Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 9: Thương Vợ (Trần Tế Xương)

 - Câu thơ k.quát được công việc của bà Tú (buôn bán), thời gian (quanh năm), địa điểm (mom sông) - một công việc vất vả và có phần hiểm nguy.

 -"Nuôi đủ năm con với một chồng"-> một mình bà Tú tảo tần nuôi 5 con trong sự so sánh với "một chồng". Phải chăng không chỉ là năm mà là năm nhân hai ->gánh nặng quá sức nhưng bà Tú gánh được và "nuôi đủ": ông không chỉ ăn no mà còn phải uống say, không chỉ mặc lành, ấm mà còn phải diện đẹp.

-> nỗi vất vả của bà Tú gấp đôi nhưng sự đảm đang của bà lại tăng lên bội phần.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 9: Thương Vợ (Trần Tế Xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02/9/2008 
Tiết 9 : 	Đọc văn: THƯƠNG VỢ -Trần Tế Xương –
I- Mục đích yêu cầu: 
1-Kiến thức: Giúp học sinh:
 	 -Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời của tác giả.
 -Thấy được sự vất vả, đảm đang, hy sinh của bà Tú. 
 -Hiểu được tấm lòng biết ơn, trân trọng và cả sự ân hận, day dứt của Tú Xương. 
 Thấy được cái hay, chân thực, tự nhiên, điêu luyện và tài hoa của thơ Tú Xương.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm thơ.
3- Tư tưởng: Bồi dưỡng, giáo dục tình cảm yêu quý, trân trọng và cảm thông đ/v những người phụ nữ .
II- Chuẩn bị:
	1- GV: -SGK, SGV; thiết kế GA
	-Bảng phụ 
2- HS: Đọc và chuẩn bị bài học.
III- Hoạt động dạy học: 
1'	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
	Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Câu cá mùa thu” và nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ?
	Yêu cầu:
	-HS đọc diễn cảm.
	-HS cảm nhận được bức tranh mùa thu “điển hình” cho mùa thu làng cảnh Việt Nam qua chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh.
	3-Bài mới:
-Vào bài: Nhắc tới TX, người ta không chỉ nói đến một nhà thơ trào phúng sắc sảo, cay độc quyết liệt mà còn bởi ông còn là một nhà thơ trữ tình sâu lắng. Ta có thể cảm nhận rõ điều đó qua tác phẩm “Thương vợ”:
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
6’
25’
5’
HĐ1: Hướng dẫn đọc-hiểu chung:
 GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn SGK.
 Hỏi: Nêu vài nét về tác giả?
 -Con người.
 -Sáng tác
 Hỏi: Thử nêu nội dung của hai mảng thơ của Tú Xương?
 GV nhận xét, bổ sung.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
 GV gọi HS đọc bài thơ, nhận xét, hướng dẫn cách đọc.
 Hỏi: Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?
 Chú ý:
 -Từ ngữ: quanh năm, mom sông, nuôi đủ, năm con với một chồng.
 -Cách nói.
 -Phân tích cách sử dụng thi liệu vhdg của TX?
 -Phân tích từ ngữ:
 +"eo sèo": lời qua tiếng lại, cái mặc cả, cái khó chịu của người mua bán.
 +"buổi đò đông":
 ->đông người trên l con đò
 -> hoặc nhiều đò trên sông.
 Hỏi: Phân tích làm rõ đức tính cao đẹp của bà Tú?
 Chú ý:
 -Câu thơ “Nuôi đủ ....”
 -Hai câu luận.
 Hỏi: Nhận xét về sự sáng tạo của TX khi vận dụng thành ngữ vào bài thơ? Cách nói đó đã cho ta biết gì về thân phận và đức tính của bà Tú?
 Hỏi: Hình ảnh ông Tú hiện lên như thế nào qua bài thơ?
 -Nỗi lòng thương vợ.
 -Nhân cách của ông Tú.
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 Hỏi: Nêu khái quát:
 - Nội dung tư tưởng của bài thơ
 - Nhận xét về nghệ thuật.
 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
 GV hướng dẫn bài tập (SGK), yêu cầu HS về nhà làm.
HĐ1: Đọc-hiểu chung:
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS trả lời.
 HS nêu.
 HĐ2: Đọc – hiểu văn bản.
 HS đọc bài thơ.
