Giáo án Ngữ văn 10 - Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Du

- Dựa vào phần tiểu dẫn và bài soạn ở nhà, một em hãy cho cô biết vài nét chính về tác giả Nguyễn Du?

Mở rộng: Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con người và thiên tài văn học Nguyễn Du

Bên cạnh những yếu tố tác động từ bên ngoài như quê hương, gia đình thì chính bản thân cuộc đời tác giả cũng có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông.

- Em biết gì về cuộc đời cũng như những khó khăn mà tác giả đã trãi qua?

Mở rộng: Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn ở các vùng quê nghèo khó khác nhau, Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách sáng tác của riêng mình.

 

docx8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Truyện Kiều (Nguyễn Du) - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày soạn: 07.03.2015
Ngày dạy: 12.03.2015
TRUYỆN KIỀU
	Nguyễn Du
(Phần 1 - Tác giả)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh
- Hiểu được bối cảnh xã hội và những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
- Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du 
Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo
- Sách thiết kế giáo án
Cách thức tiến hành
Sử dụng phối hợp các phương pháp: đàm thoại, gợi mở, giảng bình, thảo luận nhóm
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: 
Kiểm tra bài cũ
Ở lớp 9, các em đã được tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du cùng với kiệt tác của ông là Truyện Kiều. Vậy một bạn hãy cho cô biết vài nét về tác giả cũng như về tác phẩm?
	Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. 
	Truyện Kiều là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Du. Tác phẩm được dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Truyện tập trung xoay quanh cuộc đời sóng gió của Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế lực đen tối của xã hội phong kiến khiến cho nàng phải trải qua những đau thương, mất mát. Thế nhưng, trong đau khổ, ở Kiều vẫn ánh lên vẻ đẹp của một người con gái với phẩm hạnh cao quý của mình.
Bài mới 
Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, Tố Hữu đã viết
“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân 
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều... ”
Vâng! Câu thơ của Tố Hữu đã nhắc tới đại thi hào Nguyễn Du cùng với kiệt tác của ông là tác phẩm Truyện Kiều. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng gọi là thiên tài văn học
 Để hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của vị danh nhân này, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác giả văn học Nguyễn Du.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Du
- Dựa vào phần tiểu dẫn và bài soạn ở nhà, một em hãy cho cô biết vài nét chính về tác giả Nguyễn Du?
Mở rộng: Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của quê hương, gia đình và nhiều vùng văn hóa khác nhau thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật. Tất cả góp phần hun đúc nên con người và thiên tài văn học Nguyễn Du
Bên cạnh những yếu tố tác động từ bên ngoài như quê hương, gia đình thì chính bản thân cuộc đời tác giả cũng có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông.
Em biết gì về cuộc đời cũng như những khó khăn mà tác giả đã trãi qua?
Mở rộng: Nguyễn Du đã trực tiếp sống, chứng kiến và trải qua một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc. 10 năm gió bụi sống lang thang, lăn lộn ở các vùng quê nghèo khó khác nhau, Nguyễn Du có dịp học hỏi, nắm vững nghệ thuật dân gian, hình thành phong cách sáng tác của riêng mình.
Sau thời gian lưu lạc, khó khăn, vất vả, Nguyễn Du cũng có thời gian ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn ở Gia Long.
Em hãy kể tên những chức vụ mà Nguyễn Du đã làm trong giai đoạn ra làm quan nhà Nguyễn?
Mở rộng: Con đường quan lộ khá thuận lợi, ông có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa lớn Trung Quốc đã quen thuộc qua sách vở, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người.
- Từ những phân tích trên em hãy khái quát về con người và cuộc đời Nguyễn Du?
Mở rộng:
Điều đáng khâm phục ở ông là từ một quý tộc thất thế đã vươn lên thành một nhà văn thiên tài. Và nhân đây, cô cũng muốn nhắn gửi đến các em một thong điệp rằng dù cho chúng ta được sinh ra trong một gia đình giàu sang hay nghèo khổ, ta có ngoại hình xinh đẹp hay xấu xí thì chúng ta cũng cần phải sống trọn vẹn, sống có ý nghĩa, sống có ích và nhất là phải biết ước mơ, biết cống hiến:
“Sống là cho, 
đâu chỉ nhận riêng mình”
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác
Em hãy kể tên các tập thơ chữ Hán, tóm tắt giá trị của thơ chữ Hán Nguyễn Du?
Qua ba tập thơ trên, em có nhận xét gì về thơ chữ Hán của Nguyễn Du?
- Nêu thành tựu về chữ Nôm? Đặc biệt là Truyện Kiều?
- Em hãy cho biết nguồn gốc của “Truyện Kiều”?
Tác giả sao chép y nguyên tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” hay có sáng tạo gì thêm? Hãy cho biết sự sáng tạo đó là gì?
HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày.
Nhóm 1+2: Về nội dung
Nhóm 3+4: Về nghệ thuật
GV nhận xét, chốt ý quan trọng.
