Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1 đến 6

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY

(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu:

 - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết: kết hợp nhuần nhuyễn giữa ytố ls và ytố tưởng tượng .Phản ánh quan điểm đánh giá , thái độ & tình cảm của nhân dân về mặt các sự kiện ls, các nhân vật ls.

- Nắm được giá trị , ý nghĩa của truyện ADV&MC-TT;I kịch mất nước của ADV va bi kịch t/y của MC-TT , nhân dân muốn rút ra và trao truyền cho thế hệ sau bài học ls về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học ls đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại vừa cần hội nhập vừa phải giữ vững an ninh chủ quyền đất nước.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian , có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết

II.Chuẩn bị của thầy & trò

 Gv:Đọc, tìm tài liệu,soạn giáo án,chuẩn bị một số tranh ảnh và câu thơ có liên quan.

 HS:Đọc bài, soạn bài và đọc tài liệu tham khảo

 

doc31 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1 đến 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mừng chiến thắng đông vui to tát chưa từng thấy => Đsăn chiến thắng không chỉ bằng tài năng, trí tuệ sức lực mà còn bằng cả đức độ,lòng người, tình người của 1 người anh hùng.
III. Tổng kết.
- Sử dụng nghệ thuật truyền thống của sử thi: Miêu tả, so sánh, phóng đại, nhân hóa; Ngôn ngũ giàu hình ảnh,
- Đoạn trích ca ngợi tài năng trí tuệ, đức độ của người anh hùng Đsăn. 
Tuần:04 Ngày soạn: 10. 08. 2014
Tiết:10 Ngày dạy: 08. 09. 2014
VĂN BẢN(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về khái niệm văn bản & đặc điểm của văn bản.
Tích hợp với Văn qua văn bản chiến thắng Mtao Mxây.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản, liên kết văn bản, hoản chỉnh văn bản.
II. Chuẩn bi của thầy & trò:Gv chuẩn bị các văn bản kèm theo; Y/c hs đọc bài lập bảng trả lời câu hỏi trong sgk.
III. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trị 
Nội dung cần đạt
HĐ1 Gv hướng dẫn hs trao đổi thảo luận các câu hỏi trong sgk/37
 ? Hãy phân tích thống nhất về chủ đề của đoạn văn ?
 ? Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn ?
 ? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn vừa phân tích ?
 HĐ2 Gv y/c hs trả lời các câu hỏi sau:
 ? Có mấy loại đơn thường gặp trong đời sống ? Đó là những loại nào ?
 ? Hãy nêu những yêu cầu khi viết đơn xin nghỉ học là gì ? Hãy tạo lập 1 đơn xin nghỉ học ?
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: BGH TTHPT Lê Hoàn,
Đồng kính gửi cô giáo chủ nhiệm 10c7
 Tên em là: Vũ Thanh Long là hs lớp 10c7 của nhà trường. Nay em viết đơn này xin trình bày với thầy cô 1 việc như sau: ( HS trình bày lý do xin nghỉ)
 HĐ3 Gv y/c hs làm các bài tập thực hành theo y/c trong sgk:37+38,
 Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Trước hết phải nói đến nạn phá rừng hoành hành ngày càng dữ dội trên diện rộng & không có cách gì ngăn cản được. Rừng & biển là hai lá phổi thiên nhiên cực kì quan trọng đôùi với sự sống của con người, nhưng chỉ vì lợi ích vật chất trước mắt mà không ít kẻ đã nhắm mắt tàn phá vô cùng khốc liệt. Người ta phá rừng để làm nương rẫy, để lấy củi, nhưng chủ yếu là để lấy gỗ quý hiếm. Những cây gỗ quý hiếm hàng trăm năn tuổi náu mình trong những cánh rừng bạt ngàn, đã lần lượt bị triệt phá không thương tiếc chỉ còn trơ lại những dãy đồi hoang vu.
 ? Để tạo tính liên kết trong văn bản chúng ta cần phải làm gì ?
 ? Hãy tái lập lại mối liên kết trong văn bản ? 
IV. Cũng cố và dặn dò
Ø Văn bản là gì ?Các dạng văn bản? Dấu hiệu nhận biết văn bản ?
Ø Các loaị đơn, yêu cầu của việc viết đơn
Ø Học nội dung bài học , chú ý phần ghi nhớ sgk
Ø Hoàn thành các bài tập còn lại
Ø Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo.
V. Luyện tập
? Xác định lỗi sai và cách chữa các lỗi sai ở văn bản đẵ làm.
III. Luyện tập :
1. Đọc và phân tíchVb sgk(37)
a. Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn ở câu mở đoạn :Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
- Các câu triển khai:
Câu1: vai trò của môi trương đối với cơ thể
Câu2: lập luận so sánh
Câu3: dẫn chứng thực tế
Câu 4: nt
b. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả cả đoạn Các câu triển khai tập trung hướng về câu chủ đề, cụ thể hóa hóa ý nghĩa cho câu chủ đề.
c. Đặt nhan đề : Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường , môi trường và sự sống
2 Tạo lập văn bản viết đơn xin phép nghỉ học
* Có 2 loại đơn:
+ Viết theo mẫu có sẵn 
VD: Đơn xin nhập khẩu
 Đơn xin sang nhượng
 Đơn xin làm nhà nhà 
 Đơn xin thành lập doanh nghiệp 
+ Đơn tự viết(không có mẫu sẵn)
VD: Đơn xin nghỉ học
 Đơn xin bảo lưu kết quả học tập
 Đơn xin chuyển trường
* Những yêu cầu đối với việc viết đơn.
- Các mục tiêu cần có 
+ Quốc hiệu , tiêu ngữ
+ Tên đơn 
+ Điạ điểm, ngày giờ viết đơn
+ Địa chỉ gửi , người gửi
+ Họ tên , địa chỉ, tuổi, nơi công tác hoặc học tập của người viết đơn
+ Lí do viét đơn
+ Nội dung yêu cầu đề nghị , nguyện vọng 
+ Cam đoan và lời cảm ơn 
+ Kí tên 
+ Xác nhận và đóng dấu của địa phương(or cha mẹ)
Cách trình bày
+ Tên đơn phải viết chữ in or chữ hoa, cỡ chữ lớn
+ Phần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn phải viết ở giữa trang giấy ; giữa quốc hiệu và tên đơn phải bỏ cách quảng ít nhất 1 dòng; giữa tên đơn và nội dung đơn phải để cách quảng ít nhất 1dòng
+ Lối văn trong đơnphải ngắn gọn dể hiểu phần lí do phải trung thực; phần đề nghị phải phù hợp với thực tế.
Không nên làm văn cầu kì , rườm rà trong đơn.
* Tạo tính liên kết trong văn bản:
Câu1 :Câu chủ đề bậc một nêu một sự kiện lịch sử lớn mang ý nghĩa bao trùm cả đoạn văn
Câu2 : Triển khai bậc 1 đồng thời cũng là chủ đề bậc 2 trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề bậc 1 nêu vai tròø của sự kiện lịch sử 
Câu3 Khai triển bậc 2 trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu2 
Câu4 (nt)
Câu5 (nt)
Tuần:04 Ngày soạn: 11. 08. 2014
Tiết:11 - 12 Ngày dạy: 10. 09. 2014
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I. Mục tiêu:
 - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết: kết hợp nhuần nhuyễn giữa ytố ls và ytố tưởng tượng .Phản ánh quan điểm đánh giá , thái độ & tình cảm của nhân dân về mặt các sự kiện ls, các nhân vật ls.
