Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 106-107

 -Cách nêu luận đề trực tiếp, ngắn gọn:

 +Tinh thần Thơ mới: là nội dung bản chất, cốt lõi -> đặc trưng Thơ mới, khái quát cho cả phong trào Thơ mới.

 +Rất khó tìm vì: ranh giới Thơ mới và thơ cũ không rạch ròi, khó phân biệt (dẫn chứng thơ)

 -Cách nhận diện Thơ mới:

 +Căn cứ vào những bài thơ hay, so sánh bài hay với bài hay.

 +So sánh, đối chiếu trên đại thể: khái quát bản chất phổ biến nhất vì cái mớivà cái cũ vẫn nối tiếp, trong cái mới cái cũ còn rơi rớt.

 => Đó là phương pháp khoa học để tìm hiểu, khám phá 1 vấn đề văn học phức tạp và mới mẻ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 106-107, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7.4.2009
Tiết 106-107 	MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
 (Trích “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, Hoài Chân)
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “Tinh thần Thơ mới” trong ý nghĩa xã hội và ý nghĩa văn chương. 
- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của t.giả. 
2- Kĩ năng: 	- RLKN đọc hiểu văn bản thuộc thể loại tiểu luận. 
	- Kỹ năng phân tích, đánh giá Thơ mới với cái nhìn tổng thể.
3- Tư tưởng thái độ: 	Trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc. 
Bồi dưỡng tình yêu đối với văn chương. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo; Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Ba cống hiến vĩ đại của Mác? Nghệ thuật trình bày của Ăng-ghen? 
	-Y/c: HS trả lời được các ý sau: 
+3 cống hiến vĩ đại của Các Mác.
+ NT trình bày: tằng tiến, tăng cấp, so sánh trùng điệp => ca ngợi, nâng cấp sự vĩ đại. Mác là vĩ nhân của mọi vĩ nhân.
3-Bài mới: 
-Vào bài: “Thi nhân Việt Nam” của HT-HC có tác dụng sâu rộng trong đời sống văn học của nước ta nhiều thập kỉ qua. Bài tiểu luận của ông được mọi người thưởng thức học tập như một thành công xuất sắc về nghị luận văn chương. Hơn 60 năm qua, ít có công trình nghị luận văn chương nào được in lại nhiều lần đến thế: 33 lần (tính đến 2006) 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
20’
18’
Tiết 2
6’
17’
10’
10’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản về tác giả?
 GV: bài tiểu luận gồm 45 trang in: tổng kết toàn diện, sâu sắc, KH về phong trào thơ mới 1 cách uyên bác, thông tuệ, tài hoa. 
 Hỏi: Hướng dẫn cách đọc chậm rãi, sâu lắng, thiết tha.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
 Hỏi: Nhận xét về cách nêu vấn đề của t.giả?
 Hỏi: Vì sao Thơ mới khó tìm? Làm thế nào để tìm được nó? 
 Ổn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: Em hiểu thời đại chữ “tôi” và thời đại chữ “ta” như thế nào?
 Hỏi: Quá trình xuất hiện và phát triển cái tôi cá thể trong văn học như thế nào?
 Cái “tôi” trong Thơ mới khác cái “tôi” trong văn học trung đại ntn?
 Hỏi: Đọc đoạn: “Đời chúng ta .... cùng Huy Cận” -> đoạn văn khái quát vấn đề gì? Nhận xét về nghệ thuật diễn đạt? 
 Hỏi: Sự giải quyết bi kịch cái tôi trong TMới ntn? 
 Hỏi: Theo em điểm tích cực đáng trân trọng của tinh thần Thơ mới là gì? 
 Hỏi: Chỉ rõ lập luận chặt chẽ, KH của đoạn trích? 
 Hỏi: Em suy nghĩ gì về phong cách phê bình VH của HThanh? 
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập. 
