Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2007-2008

- Trần Tế Xương (1870-1907) quê ở làng Vỵ Xuyên huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.

- Ong là người có tài, tính tình phóng khoáng học giỏi thơ hay nhưng lận đận trong thi cử chỉ đỗ tú tài (nên thường gọi là Tú Xương).

- Ong để lại hơn 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể loại thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát và một số một bài văn tế, phú, câu đối )

- Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: Trào phúng và Trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ đối với dân, với nước , với đời.

 

doc103 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
….. bày bố” 
 + Mặc dù trang bị còn thiếu thốn:
	“ Ngoài cật có……nón giỏ”
 + nhưng họ vẫn đứng lên chống giặc với một tinh thần dũng cảm khác thường :
 	“ Chi nhọc…..súng nổ”
+ Và lập nên chiến công hiển hách:
	“ Hoả mai….. quan hai nọ”
-Hy sinh cao đẹp :
“ Những làm…….. vội bỏ”.
-Đánh giá nhân vật :
+ Người nghĩa sĩ Cần Giuộc tiâêu biểu cho nông dân Nam Bộ khẳng khái, yêu nước, anh hùng .
 + Lần đầu tiên, hình tượng người nông dân yêu nước được phản ánh vào văn học một cách đầy đủ, xứng đáng với vai trò quan trọng của họ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ( phải mấy chục năm sau, hình ảnh ấy mới được tái hiện trong bài “ Đồng chí” của Chính Hữu , “Nhớ” của Hồng Nguyên).
 +Với những con người yêu nước anh hùng ấy, nếu phần đông vua quan triều Nguyễn không phải là những kẻ bán nước và đầu hàng, thì lịch sử sẽ chuyển sang con đường khác .
{{{{{ 
Tuần 6	
Tiết 24
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ VÀ ĐIỂN CỐ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố, tác dụng biểu đẹt của chúng nhất là trong văn chuơơng nghệ thuật
- Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố
- Cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, cho hs tự giải bài tập…
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi 1: Tìm thành ngữ, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm?
Câu hỏi 2: Giá trị nghệ thuật của những thành ngữ in đậm( Tính hình tượng, biểu cảm, hàm súc)
Câu hỏi 3: Thế nào là điển cố? Giải thích các điển cố sau?
Câu hỏi 4: Tính hàm súc, thâm thuý của những điển cố trong những câu thơ sau?
Câu hỏi 5:Thay thế thành ngữ bằng những từ ngữ thông thường? Nhận xét về sự khác biệt vàhiệu quả của mỗi cách diễn đạt?
Kiến thức cơ bản :
Bài tập 1
- Một duyên hai nợ: ý nói một mình đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con
- Năm nắng mười mưa: Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dần nắng mưa
=> so sánh hai thành ngữ trên với các từ ngữ thông thường thì thấy các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng vừa cụ thể sinh động vừa mang nội dung khái quát và biểu cảm
- Các thành ngữ trên phối hợp với nhau và phối hợp với các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như: lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước=> Hình ảnh một người vợ tảo tần, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình
Bài tập 2
- Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa: Tính hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan
- Thành ngữ Cá chậu chim lồng: cuộc sốngtù túng, chật hẹp, mất tự do
- Thành ngữ đội trời đạp đất: lối sống và hành động tự do ngang tàng, không chịu bó buộc, khuất phục trước uy quyền => Khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải
=>Các thành ngữ trên: hình ảnh cụ thể có tính biểu cảm, thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.
Bài tập 3
- Giường kia: gợi lại chuyện về Trần Phồn đời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên.
- Đàn kia:gợi lại câu chuyện Chung Từ kì nghe đàn của Bá Nha mà hiểu suy nghĩ của bạn. Từ Kì chết, Bá Nha đã treo đàn và không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.
=> Hai điển cố đều dùng để nói về tình bạn thắm thiết keo sơn. Điển cố ngắn gọn mà tình ý sâu xa, hàm súc.
Bài tập 4
- Ba thu: Kinh Thi có câu “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu). Điển cố trong câu thơ Truyện Kiều nói về Ktrọng tương tư Thuý Kiều một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác lâu như ba năm.
- Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ công lao của cha mẹ đối với con cái là: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc => Thuý Kiều nói đến công lao của cha mẹ đối với bản thân mà mình sống biền biền nơi đất khách quê người, chưa hề báo đáp được cho cha mẹ
- Liễu Chương Đài: gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa viết thư về thăm vợ có câu “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay kẻ khác đã vin bẻ mất rồi”=> Thuý Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mật rồi.
- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh, không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng => Từ Hải muốn nói với Thuý Kiều rằng chàng biết Kiều ở chốn lầu xanh, hàng ngày phải tiếp khách làng chơi nhưng cưa hề ưa ai => Thể hiện lòng quý trọng đối với phẩm giá của nàng Kiều
Bài tập 5
- Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt bắt nạt, dọa dẫm người mới đến
- Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm
- Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo giống như người cưỡi ngựa đi nhanh,không thể ngắm kĩ để phát hiện vẻ đẹp của bông hoa.
{{{{{
Tuần 7	CHIẾU CẦU HIỀN
 Tiết 25 – 26	( NGÔ THÌ NHẬM )
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước ta
=> Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với đất nước
- Hiểu thêm được đ8ạc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đọc sáng tạo…
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi 1:
-Những nét chính về tác giả của bài chiếu?
-Đặc điểm của văn chiếu
- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác?
Câu hỏi 2: Bố cục và nội dung chính của bài chiếu?
Câu hỏi 3: Đối tượng của bài chiếu hướng tới và cách lập luận?
Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung được thể hiện như thế nào?
Câu hỏi 4: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu?
Kiến thức cơ bản :
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả: xem SGK trang 68
2. Đặc điểm của văn chiếu
3. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác:
- Chiếu cầu hiền của vuaQuang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng 1788 -1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn
4. Chủ đề: Tác giả khẳng định mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử , thể hiện tấm lòng khao khát tìm người hiền tài của vua Quang Trung
II. Đọc – hiểu
1.Bố cục và nội dung chính
- Từ đầu đến … “sinh ra người hiền vậy”=> Mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử
- Tiếp đó…. “chính quyền của trẫm hay sao” =>Các ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của đất nước
- Phần còn lại : đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
1.Đối tượng bài chiếu hướng tới và cách lập luận
a.Đối tượng: hướng tới nho sĩ Bắc Hà. Quan niệm thâm căn cố đế của các nho sĩ Bắc Hà là chỉ những người xuất thân từ dòng dõi vua quan mới có khả năng làm vua.b Trong khi đó, Nguyễn Huệ là tầng lớp bình dân áo vải và bị coi là chẳng biết gì về lễ nghi, thánh hiền. Hiểu được điều này, Ngô Thì Nhậm đã dùng nhiều điển tích trích từ các sách Tứ thư, Ngũ kinh vừa giúp sĩ phu Bắc Hà dễ hiểu vừa tạo nên ấn tượng thuyết phục họ
b. Cách lập luận
Phần 1: Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử
-Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng
- Không làm như vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống
Tác giả ví người hiền như ngôi sao sáng ở trên trời và quy luật của các tinh tú là các sao đều chầu về Bắc Cực. Những hình ảnh này lấy ra từ Luận ngữ – một trong những sách kinh điển của Nho gia. Dùng lời của Khổng Tử, bài Chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với sĩ phu Bắc Hà
Phần 2: Cách ứng xử của các bậc hiền tài khi Tây sơn ra Bắc diệt Trịnh 
-Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng, những người ra làm quan với Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng như bù nhìn, hoặc làm việc cầm chừng “gõ mõ canh cửa”, một số người đi tự tử. “chết đuối trên cạn”
Tác giả lấy những hình ảnh từ trong kinh điển của Nho gia, những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
