Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 114: Tóm tắt văn bản nghị luận

 *Nước ta không hiểu nghĩa vụ loài người, nước Pháp có.

 *Nước Pháp có đoàn thể, có công đức, người mình mạnh ai nấy sống.

 +Nguyên nhân của việc không có luân lí.

 *Bọn học trò ham quyền tước, vua ưa nịnh hót.

 *Quan thì bù nhìn, tham nhũng, không thực tài.

 *Bọn xấu mua quan, bán tước.

 +Cần phải xây dựng luân lí xã hội để được độc lập, tự do.

 *phải có đoàn thể.

 *phải truyền bá xã hội chủ nghĩa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4126 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 114: Tóm tắt văn bản nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/4 
Tiết 114 	TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được mục đích yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 
- Vận dụng kinh nghiệm tóm tắt các kiểu văn bản khác (tự sự, thuyết minh) vào việc tóm tắt văn bản nghị luận. 
2- Kĩ năng: RLKN tóm tắt văn bản nghị luận.	
3- Tư tưởng thái độ: Vận dụng vào cuộc sống thực tiễn khi cần tóm tắt một vấn đề.. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.	
	3-Bài mới: 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
8’
17’
17’
 HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 
 Hỏi: Mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận là gì?
 Hỏi: Những yêu cầu khi tóm tắt văn bản nghị luận?
 HĐ2: Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản nghị luận.
 Hỏi: Vấn đề được đem ra bàn bạc là gì? Dựa vào đâu anh/chị biết điều đó?
 Hỏi: Mục đích viết văn bản? Phần nào trong văn bản thể hiện rõ điều đó?
 Hỏi: Xác định các luận điểm?
 HỎi: Tìm các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm?
 Hỏi: Cách tóm tắt văn bản nghị luận?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 GV yêu cầu HS tổng kết nội dung bài học.
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
 Hỏi: Xác định chủ đề của của hai văn bản a, b trong bài tập 1?
 GV yêu cầu HS viết đoạn văn tóm tắt văn bản 2.
 HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. 
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HĐ2: Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản nghị luận.
 Đọc văn bản “Về luân lý xã hội ở nước ta”
 HS trả lời.
 HS phát hiện, trả lời.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 HS tự tổng kết bài học.
 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 HS đọc bài tập 1.
 I- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận:
 1- Mục đích:
 -Khái niệm: Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.
 -Mục đích:
 +Hiểu được bản chất của văn bản.
 +Làm nguồn đề tài sử dụng lâu dài.
 +RLKN đọc – hiểu, đọc lướt nắm ý và kỹ năng rút gọn văn bản.
 2- Yêu cầu:
 -Trung thành với luận điểm, luận cứ của văn bản gốc.
 -Diễn đạt ngắn gọn, súc tích.
 II- Cách tóm tắt văn bản nghị luận:
 1-Phân tích ngữ liệu:
 -Vấn đề bàn bạc là luân lí xã hội ở nước ta. Thể hiện qua câu “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”; cả văn bản.
 -Mục đích: cần xây dựng luân lí xã hội; đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực trạng đen tối, kêu gọi mọi người hướng đến tương lai.
 Thể hiện ở phần mở bài, phần kết cũng như ý khái quát của các đoạn văn trong phần thân bài.
 -Các luận điểm, luận cứ:
 + Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội.
 *Nước ta không hiểu nghĩa vụ loài người, nước Pháp có.
 *Nước Pháp có đoàn thể, có công đức, người mình mạnh ai nấy sống.
 +Nguyên nhân của việc không có luân lí.
 *Bọn học trò ham quyền tước, vua ưa nịnh hót.
 *Quan thì bù nhìn, tham nhũng, không thực tài.
 *Bọn xấu mua quan, bán tước.
 +Cần phải xây dựng luân lí xã hội để được độc lập, tự do.
 *phải có đoàn thể.
 *phải truyền bá xã hội chủ nghĩa.
 2- Cách tóm tắt:
 - Đọc kĩ văn bản gốc.
 -Lựa chọn ý, chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
 -Tìm luận điểm, luận cứ.
 -Diễn đạt lại luận điểm, luận cứ mạch lạc.
 -Đối chiếu với văn bản gốc.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 2- Luyện tập:
 1- Căn cứ vào nhan đề, phần mở đầu sau, xác định chủ đề văn bản:
 a- Sự đa dạng mà thống nhất của Inđônêxia.
 b- Xuân Diệu – nhà nguyên cứu phê bình văn học.
 2- Bài 2:
 -Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
 -Mục đích: Nhắc nhở mọi người ý thức tiết kiệm nước.
 -Các luận điểm:
 +Nước là tài sản bị lãng phí nhiều nhất.
 +Dân số tăng -> nước thiếu.
 +Một số quốc gia thiếu nước, tranh chấp nguồn nước, nguồn nước bị ô nhiễm,.....
2’	4- Dặn dò: 
	- Xem lại bài học, Viết văn bản tóm tắt “Một thời đại trong thi ca”
	- Đọc – soạn: Ôn tập Tiếng Việt. 
	IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
Nước ngọt là thứ tài sản thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia nào cũng có. Với tốc độ gia tăng dân số và phát triển công nghiệp như hiện nay nước đang cạn kiệt và ô nhiễm. Hãy tiết kiệm nguồn nước ngọt quí giá cho hôm nay và cho cả mai sau.

File đính kèm:

  • docT114.doc
Giáo án liên quan