 -Công việc: buôn bán 
 -Thời gian: quanh năm Ị trọn ngày, trọn tháng, trọn năm, không trừ một ngày nào.
 -Nơi buôn bán: Mom sôngỊcheo leo, chênh vênh đầy nguy hiểm.
 HS thảo luận, trình bày.
 - Cd diễn đạt trung tính: "Con cò lặn lội..", TX đảo lại "Lặn lội thân cò.." -->nhấn mạnh vất vả lam lũ.
 - Cdao gián tiếp nói về người phụ nữ qua h.ả con cò nhưng ở đây TX đã đồng nhất thân cò vào thân phận người vợ chứ không chỉ nói gián tiếp con cò.
 - Cda nói con cò "lặn lội" trong những thơi điểm cụ thể; ở đây TX dùng h.ả "quãng vắng" có g.trị gợi tả hơn: "quãng vắng" có thể là sáng sớm, trưa, chiều hoặc tối --> bà Tú cần mẫn buôn bán trong mọi thời điểm của ngày -> vất vả của bà Tú.
 --> cách vận dụng sáng tạo nguồn thi liệu vhdg của TX. 
 HS trả lời
 HS phát hiện, phân tích.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
 HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời.
 HS phát hiện, phân tích.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS trả lời
 HS đọc ghi nhớ SGK.
 HS lắng nghe, về nhà làm.
I- Đọc - hiểu chung:
 1- Tác giả: 
 -Tên thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
 -Có cá tính sắc sảo, phóng túng, thông minh, học giỏi nhưng chỉ đỗ tú tài.
 -Sống vào giai đoạn giao thời đổ vỡ: xã hội phong kiến già nua đang chuyển thành xã hội lai căng thực dân nửa phong kiến à Tâm trạng chất chứa nỗi niềm suy tư thế sự.
 2- Sáng tác: khoảng 100 bài, chủ yếu thơ Nôm, nhiều thể thơ, gồm hai mảng:
 - Thơ trào phúng sắc sảo, cay độc và quyết liệt.
 -Thơ trữ tình vừa chua chát, cay đắng vừa đằm thắm lắng sâu.
 3- Tác phẩm:
 Viết về vợ bà Phạm Thị Mẫn Ị quen thuộc trong thơ Tú Xương, hiện tượng hiếm có trong văn học dân tộc.
 II- Đọc hiểu văn bản:
 1- Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú:
 a- Nỗi vất vả gian truân của bà Tú:
 - Câu thơ k.quát được công việc của bà Tú (buôn bán), thời gian (quanh năm), địa điểm (mom sông) - một công việc vất vả và có phần hiểm nguy.
 -"Nuôi đủ năm con với một chồng"-> một mình bà Tú tảo tần nuôi 5 con trong sự so sánh với "một chồng". Phải chăng không chỉ là năm mà là năm nhân hai ->gánh nặng quá sức nhưng bà Tú gánh được và "nuôi đủ": ông không chỉ ăn no mà còn phải uống say, không chỉ mặc lành, ấm mà còn phải diện đẹp...
-> nỗi vất vả của bà Tú gấp đôi nhưng sự đảm đang của bà lại tăng lên bội phần.
 -"Lặn lội thân cò"->đảo ngữ->nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ.
 Ca dao ví von gián tiếp h.ả con cò để nói về người vợ nhưng ở đây TX đồng nhất trực tiếp thân cò vào thân phận người vợ lặn lội sớm hôm 
-> nhấn mạnh nỗi vất vả, dãi dầu mưa nắng, lo toan dù hoàn cảnh nào, vắng vẻ cũng như đông đúc, bà Tú vẫn cứ cần mẫn và gợi nỗi đau thân phận.
 -"Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
 +Hiểu cách nào cũng là chen chúc nhau, tranh giành nhau nên mới lời qua tiếng lại.
 +”Khi quãng vắng” đối “Buổi đò đông” -> nổi bật sự vất vả, gian truân bà Tú: đã vất vả đơn chiếc lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn.
 b- Đức tính cao đẹp của bà Tú:
 -Đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ .... chồng”.
 -Giàu đức hi sinh:
 +"Một duyên hai nợ": từ ghép duyên nợ đã được TX sáng tạo: duyên có một mà nợ gấp 2,3, hạnh phúc ít ỏi mà khổ cực gấp bội phần nhưng bà Tú vẫn "âu đành phận", cam chịu, nhẫn nhịn, diệu hiền.
 + "Năm nắng mười mưa": TX sáng tạo từ thành ngữ "một nắng hai sương" -> k.quát được nỗi cực nhọc mà bà Tú phải gánh chịu mà đâu dám "quản công".