 GV yêu cầu HS tổng kết bài học. HS đọc ghi nhớ.
 So sánh chữ “tôi” và chữ “ta” trong Thơ mới và trong thơ cũ. 
 GV: Ý nghĩa xh của Thơ mới? 
 HĐ1:
 HS đọc tiểu dẫn. 
 HS trả lời.
 HS đọc.
HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
 HS: trả lời.
 HS trả lời.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
 HS trả lời.
 HS: phát hiện. 
 HS: so sánh, nhận xét. 
 -> Sự tự ý thức về bản thân, là bản ngã -> cái tôi – cảm xúc đem lại gương mặt mới – 1 thời đại trong thi ca.
 HS: thảo luận nhóm 
 -> Đoạn văn tài hoa: cái chung: bi kịch buồn bế tắc của những nhà TMới vừa thể hiện cái riêng độc đáo ở mỗi nhà thơ. 
 HS: trả lời. 
 HS: thảo luận, trả lời.
 HS: trả lời. 
 HS: nêu suy nghĩ nhận xét của mình. 
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập. 
 HS tổng kết bài học. HS đọc ghi nhớ.
 I- Tìm hiểu chung: 
 1- Tác giả:
 -Cuộc đời: (1909-1982) tên thật Nguyễn Đức Nguyên, quê Nghệ An. 
 +Hoạt động yêu nước: tham gia phong trào yêu nước, khởi nghĩa -> bị bắt giam.
 +Hoạt động văn hóa sôi nổi, từng giữ chức vụ quan trọng. 
 -Sự nghiệp: 
 +Là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của VHVN hiện đại. 
 +Công trình có giá trị: Văn chương và hành động (1936); Thi nhân VN (1942); Nói chuyện thơ kháng chiến; Phê bình và tiểu luận - 3 tập. 
 2- Tác phẩm: 
 -Thi nhân VN là một công trình được đánh giá xuất sắc nhất. 
 -“Một thời đại ....” mở đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam” tổng kết 1 cách sâu sắc phong trào Thơ mới. 
 -Đoạn trích thuộc phần cuối bài tiểu luận: học bàn về tinh thần Thơ mới. 
 3- Đoạn trích: 
 -Đọc, giải thích từ khó.
 -Bố cục: 3 phần
 +Phần 1: Từ đầu .... nhìn vào đại thể: Nêu vấn đề đi tìm tinh thần Thơ mới.
 +Phần 2: Tiếp .... cùng HCận: Phân tích, chứng minh và lý giải nội dung tinh thần Thơ mới. 
 +Phần 3: Còn lại: các nhà Thơ mới giải quyết bi kịch của mình.
 II- Đọc – hiểu văn bản:
 1- Tinh thần Thơ mới: 
 -Cách nêu luận đề trực tiếp, ngắn gọn:
 +Tinh thần Thơ mới: là nội dung bản chất, cốt lõi -> đặc trưng Thơ mới, khái quát cho cả phong trào Thơ mới.
 +Rất khó tìm vì: ranh giới Thơ mới và thơ cũ không rạch ròi, khó phân biệt (dẫn chứng thơ)
 -Cách nhận diện Thơ mới: 
 +Căn cứ vào những bài thơ hay, so sánh bài hay với bài hay.
 +So sánh, đối chiếu trên đại thể: khái quát bản chất phổ biến nhất vì cái mớivà cái cũ vẫn nối tiếp, trong cái mới cái cũ còn rơi rớt. 
 => Đó là phương pháp khoa học để tìm hiểu, khám phá 1 vấn đề văn học phức tạp và mới mẻ. 
 2- Nội dung tinh thần Thơ mới:
 -Khẳng định: tinh thần Thơ mới là ở chữ “tôi” -> ngắn gon, dứt khoát. 
 Sự khác nhau giữa chữ “tôi” với chữ “ta”, chữ “tôi” gắn với cái riêng, cá nhân, cá thể, chữ “ta” gắn với cái chung tập thể, cộng đồng, xã hội. 
 -Quá trình xuất hiện và phát triển của cái “tôi” cá thể, cá nhân trong lịch sử văn học: 
 +Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, trong VHDG và VH trung đại: cái “tôi” mờ nhạt, tương đối “lẫn trong cái ta, náu mình trong cái ta”.
 +Cái “tôi” cá thể xuất hiện trên thi đàn VN: về thời điểm -> không biết một cách chính xác.
 *Nó bỡ ngỡ, lạc loài bởi mới mẻ quá. Thể hiện quan niệm chưa từng thấy: quan niệm cá nhân. 
