Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 74: Nghĩa của câu

 -Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

 -Sự việc trong thực tế khách quan rất đa dạng: sự kiện, hiện tượng, những hoạt động có tính động, có diễn biến trong thời gian và không gian, các trạng thái tĩnh, những quan hệ giữa các sự vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 74: Nghĩa của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06. 01
Tiết 74 	Tiếng Việt: NGHĨA CỦA CÂU
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
2- Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp..
3- Tư tưởng thái độ: Có ý thức sử dụng câu đúng.
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết kế giáo án, Làm ĐDDH.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	- Câu hỏi: Phân tích nghĩa của 2 câu thơ cuối bài “Lưu biệt khi xuất dương”.
	- Y/c: HS đọc 2 câu thơ.
Phân tích nghĩa của câu thơ: 	- Khát vọng cao đẹp, lớn lao.
	- Hình ảnh đẹp, hào hùng, kì vĩ.
--> Khát vọng, tư thế đẹp, thể hiện niềm tin, quyết tâm cao độ.	
3-Bài mới: 
-Vào bài:
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
17’
10’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu thành phần nghĩa của câu.
 Hỏi: Câu a1,a2 đều đề cập đến 1 sự việc, đó là sự việc gì?
 Câu nào biểu hiện sự việc nhưng chưa chắc chắn?
 Câu nào biểu lộ sự đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?
 Hỏi: Từ 2 ví dụ trên em rút ra nhận định gì về nghĩa của câu? 
 Hỏi: Chỉ rõ 2 thành phần nghĩa của câu: “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!” 
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa sự việc.
 Hỏi: Theo em, trong thực tế có những sự việc nào?
 Hỏi: HS tìm ví dụ khác biểu hiện hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm ...?
 Hỏi: Chỉ rõ câu: “Trong nhà có khách” có mấy bộ phận?
 Hỏi: Tìm những từ biểu hiện quan hệ? 
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 GV yêu cầu tổng kết nội dung bài học, gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ (SGK Ngữ văn 11, T2, tr.8)
 GV phân công 4 nhóm phân tích nghĩa sự việc của bài thơ: 
 Nhóm 1: 2 câu đầu.
 Nhóm 2: 2 câu tiếp.
 Nhóm 3: 2 câu tiếp.
 Nhóm 4: 2 câu kết.
 Hỏi: Phân tích nghĩa tình thái của câu?
 HĐ1: Tìm hiểu thành phần nghĩa của câu.
 HS đọc ngữ liệu trong SGK.
 HS: trả lời.
 HS: thảo luận – trả lời.
 HS: 
 -Nghĩa sự việc: y văn võ đều song toàn.
 -Nghĩa tình thái:
 .Thái độ ngạc nhiên “Thế ra”
 .Thái độ kính cẩn: dạ.
 .Thái độ thán phục “Chà chà” 
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa sự việc.
 HS: trả lời. 
 HS cho ví dụ.
 HS: “Trong nhà”: nơi chốn; “có”: động từ tồn tại; “khách”: sự vật tồn tại.
 HS: trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 -HS tự tổng kết bài học
 -HS đọc ghi nhớ (SGK Ngữ văn 11, T2, tr.8)
 HS: thực hiện.
 HS: trả lời.
 I- Hai thành phần nghĩa của câu: 
 1- Phân tích ngữ liệu: 
 -Câu a1,a2:
 +Đều đề cập đến 1 sự việc: C.Phèo từng có ao ước có 1 gia đình nho nhỏ.
 +Khác nhau: a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn, a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
 -Câu b1,b2: 
 +Cả 2 câu đều đề cập đến sự việc Người ta cũng bằng lòng (nếu tôi nói)
 +Câu b1 thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc; b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc. 
 2- Nhận định: 
 Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa:
 -Thành phần nghĩa thứ nhất là sự việc (còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện): đề cập đến 1 hoặc vài sự việc.
 -Thành phần nghĩa thứ 2 là nghĩa tình thái: bày tỏ sự đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
 II- Nghĩa sự việc:
 1. Khái niệm:
 -Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. 
 -Sự việc trong thực tế khách quan rất đa dạng: sự kiện, hiện tượng, những hoạt động có tính động, có diễn biến trong thời gian và không gian, các trạng thái tĩnh, những quan hệ giữa các sự vật. 
 2. Một số loại sự việc phổ biến:
 a- Câu biểu hiện hành động:
 Vd: Mẹ dắt em đi học.
 b- Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:
 Vd: Xanh xanh bài mía bờ dâu.
 c- Câu biểu hiện quá trình:
 Vd: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.
 d-Câu biểu hiện tư thế: lom khom, ngồi, vắt vẻo, chạy, nhảy ... 
 đ-Câu biểu hiện sự tồn tại:
 -Loại sự việc tồn tại có thể câu chỉ có 2 bộ phận: động từ tồn tại (có, còn, mất hết...) và sự vật tồn tại (khách, tiền, gạo, đệ tử...) có thể thêm bộ phận thứ 3: nơi chốn hay thời gian tồn tại ... có thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại: Thỏ thẻ oanh vàng.
 e-Câu biểu hiện quan hệ: nhiều loại quan hệ.
 +là: đồng nhất.
 +của: sở hữu. 
 +như, giống như, hệt, tựa ...: so sánh.
 +vì, tại, do bởi ... : nguyên nhân.
 +để, cho: mục đích.
 *Trong câu, những từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng các vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ hoặc các thành phần phụ khác.
 III- Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK Ngữ văn 11, T2, tr.8)
 2- Luyện tập:
 1 Bài tập 1: Phân tích nghĩa sự việc “Thu điếu”
 Câu 1: 2 sự việc (ao thu, nước); Trạng thái: lạnh lẽo, trong veo.
 Câu 2: 1 sự việc – đặc điểm: thuyền – bè.
 Câu 3: 1 sự việc-q.trình: sóng- gợn.
 Câu 4: 1 sự việc–quá trình: lá, đưa vèo. 
 Câu 5: -sự việc – trạng thái: tầng mây – lơ lửng.
 -sự việc–đặc điểm: trời–xanh ngắt.
 Câu 6: -sự việc – đặc điểm: ngõ trúc – quanh co.
 -Sự việc–trạng thái: khách–vắng teo.
 Câu 7: 2 sự việc – tư thế: tựa gối, ôm cần.
 Câu 8: sự việc–hành động: cá- đớp.
 2- Bài tập 2: 
 -Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc:
 Câu a: nghĩa tình thái: kể, thực, đáng.
 Nghĩa sự việc: các từ còn lại.
 Nghĩa tình thái: công nhận sự danh giá là có thực nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (kể) còn phương diện khác là đáng sợ.
 3- Bài tập 3: từ cần chọn “hẳn” :
 Câu có nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt thì không phải là người xấu. Ở đây chỉ có thể là tình thái khẳng định mạnh mẽ, cho nên cần chọn từ “hẳn”.
2’	4- Dặn dò: 
	-Xem lại bài học, bài tập, làm bài tập còn lại. 
	-Chuẩn bị bài mới: Bài viết số 5 (Nghị luận xã hội).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	

File đính kèm:

  • docT74.doc