-> Người vợ đến đây không chỉ chịu vất vả, đảm đang, nhẫn nại, cần cù mà còn giàu đức hi sinh, nhẫn nhịn, âm thầm. Đó cũng là cái đức truyền thống của người phụ nữ VN. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ thương xót mà còn thương cảm, sâu hơn, thấm thía hơn và còn là sự biết ơn, trân trọng vợ của TX.
 2- Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ:
 -Yêu thương, quí trọng, tri ân vợ:
 +Tấm lòng xót thương, biết ơn công lao của vợ.
 +Ca ngợi sự hi sinh của vợ.
 -Con người có nhân cách:
 +"Cha mẹ thói đời": TX lớn tiếng chửi "thói đời" -> cái nếp nghĩ của xh pk đã không cho ông Tú được "thương vợ" một cách thiết thực. Dẫu muốn, ông sao có thể được cùng lam lũ chân tay "lặn lội" giúp bà, càng không thể dính vào buôn bán "eo sèo" mà thời ấy vẫn cho là hạ cấp, xấu xa. 
 +Không đổ thừa cho cái chung vô thưởng vô phạt mà còn tự chửi mình, trách móc dằn vặt về sự vô tích sự của mình "ăn ở bạc", "có chồng hờ hững cũng như không".
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 -Bài thơ sử dụng tài tình ngôn ngữ dân gian: khẩu ngữ, thành ngữ, ca dao và có sự sáng tạo độc đáo tạo nên những hiệu quả bất ngờ.
 -Bài thơ thể hiện tình yêu thương, quý trọng vợ của TX qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân những đức tính cao đẹp của bà Tú; đồng thời đó còn là hình ảnh ông Tú và tâm sự của ông.
 2- Luyện tập:
2’	4- Dặn dò: 
- Xem lại bài giảng, bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm:	- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến).
	-Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
1- Thơ TTX mang đậm tính cách của ông. Nếu cá tính phóng khoáng, mạnh mẽ tạo nên một Tú Xương sắc sảo, quyết liệt trong mảng thơ trào phúng thì trái tim giàu lòng nhân ái lại tạo nên một Tú Xương với phong cách thơ trữ tình đằm thắm, lắng sâu. Tiếng gọi đò u hoài trong bài thơ cũng chính là tiếng gọi của cả một giai đoạn lịch sử, là nỗi lòng thao thức, day dứt của nhà thơ trước vận mệnh non sông đất nước.
Ta cũng có thể thấy rõ chất trữ tình qua bài thơ”Thương vợ” của ông.
2-
Thơ trào phúng sắc sảo,cay độc và quyết liệt:
-Lên án những cái xấu xa của xã hội Việt Nam đương thời.
-Đả kích bọn quan lại, tay sai, bọn cơ hội tùy thời.
-Đả kích những điều sai trái suy cấp trên nhiều phương diện.
Þ Là tiếng cươì đả kích mạnh mẽ vào những cái xấu xa lố lăng của xã hội đương thời, đồng thời là tiếng nói của một tâm sự kín đáo
Thơ trữ tình vừa chua chát,cay đắng vừa đằm thắm lắng sâu:
-Nhân vật trữ tình trong thơ chính là Tú Xương, một nhân vật có cá tính có lúc tự xưng ta, tôi, mi, tớ… có lúc tự chửi rủa mình, nhưng có lúc rất mực đa tình.
-Có tình bạn gắn bó hồn nhiên tha thiết:
-Đùa giỡn với cái nghèo.
-Buồn tủi vì thi hỏng. 
-Đau đớn, u uất trước cảnh nước mất nhà tan (Sông Lấp). 
3- Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG:
-Vận dụng hình ảnh:
+Hình ảnh con cò tỏng ca dao khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó “Con cò lặn ...... nỉ non”; thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt “Con cò mày đi ăn đêm ....”
+Hình ảnh con cò trong bài thơ Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa tội nghiệp hơn. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của thời gian, con cò trong thơ TX ở giữa sự rợn ngợp cả k/g và t/g: heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách nói thân cò càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận.
-Vận dụng thành ngữ sáng tạo.

File đính kèm:

  • docT9.doc