- Nắm được giá trị , ý nghĩa của truyện ADV&MC-TT;I kịch mất nước của ADV vaØ bi kịch t/y của MC-TT , nhân dân muốn rút ra và trao truyền cho thế hệ sau bài học ls về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học ls đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại vừa cần hội nhập vừa phải giữ vững an ninh chủ quyền đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian , có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết
II.Chuẩn bị của thầy & trò
 Gv:Đọc, tìm tài liệu,soạn giáo án,chuẩn bị một số tranh ảnh và câu thơ có liên quan...
 HS:Đọc bài, soạn bài và đọc tài liệu tham khảo
III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, chọn:
(1)Giá trị, ý nghĩa của đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”(trích sử thi “Đăm San”)?
(2)Đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng? Cho ví dụ minh hoạ?
(3)Nêu khái niệm truyền thuyết? Kể tên tác phẩm tiêu biểu?
àGv nhận xét, ghi điểm, dẫn dắt vào bài mới.
 3 Bài mới:
Hoạt động của thầy & trị 
Nội dung cần đạt
HĐ1 Gv kiểm tra bài cũ xen vào bài mới vào trong bài cũ.
 ? Truyền thuyết là gì ? Truyền thuyết tồn tại trong môi trường nào ? 
 ? Truyền thuyết ADVMCTT có xuất xứ như thế nào ? Bố cục của tác phẩm được chia như thế nào ?
?Tác phẩm ADVMCTT nổi bật lên là những nhân vật nào ? khi phân tích nhân vật ADV chúng ta cần phân tích những khía cạnh nào ?
 ? Vì sao ADV được thần linh giúp
 đỡ ?
 ? Có những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của NDV ?
Sức mạnh của thành xây tường cao, hào sâu, nỏ thần bí hiểm đều đã vô dụng vì kẻ thù đã có cơ hội phá từ trong phá ra
Sách Đại Nam QSDC có viết : “Nghe thần rồi lại tin con,
Cơ mưu chẳng nhiệm thôi còn trách ai.
? Từ những chứng cứ trên em hãy tự kết luận về ADV ?
 ? Việc sáng tạo những chi tiết về Rùa vàng,MC, nhà vua tự tay chém con... nhân dân muốn biểu lộ thái độ tình cảm gì đối với ADV nhân dân Âu Lạc.
 ? Mị Châu là một con người như thế nào, sai lầm lớn nhất của MC là gì ?
 Gv y/c hs trả lời câu hỏi 3/43.
 ? Kết tội của Rùa vàng, lại bị vua cha chém đầu, máu hóa ngọc, xác hóa thạch ... Việc tưởng tượng hư cấu của người xưa nhằm mục đích gì ? 
 Gv nêu quan điểm về nhân vật Trọng Thủy yêu cầu hs thảo luận :
 ?TT - Một tên gián điệp nguy hiểm, một người chồng nặng tình với vợ ?
 ? TT - Một nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp nhưng thống nhất vừa là kẻ thù vừa là nạn nhân ?
 ? TT - Một con người bất hiếu, 1 người chồng lừa dối 1 người con rể phản bội - kẻ thù của nhân dân Âu Lạc ?
 ? Quan điểm của anh (chị) về những vấn đề trên như thế nào ? 
=> “Ngọc Trai nước giếng” không phải là minh chứng cho tình yêu chung thủy MC - TT mà là 1 hình ảnh đẹp -> Hình ảnh chỉ tượng trưng cho chất trữ tình dân gian cho sự minh oan, chiêu tuyết, bao dung của nhân dân đối với MC -> Chứng thực cho tấm lòng trong sáng của MC # muốn hóa giải cho tội lỗi của TT. 
(H19)Câu hỏi 5 trang 43 sgk: Từ những điều đã phân tích, hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử”của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần kỳ hoá như thế nào?
