTrãi (hoặc HCM).
 HS: trình bày. 
 HS: trả lời.
HĐ2: Tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.
 HS: phát biểu tự do.
=> chốt: 2 bước (Chọn tài liệu; Viết).
 HS: đọc bài LTVinh.
 -Giới thiệu k.q tên, quê.
 -Những đặc điểm nổi bật về con người; sự nghiệp; văn chương.
 -Đánh giá chung.
 HS: trả lời tự do.
 HS: trao đổi.
 HS trả lời
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS tổng kết bài học.
 HS đọc ghi nhớ SGK. 
 HS: so sánh, đối chiếu.
 HS lắng nghe, về nhà hoàn thành bài tập.
 I- Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt: 
 1. Mục đích:
 -Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin 1 cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về c.đời, sự nghiệp của 1 cá nhân.
 -Nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về c.đời, sự nghiệp; cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, sử dụng lao động.
 2- Yêu cầu: 
 -Thông tin 1 cách k.quan, chính xác.
 -Nội dung và độï dài của văn bản phù hợp với mục đích tóm tắt.
 -Văn phong: cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
 II- Cách viết tiểu sử tóm tắt:
 1- Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt:
 a- Chọn các tài liệu tiêu biểu , cần thiết:
 -Tên tuổi, quê quán.
 -Những điểm nổi bật về con người và sự nghiệp, những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu.
 -Đánh giá chung.
 b- Cách chọn và yêu cầu đối với tài liệu:
 -Sưu tầm những tài liệu viết về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật (phải có độ tin cậy cao, do các nhà xuất bản uy tín ấn hình).
 -Sưu tầm những tài liệu của chính n.vật.
 2- Cách viết tiểu sử tóm tắt:
 -Sắp xếp tài liệu theo 1 trình tự khoa học, hợp lý theo 4 phần (ghi nhớ) .
 -Viết từng phần rõ, gọn, chính xác với lời văn cô đọng, trong sáng.
 -Phần đánh giá cần cân nhắc kĩ để có những đáng giá đúng đắn, thỏa đáng.
 III- Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK).
 2- Luyện tập:
 1- Bài 1: 
 -Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt.
 2- Bài 2: so sánh.
 -Giống: đều viết về một nhân vật nào đó.
 -Khác:
 +TSTT và điếu văn: khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn đọc trong lễ truy điệu nên ngoài nội dun tiểu sử còn nội dung khác: tiếc thương, chia buòn cùng gia quyến,..
 +TSTT và sơ yếu lí lịch đều thuật lại những nét chính liên quan đến một người nào đấy. Nhưng có nét khác:
 *SYLL: do chính bản thân viết, còn TSTT do người khác viết.
 *SYLL thường có mẫu cố định, nội dung nhấn mạnh nhân thân và các mối quan hệ. Còn TSTT chỉ nêu những mối quan hệ coảnh hưởng đến cá nhân được viết tiểu sử, chú trọng đến cống hiến, đóng góp của người đó và không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
 +Thuyết minh: sử dụng TSTT như 1 bộ phận, 1 tài liệu của v.bản thuyết minh. 
 3- Bài 3: (HS về nhà làm).
	4- Dặn dò: 
- Xem lại bài học; Viết TSTT của nhà thơ Xuân Diệu
- Đọc – soạn: Tôi yêu em (Pu-skin). 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT90.doc