=> Diễn đạt tế nhị có tính phê phán nhẹ nhàng, người viết có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương khiến người nghe không tự ái mà còn nể trọng và tự cười mình vì thái độ chưa đúng của mình
Phần 3 :Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
- Chân thành, khiêm nhường và quyết tâm . Nói lên tính chất của thời đại: buổi đầu còn nhiều bất cập, sau đó tác giả nói về hiện thực công việc nhiều và nặng nề đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các bậc hiền tài. Hình ảnh “Sức một cây gỗ không chống nổi một toà nhà to”, “mưu lược của một kẻ sĩ không dựng được thái bình”
Vì lợi ích chung đòi hỏi sự giúp sức của nhiều bậc hiền tài
Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung rộng mở, đúng đắn: Tất cả mọi người dân từ quan đến dân đều được phép dâng thư tỏ bày công việc, cách tiến cử rộng mở gồm ba cách (tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử ), kêu gọi bậc tài đức cùng với triều đình gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.
=>Tầm nhìn xa trông rộng và thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước. Cách viết của tác giả ngắn gọn, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục
2. Nghệ thuật:
- Tính mẫu mực, chặt chẽ của các luận điểm trong bài văn nghị luận, thuyết phục khéo léo, thái độ khiêm tốn của người viết.
- Từ ngữ nóivề không gian: trời, trời đất, sao, gió mây => Không gian vũ trụ, hàm chứa ý nghĩa trọng đại của người hiền tài. Những từ: triều đình, triều chính, dải đất văn hiến, trăm họ gợi không gian xã hội nơi cần những hiền tài thi thố tài năng
- Sử dụng nhiều điển cố để chú ý đến đối tượng cần thuyết phục là những trí thức có học vấn uyên bác đồng thời khiến cho bài văn trở nên hàm súc, cô đọng tạo ấn tượng trang trọng.
Đọc thêm:
Tuần 7	XIN LẬP KHOA LUẬT 
Tiết 27	 	( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được tầm quan trọng của luật đối với sự nghiệp canh tân của đất nước và tấm lòng đầy nhiệt huyết của Nguyễn Trường Tộ
=> Nhận thức được lòng yêu nước của nhà văn
- Hiểu thêm được đ8ạc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, đọc sáng tạo…
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi 1: Những nét chính về tác giả Nguyễn Trường Tộ?
Hoàn cảnh và mục đích sáng tác?
Câu hỏi 2: Việc thực hành luật của các nước phương Tây được thể hiện như thế nào?
Câu hỏi 3: Thái độ của mọi người trước pháp luận như thế nào? Vì sao?
Câu hỏi 4: Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không ?
Câu hỏi 5: Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
Câu hỏi 6: Việc nhắc đến Khổng Tử có tác dụng gì?
Kiến thức cơ bản :
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả: xem SGK trang 71
2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác: Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
II. Đọc –hiểu
1.Những lĩnh vực của luật và việc thực hành luật của các nước phương Tây
-Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm kỉ cương, uy quyền và chính lệnh của quốc gia. Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời cũng phải có chính lệnh ( chính sách và pháp luật). Tác giả nói “ bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước”=> Luật bao trùm lên tất cả
- Thực hành luật của các nước phương Tây “Phàm những ai đã nhập ngạch bộ hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc”
2. Thái độ của mọi người trước pháp luật
- Vai trò, vị trí của luật đối với đời sống xã hội, luật là đức, là cái đức lớn nhất chí công vô tư, đấy là đức trời mà đức trời là đạo làm người, bất tất phải đi tìm cái gì khác cũng có nghĩa là phải học luật
=> ông chủ trương vua quanđều phải có ý thức trước pháp luật, vìluật không chỉ có tác dụngcai trị xã hội mà còn là hành vi đạo đức, đạo làm người
3. Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật, vì Nho giáo nói suông không có tác dụng bằng luật. Tác giả dẫn lời của Khổng Tử “ Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”, mà muốn làm được việc thì phải có luật.
4. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
- Đạo đức và pháp luật phải đi liền với nhau, luật là đức, cái đức chí công vô tư, đức trời, làm người cần phải học luật.