*Chú ý: 
 +Cốt lõi lịch sử: nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau bị rơi vào tay kẻ thù.
 +Dân gian đã thần kỳ hoá, hư cấu, tưởng tượng: Rùa Vàng, tình sử Mị Châu - Trọng Thủy, truyền thuyết Ngọc trai - giếng nước
 à thái độ nhân dân đối với từng nhân vật liên quan tới lịch sử.
IV.Cũng cố và dặn dò
* Yêu tố ls, yếu tốù kì ảo hoang đường trong truyện 
Ø Hình tượng nhân vật và cách đánh giá nhân vật
Ø Đặc sắc về nội dung và nt của truyện 
Ø Bài học rút ra từ truyện ADV& MC-TT
* Học nội dung bài học, phần ghi nhớ.
ØHoàn thành phần luyện tập, soạn bài tiếp theo
V. Luyện tập :
 F Trình bầy cách đánh giá về MC - TT, nêu ý kiến của cá nhân ?
 F Phân tích ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng trong tác phẩm ... ?
Tìm 1 số bài thơ, văn liên quan đến Vb đang học ? 
Tâm sự
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
Tố Hữu
I. Tiểu dẫn:
 1. Giới thiệu chung: (sgk/39)
 2. Đặc trưng của truyền thuyết:
 - Là một loại truyện dân gian kể về các sự kiện & nhân vật lịch sử qua đó nhân dân thể hiện nhận thức quan điểm tình cảm của mình,
 - Có yếu tố lịch sử & yếu tố tưởng tượng, thần kì hòa quyện vào nhau.
 - Không chú trọng đến tính chân thực, chính xác khách quan của lịch sử -> xây dựng được những hình tượng độc đáo.
 - Lưu truyền trong không gian, thời gian lịch sử, trong văn hóa, sinh hoạt lễ hội trong tâm thức người Việt.
 3. Truyền thuyết : (An Dương Vương Mị Châu-TT)
 a. Xuất xứ: Trích trong tập: “Lĩnh Nam trích quái”,
- Bối cảnh ra đời: (Khung không gian, thời gian)
- Cụm di tích lịch sử Cổ Loa: Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội
àTruyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc.
 b. Bố cục : chia 4 phần. 
- Đoạn 1 : Từ đầu đến “bèn xin hoà”: Quá trình xây thành - chế nỏ từ thất bại đến thành công của An Dương Vương nhờ thần Rùa Vàng giúp đỡ .
- Đoạn 2: Tiếp “cứu được nhau” :Trọng Thuỷ đánh cắp lẫy nỏ thần.
- Đoạn 3 : Tiếp vua đi xuống biển”: Chiến tranh lần 2 và bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương
- Đoạn 4: Còn lại :Cái chết của Trọng Thuỷ và ý nghĩa của hình ảnh “Ngọc trai - giếng nước”.
 c. Hướng dẫn đọc.
 II. Phân tích .
1.Nhân vật An Dương Vương xây thành Cổ Loa - chế nỏ và bi kịch mất nước : 
Những chi tiết liên quan đến An Dương Vương (HS không ghi vở )
+ Vua xây thành nhưng thành xây xong lại đổ .Rùa Vàng hiện lên giúp đỡ . Thành được xây xong, Rùa Vàng còn tặng cho nhà vua một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc.
+ Triệu Đà xâm lược Âu Lạc . Nhờ nỏ thần , An Dương Vương giữ được nước .
+ Triệu Đà cầu hôn cho Trọng Thuỷ . An Dương Vương vô tình gả con gái .
+ Trọng Thuỷ sau khi lấy được Mị Châu đã tìm lấy cắp nỏ thần .Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc . An Dương Vương thua trận, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành.
+ Thần Kim Quy kết tội Mị Châu là giặc. An Dương Vương chém chết con gái rồi đi ra biển .
 a Quá trình xây thành và chế nỏ : (Hs phải ghi)
 * Quá trình xây thành :
+ Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần .
+ Sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp nhà vua xây thành trong “nửa tháng thì xong”.
+ Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, gọi là Loa Thành .
* Chế nỏ : 
+ Vua cảm tạ : “Nhờ ơn  lấy gì mà chống”?
+ Rùa Vàng tháo vuốt đưa cho nhà vua .
+ Vua sai Cao Lỗ, lấy vuốt rùa làm lẫy, gọi là nỏ “Linh Quang Kim Quy thần cơ”.
 Quá trình xây thành - chế nỏ từ thất bại đến thành công đều nhờ có sự trợ giúp của thần Rùa Vàng .
 Ý nghĩa: 
+ An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến.
+Tưởng tượng sự giúp đỡ thần linh, dân gian ca ngợi nhà vua, tự hào chiến công xây thành chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta
b. Bi kịch nước mất, nhà tan:
* Những sai lầm của An Dương Vương:
+ Nhận lời kết tình thông hiếu: vô tình gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thuỷ.
à mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác của kẻ thù xâm lược
+ Mở đường cho con trai kẻ thù lọt vào làm nội gián trong hàng ngũ của mình.
+ Giặc kéo đến, còn có thái độ ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng (thản nhiên chơi cờ)
=> Bài học: Sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gây ra cảnh nước mất nhà tan.
* Bi kịch của cha con An Dương Vương:
+ Quân Đà tiến sát, nỏ thần mất công hiệu, hai cha con An Dương Vương bỏ chạy về phương Nam.
+ Cùng đường, vua than:”Trời hại ta cứu”
+ Rùa Vàng thét lớn:”Kẻ  là giặc đó”
+ Vua tuốt kiếm chém Mị Châu, rồi xuống biển
àÝ nghĩa: Những hư cấu nghệ thuật (Rùa Vàng, M.Châu, ADV tự tay chém đầu con gái) thể hiện sự kính trọng đối với vị vua anh hùng, giải thích lý do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
2. Mị Châu:
Những chi tiết liên quan đến Mị Châu: (Hs không cần ghi vở)
+ cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần
+rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thuỷ 
+ bị Rùa Vàng, kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu
+khi chết, máu hoá thành ngọc trai, xác hoá thành ngọc thạch.
* Ý nghĩa một số chi tiết đặc sắc:
+Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, có 2 cách đánh giá:
 (1)Thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước
 (2)Làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lý
à(1) đúng: Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí bảo mật bị tráo mà không biết.
àMị Châu ngây thơ, cả tin, mất cảnh giác.
+Chi tiết: Rắc lông ngỗng làm dấu cho Tr. Thuỷ
à Chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân mà quên lợi ích quốc gia, dân tộc.
àNàng bị kết tội là giặc một cách đích đáng.
+Chi tiết:Máu nàng hoá thành ngọc trai:
àNàng là giặc một cách vô tình chứ không chủ ý
=>Thủ pháp nghệ thuật “hoá thân” của truyện dân gian: An ủi, bao dung, minh oan cho Mị Châu 
(truyền thống nhân nghĩa, thấu lý đạt tình của dân gian)
=>Bài học: Giải quyết quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân với quyền lợi dân tộc, đất nước.
3. Trọng Thuỷ:
 Những chi tiết liên quan Trọng Thuỷ: (Hs không ghi vở)
+ Lấy Mị Châu, xem trộm nỏ thần
+ Đánh tráo nỏ thần, cất binh đánh Âu Lạc
+ Theo dấu lông ngỗng truy sát cha con ADV
+ Thương tiếc Mị Châu, nhảy xuống giếng tự tử
