Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 86: Từ ấy (Tố Hữu)

 -Tôi buộc lòng tôi với mọi người: “buộc” là ngoa dụ: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ gắn bó, chan hòa với mọi người: khẳng định quan niệm mới về lẽ sống: sự gắn bó giữa “cái tôi” cá nhân với cái ta chung, lớn lao.

 -Để tình trang trải với trăm nơi: tâm hồn trải rộng, đồng cảm sâu xa với “trăm nơi”, mọi người ở khắp mọi nơi.

 -Hồn tôi với bao hồn khổ: những con người lao khổ, quần chúng nhân dân lao động -> tình giai cấp sâu sắc, mãnh liệt, sự quan tâm đến quần chúng lao khổ.“Khối đời” đông đảo -> sự đoàn kết chặt chẽ, tạo nên sức mạnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 86: Từ ấy (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15.02.2009
Tiết 86 	Đọc văn: TỪ ẤY 	(Tố Hữu) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lý tưởng với cuộc đời nhà thơ. 
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu ... trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản, phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình cảm cách mạng, lẽ sống có lý tưởng, đúng đắn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (Chép bài thơ).
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	- Câu hỏi: Phân tích nội dung cơ bản của bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)?
	-Y/c: HS phân tích làm rõ bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống.
	+ Bức tranh thiên nhiên: cánh chim, chòm mây -> t/g, k/g, tâm trạng, khí phách. 
	+ Bức tranh xã hội: cuộc sống lao động bình dị qua hình ảnh cô gái trẻ trung, sống động; hình ảnh lò than rực hồng -> tin yêu, lạc quan. 
3-Bài mới: 
-Vào bài: Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của làng thi ca Việt Nam, với Tố Hữu: con người thi sĩ – con người cách mạng là một, chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với chặng đường cách mạng. “Từ ấy” là niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lý tưởng của Đảng. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
6’
25’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nêu một vài nét về tác giả, bài thơ?
 GV nhận xét, khái quát.
 HĐ2: Đọc – hiểu văn bản.
 Hỏi: Bài thơ được chia làm mấy đoạn? Ý chính mỗi đoạn?
 Hỏi: Mở đầu bài thơ (tên tập thơ) là cụm từ “Từ ấy”. Mốc thời gian này có ý nghĩa gì đối với cuộc đời Tố Hữu?
 Hỏi: Lý tưởng Đảng được thể hiện bằng từ ngữ hình ảnh nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của những hình ảnh đó? 
 Hỏi: Động từ: bừng, chói diễn tả điều gì?
 Hỏi: Phân tích cái hay của hình ảnh so sánh được sử dụng?
 Hỏi: Tình cảm của nhà thơ với nhân dân lao động? Từ ngữ biểu hiện sự gắn bó đó?
 Hỏi: Phân tích từ: đã là con, là anh, là em để thấy rõ sự gắn bó sâu sắc của Đảng với nhân dân lao động?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật?
 Hỏi: Nêu giá trị nội dung của bài thơ?
 GV khái quát, yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
 GV hướng dẫn cho học sinh về nhà luyện tập.
 HĐ1: Tìm hiểu chung.
 HS đọc Tiểu dẫn, trả lời.
HĐ2: Đọc – hiểu văn bản.
 HS đọc bài thơ.
 HS trả lời
 HS liên hệ, trả lời
 HS phát hiện, phân tích, trả lời.
 HS: thảo luận nhóm.
 HS: trả lời. 
 HS: phát hiện, trả lời.
 HS: phát biểu.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HS đọc ghi nhớ.
 Học sinh về nhà luyện tập.
 I- Đọc - hiểu chung:
 1- Tố Hữu (1920-2002) tên Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế. 1938 được kết nạp vào Đảng, thơ Tố Hữu gắn liền với những chặng đường cách mạng.
 2- “Từ ấy”:
 -Để ghi lại kỉ niệm sâu sắc khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, Tố Hữu đã làm bài thơ này.
 -Bài thơ thuộc phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”.
 II-Đọc – hiểu văn bản:
 1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng Đảng:
 -Từ ấy: mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu, khi đó nhà thơ đang hoạt động trong tổ chức Đoàn, được giác ngộ cách mạng, được kết nạp Đảng.
 -Nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim: hàng loạt ẩn dụ khẳng định lý tưởng cộng sản như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ:
 +Là ánh nắng rực rỡ, mãnh liệt.
 +Là mặt trời: nguồn sáng kì diệu, là chân lý: tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải soi sáng cuộc đời nhà thơ -> chân trời mới về nhận thức, tư tưởng, tình cảm. 
 +Bừng, chói: động từ mạnh. “Bừng”: ánh sáng phát ra mạnh, rộng khắp; “chói”: ánh sáng có sức xuyên mạnh -> độ mạnh của ánh sáng và niềm vui của tâm hồn.
 -Hồn tôi là 1 vườn hoa lá: so sánh độc đáo: tâm hồn đầy sức sống với “đậm hương” “rộn tiếng chim” tươi xanh của cây lá -> niềm yêu đời, yêu cuộc sống, cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ Tố Hữu.
 2- Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống.
 -Tôi buộc lòng tôi với mọi người: “buộc” là ngoa dụ: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ gắn bó, chan hòa với mọi người: khẳng định quan niệm mới về lẽ sống: sự gắn bó giữa “cái tôi” cá nhân với cái ta chung, lớn lao.
 -Để tình trang trải với trăm nơi: tâm hồn trải rộng, đồng cảm sâu xa với “trăm nơi”, mọi người ở khắp mọi nơi.
 -Hồn tôi với bao hồn khổ: những con người lao khổ, quần chúng nhân dân lao động -> tình giai cấp sâu sắc, mãnh liệt, sự quan tâm đến quần chúng lao khổ.“Khối đời” đông đảo -> sự đoàn kết chặt chẽ, tạo nên sức mạnh.
 3- Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
 -Tôi đã là con của vạn nhà -> “đã” quá khứ, “là con”, “em”, “anh”: sự gắn bó ruột thịt, gần gũi, thiêng liêng, đầm ấm, “vạn” số nhiều => cảm nhận sâu sắc bản thân là thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ.
 -Vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ -> tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ thật xúc động, chân thành khi nói đến những kiếp người đau khổ bất hạnh nhất, những em bé không nơi nương tựa, lang thang, vất vưởng.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: 
 a- Nghệ thuật: Thể thơ truyền thống, ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ đặc sắc.
 b- Nội dung: 
 -Bài thơ là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cộng sản.
 -Bài thơ là tuyên ngôn cho tập “Từ ấy” và thơ Tố Hữu: quan điểm nhận thức và sáng tác, đó là quan điểm của giai cấp vô sản: nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. 
 2- Luyện tập:
 HS về nhà làm bài tập.
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ – nắm nội dung cơ bản.
- Làm phầân luyện tập.
- Đọc – soạn: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân .
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT86.doc