 *Cái “tôi” cá nhân với “nghĩa tuyệt đối của nó” đến 1 mình, riêng rẽ độc lập, bé nhỏ bơ vơ, đáng thương tội nghiệp, mất hết khí phách hiên ngang, tự trong của các nhà thơ xưa mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong tình trường, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngơ ngẩn buồn, bàng hoàng mất lòng tin, bế tắc ... -> bi kịch điển hình. 
 *Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi” mất chiều rộng ta đi tìm chiều sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh => nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái “tôi”.
 *Cái “tôi” phong phú: Thế Lữ với tiên, LTLư trong trường tình, HMT, CLV điên cuồng, XD đắm say ... -> những nhận định tinh tế về phong cách của từng nhà thơ nhưng đều gặp gỡ: bi kịch buồn, bế tắc. 
 +Từ “ta” lặp lại nhiều lần -> cái chung trong đó có chính mình: Tác giả là người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ -> cái nhìn chung bao quát, có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời đại.
 -Sự giải quyết bi kịch của cái “tôi” trong Thơ mới: 
 +So sánh với thơ cũ -> Thơ mới thiếu niềm tin – điều cần hơn trăm nghìn điều khác: Đó là bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong tâm hồn người thanh niên -> phản ánh đúng tâm lý thời đại. 
 +Họ giải tỏa bằng “gửi cả vào tiếng Việt vì tiếng Việt là vong hồn của thế hệ trước, dồn t.ình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. “Họ tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”.
 => Đó là mong ước và niềm tin của 1 bộ phận không nhỏ thanh niên trong thời mất nước rất đáng được ghi nhận và trân trọng. 
 3- Nghệ thuật: 
 -Tính khoa học: 
 +Hệ thống luận điểm chuẩn xác, sâu sắc những nhận định có tính khái quát cao, chính xác về cái chung, cái riêng tinh tế, tài hoa.
 +Phương pháp đối chiếu, so sánh, minh họa bằng ví dụ cụ thể, đa dạng, thuyết phục. 
 -Tính nghệ thuật: 
 +Lời văn thấm đẫm cảm xúc, giọng của người trong cuộc “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” nhiều hình ảnh cụ thể, gợi hình, gợi cảm.
 +Lời văn hấp dẫn, mềm mại, uyển chuyển: vừa tinh tế, tài hoa vừa khái quát cô đúc, vừa giàu hình ảnh lại cân xứng nhịp nhàng tạo nên 1 nhạc điệu “rất thơ” => phong cách rất riêng. 
 III-Tổng kết, luyện tập: 
 1- Tổng kết: 
 -Nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo, 1 văn phong tài hoa, tinh tế giàu cảm xúc. 
 -Nội dung cốt lõi của tinh thần Thơ mới với tất cả tích cực và hạn chế. 
 2- Luyện tập: 
 Câu 1: So sánh chữ “tôi” và chữ “ta”. 
 Chữ tôi – cá nhân, tuyệt đối, độc lập ý thức về bản thân, bản ngã -> mới mẻ tích cực. 
 Cái tôi – xúc cảm: khổ sở, thảm hại, buồn, bế tắc -> yêu nước (yêu tiếng Việt) 
 -> Ý nghĩa văn chương, ý nghĩa xh của Thơ mới. 
 Câu 3: Tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời:
 -Khát khao được tự khẳng định, giải bày: buồn, bơ vơ, mất niềm tin, mất phương hướng.
 -Giàu cảm xúc: mới mẻ, đa dạng. 
 -Yêu nước. 
 -Bế tắc -> bi kịch của lớp người đương thời. 
2’	4- Dặn dò: 
	- Nắm vững: Tinh thần Thơ mới. 
	- Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 
	- Chuẩn bị bài mới: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tt).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT106-107.doc