àThủ phạm gây nên sự sụp đổ nước Âu Lạc và cái chết của 2 cha con Mị Châu.
* Hình ảnh “Ngọc trai- giếng nước”:(Hs ghi vở)
àÝ nghĩa:
 + Không phải ca ngợi tình yêu chung thuỷ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ.
 + Oan tình Mị Châu được hoá giải: danh dự, tấm lòng trong sáng của nàng
=>Hình ảnh có giá trị thẩm mỹ cao.
III. Tổng kết:
1. Giá trị, ý nghĩa của truyện: (Hs tự ghi lại 2 bài học vào vở)
2. Nghệ thuật:
-“Cốt lõi lịch sử” được thần kỳ hoá, hư cấu, tưởng tượng tạo ra những hình tượng nghệ thuật đặc sắc giàu ý nghĩa.
3. Ghi nhớ: (sgk)
- An DV được thần linh giúp đỡ vì ông là người có ý thức cảnh giác : xây thành chế nỏ ->ca ngợi chiến công xây thành chế nỏ đánh đuổi ngoại xâm của ADV
- Nguyên nhân thất bại:(Chủ quan khinh địch, chưa nhận ra âm mưu nguy hiểm của kẻ thù)
+ Cho phépTrọngThủy ở rể ngay trong Loa thành
+ Để TT tự do đi lại không giám sát đề phòng
+ Lơ là trong việc phòng thủ đất nước, ham vui chơi an hưởng tuổi già
+ Chủ quan khinh địch (giặc đến chân thành vẫn mãi chơi cờ..,” Đà không sợ nỏ thần sao “)
=> Bấy nhiêu chứng cứ -> ADV tự đánh mất mình, chủ quan, ,tự mãn, mất cảnh giác cao độ, không hiểu kẻ thù , không lo phòng bị tự mình chuốc lấy thất bại (ADV thua là thua bởi mưu sâu kế hiểm..)
- Chi tiết tưởng tượng : sáng tạo ra chi tiết đó để nhân vật gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm lãy lừng một thời đồng thời phê phán thái độ mất cảnh giác của MC-> LờI giải thích lí do mất nước(của nhân dân)nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
2. Nhân vật Mị Châu
- Một nàng công chúa xinh đẹp, ngây thơ trong trắng , không có ý thức trách nhiệm công dân chỉ đắm mình trong tình yêu vợ chồng.
-Cả tin ngây thơ...sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng -> Bảo vật bị đánh tháo->đánh dấu đường cho trọng thủy 
-Bị kết tội là giặc -> trừng trị đích đáng 
* Rùa vàng kết tội -> cha chém đầu đó là việc thực thi bản án của l sử.
Cách kết thúc này xuất phát từ lòng yêu nước, lòng tha thiết đối với độc lâïp , tự do của người Việt cổ. Đồng thời việc “hóa thân”của MC là việc kéo dài sự sống ở thế giới bên kia-> là 1 thủ pháp nt truyền thống của truyện cổ dân gian
3. Trọng Thủy:
-Là 1 trong những nhân vật truyền thuyết phức tạp, mâu thuẩn được xây dựng khá thành công.
-Một mặt : thời kì đầu trong vtrò 1tên gián điệp (theo lệnh vua cha điều tra bí mật , đánh cắp lẫy nỏ của Âu lạc.....)
 Trong suốt thời gian ở Loa thành chưa bao giờ quên nhiêïm vụ lừa dối MC.
-Mặt khác, trong quá trình chung sống đã nảy sinh t/y với MC (câu nói trước lúc chia tay... đó là tình cảm chân thành...) nhưng Yvẫn phải hoàn thành bổn phận với Triệu Đà.
-Khi đuổi kịp MC ôm xác khóc lóc thảm thương-> rồi tự tử<-bế tắc bi kịch, sự ân hận muộn màng(chẳng qua TT chỉ là nạn nhân của chính cha đẻ mình trong khi thực hiện âm mưu xâm lược AL. Triệu Đà không ngờ đã thức tỉnh tình cảm của một con người và cuối cùng đã biến con trai thành nạn nhân của 1 âm mưu chính trị )
->Trọng Thủy thành công nhưng mất vợ -> kẻ lừa dối đê h

File đính kèm:

  • docTuan_1_Tong_quan_van_hoc_Viet_Nam_20150725_035255.doc
Giáo án liên quan