5. Dùng Khổng Tử để phê Nho giáo là phương thức gậy ông đập lưng ông trong văn nghị luận. Phê phán những hạn chế của Nho giáo, Nguyễn Trường Tộ đưa ra một hiện thực đáng buồn và không ai có thể phủ định được tình hình nho sĩ hiện nay do Nho giáo đào tạo nên “ Suốt đời đọc sách… mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác”. Vì sao? Vì họ không học luật. Lập luận chặt chẽ, ngắn gọn có tính chiến đấu mạnh mẽ, hùng hồn.
{{{{{
Tuần 24 	
Tiết 24
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa
- Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, cho hs tự giải bài tập…
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Câu hỏi 1:
a.Từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b. Xác định nghĩa của từ lá, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá?
Câu hỏi 2: Đặc câu với các từ tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi
Câu hỏi 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, tính chất của tình cảm, cảm xúc? Đặt câu với mỗi từ đó
Câu hỏi 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, nhờ? Tại sao tác giả dùng từ cậy, nhờ mà không dùng từ đồng nghĩa với các từ đó?
Câu hỏi 5: Giải thích lí do chọn từ?
Kiến thức cơ bản :
Bài tập 1
a.Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ lá được dùng theo nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt
b.Các trường hợp khác của từ lá
+Lá: dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người
+ Lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy
+ Lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải
+ Lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ…
+ Lá dùng với các từ chỉ kim loại
- Điểm chung: gọi tên các vật khác nhau nhưng các vật có điểm giống nhau: hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây
 - Các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như cái lá cây
Bài tập 2
Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người như : tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi…
-Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi
- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường
- Nhà ông ấy có năm miệng ăn
- Đó là gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam
Bài tập 3
Các từ chỉ vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi… các từ này chuyển nghĩa để chỉ
- Đặc điểm của âm thanh lời nói:
Nói ngọt lọt đến xương
Một câu nói chua chát
Những lời mời mặn nồng, thắm thiết
- Mức độ của tình cảm, cảm xúc
Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động
Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình
Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai
Bài tập 4
- Từ cậy và nhờ là từ đồng nghĩa, giống nhau về nghĩa:mong muốn người khác giúp mình một việc gì đó. Nhưng cậy khác nhờ ở nét nghĩa, cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác
- Từ chịu đồng nghĩa với nhận, nghe, vâng, đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác.
+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. Các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:
+Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng
+ Chịu lời: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý.
Bài tập 5
a. Chọn canh cánh, vì :
- Các từ khác nếu dùng chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm
- Từ canh cánh: khắc hoạ rõ nét tâm trạng day dứt triền miên của tác giả HCM…
b.Dùng từ liên can
c.Các từ: bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn nhưng khác nhau ở chỗ:
- Bầu bạn có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, sắc thái gần với khẩu ngữ. Trong câu, chủ ngữ Việt Nam ( số ít) nên không dùng từ bầu bạn
- Bạn hữu: nghĩa cụ thể, bạn thân thiết không phù hợp để nói về mối quan hệ giữa các quốc gia
- Bạn bè: nghĩa khái quát, sắc thái thân mật, nhưng Việt Nam( số ít) nên không dùng từ này
{{{{{
Tuần 8	
Tiết 29 – 30 
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hệ thống được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11
- Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, luyện tập, thống kê …
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
- Ổn định, kiểm tra bài cũ
- Vào bài mới
Hoạt động 

File đính kèm:

  • docGiao an van 11tham khao.doc