Em có nhận xét gì về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Nội dung của tập thơ này là gì?
Mở rộng: Những câu thơ cảm động nhất của Nguyễn Du về thân phận người phụ nữ:
“Đau đớn thay phận đàn bà, 
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? 
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất 
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi 
Thương thay cũng một kiếp người 
Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.”
Về thân phận những hài nhi bé nhỏ:
“Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé 
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha 
Lấy ai bồng bế xót xa 
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng”
- Nội dung cơ bản trong sáng tác của Nguyễn Du là gì? 
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? 
- Khái quát sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
GV gọi HS đọc ghi nhớ, SGK/96.
I. Cuộc đời.
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 
- Xuất thân trong một gia đình phong kiến quyền quý, có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan
+ Cha: Nguyễn Nghiễm, quê ở Hà Tĩnh – mảnh đất có nhiều nhân tài hào kiệt.
+ Mẹ: Trần Thị Tần, quê ở Bắc Ninh – cái nôi của những làn điệu quan họ đằm thắm.
+ Vợ: quê ở Thái Bình – vùng đất giàu truyền thống văn hóa
Bản thân:
+ Nguyễn Du được sinh ra và lớn lên ở Thăng Long, sống trong thời đại đầy biến cố của lịch sử, từng có thời gian “10 năm gió bụi” lưu lạc trong nhân gian, chịu nhiều khó khăn, vất vả,
-> Có vốn sống phong phú
+ Giai đoạn ra làm quan nhà Nguyễn (Gia Long)
1802: Tri Phủ Thường Tín – Hà Tây
1805 – 1809: thăng chức Đông Các điện học sĩ
 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và đi sứ sang TQ lần 1
1820: Nguyễn Du qua đời khi chuẩn bị đi sứ lần 2.
* Kết luận: 
Nguyễn Du là một con người tài hoa nhưng cuộc đời của ông lại lắm bi kịch, bất hạnh, trải nhiều thăng trầm, biến cố. Tất cả những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của ông.
II. Sự nghiệp văn học
 1. Các sáng tác chính
 a. Sáng tác bằng chữ Hán
- Sưu tầm được 249 bài
 + Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng ở quê vợ Thái Bình.
 + Nam trung tạp ngâm (Những bài thơ ngâm ở phương Nam): 40 bài, viết lúc làm quan cho nhà Nguyễn ở Huế, Quảng Bình.
+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sứ): 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
=> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông.
 b. Sáng tác bằng chữ Nôm.
* Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): 
- 3254 câu lục bát, chia làm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
- Nguồn gốc: Từ cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.
- Sáng tạo của Nguyễn Du:
 + Về nội dung: Nguyễn Du chỉ mượn đề tài, nhân vật nhưng toàn tác phẩm mang đậm cách nghĩ, vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Qua đó phản ánh chân thật, sinh động xã hội phong kiến đương thời và thân phận người phụ nữ Việt Nam.
+ Về nghệ thuật: Sử dụng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác. Miêu tả nội tâm nhân vật độc đáo, tinh tế.
=> “Truyện Kiều” là kiệt tác của Việt Nam và của cả Thế giới.
* Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): 
- 184 câu, viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Tố Như hướng về những linh hồn bơ vơ, không nơi nương tựa và đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
 2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.
 a. Đặc điểm nội dung.
+ Đề cao cảm xúc, đồng cảm với những con người nhỏ bé, bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ.
+ Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
 b. Đặc điểm nghệ thuật.
- Thành công trong nhiều thể loại: lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: trong sáng, trau chuốt, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
 * Kết Luận: 
Nguyễn Du là cây đại thụ của nền văn học dân tộc với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật. Tinh hoa ngôn ngữ bác học và bình dân kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du đã khiến ông trở thành nhà phân tích tâm lí bậc thầy, xứng đáng với danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ, SGK/96. 
CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
Củng cố: 
Nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du đã mang lại cho ông vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc, trở thành Danh nhân văn hoá thế giới.
Câu hỏi củng cố:
Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
Tố Như
Thanh Hiên
Hồn Sơn Liệp Hộ
Nam Hải Điếu Đồ
Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở đâu?
Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Sơn Nam, Hà Tây
Bắc Ninh
Thái Bình
Gia đình Nguyễn Du thuộc loại gì?
Phong kiến quyền quý
Nông dân giàu có
Nhà nho nghèo
Phong kiến quan lại
Dặn dò:
HS học bài và soạn bài: Trao duyên (trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du.
RÚT KINH NGHIỆM:
	Bình Dương, ngày 09 tháng 03 năm 2015
Giáo viên hướng dẫn 	 Giáo sinh thực tập
Mai Thị Bích Vân	Đinh Thị Tường Vy 

File đính kèm:

  • docxgiao_an.docx
Giáo án liên quan