Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 44: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

- Nội dung, chủ đề: ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú mãnh liệt trước nghệ thuật thơ ca, phong cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp con người.

- Phong cách thơ: hào phóng, bay bổng rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật: có sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 44: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 44
Bài:	TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN
ĐI QUẢNG LĂNG
(Đọc văn)	(Lí Bạch)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Tình bạn chân thành, sâu nặng giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên trong một bài thơ có chủ đề cổ điển: tiễn biệt và ức hữu.
- Đặc điểm phong cách lãng mạn, phóng khoáng trong thơ Lí Bạch.
- Đặc điểm nghệ thuật thi pháp, vần luật, chất họa, chất thơ, âm hưởng dư ba của thơ Đường.
2. Kỹ năng:
 - Đọc diễn cảm, so sánh văn học (bản dịch và nguyên tác).
- Cảm thụ và phân tích thơ Đường, thơ Đương luật.
- Diễn đạt, phát biểu miệng.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình cảm bạn bè tốt đẹp chân thành và cao quí. Trau dồi đời sống tình cảm, tâm hồn lãng mạn phong phú, yêu văn chương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: 
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài: Lầu Hoàng Hạc (lầu Hạc Vàng) thuộc tỉnh Hồ Bắc,trên bờ Trường Giang, từ lâu đã trở thành một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết Phí Văn Vi tu luyện thành tiên, cưỡi hạc vàng bay lên trời, lại là nơi khơi nguồn cảm hứng cho Thôi Hiệu viết bài thơ tuyệt tác “Hoàng Hạc lâu”. Lí Bạch – Thi tiên – khâm phục đến mức viết 2 câu :
 Trước mắt có cảnh không nói được 
Vì thơ Thôi Hiệu ở trên lầu.
(Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Lí Bạch đề thi tại thượng lầu).
 Nhưng vào một dịp khác ông lại có bài thơ tiễn bạn từ ngôi lầu này – cũng rất nổi tiếng, đó là “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”.(1’)
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
10’
HĐ1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu chung:
-Hãy trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lí Bạch?
- Đặc điểm phong cách thơ Lí Bạch?
- “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là tác phẩm thuộc thi phái nào? (tống biệt). Nhận xét về thể loại.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và những hiểu biết về Mạnh Hạo Nhiên.
HĐ1: Tìm hiểu chung:
- HS khái quát một số ý cơ bản:
- Tiên thơ (Thi tiên), thánh rượu, tính ngông.
- Có thiên tài về văn chương nhưng lại ôm hoài bão chính trị, thấy xã hội thối nát nhưng lại chủ quan duy ý chí …. à Con người có nhiều nghịch lí.
- Phong cách thơ Lí Bạch là sự phản ánh lối sống, tư tưởng và nhân cách của Lý Bạch, một con người có chí khí và nhiều hoài bão lớn.
- Nội dung, chủ đề: ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú mãnh liệt trước nghệ thuật thơ ca, phong cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp con người...
- Phong cách thơ: hào phóng, bay bổng rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng nổi bật: có sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp. 
- HS nhận xét những đặc điểm về thể tài của tác phẩm.
- Hs đọc (giọng buồn, bâng khuâng, trong sáng, chậm rãi), so sánh các bản dịch và nguyên tác.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
Lí Bạch – tự là Thái Bạch, Thành Liên cư sỹ. (701- 762) – quê ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
Là một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh Đường, được mệnh danh là một “Thi tiên”vì thơ Lí Bạch hay nói đến cõi tiên, ham mê kiếm thuật. Đường đời lắm truân chuyên. Thích ngao du sơn thủy.
- Sự nghiệp văn chương: sáng tác khoảng 3000 bài thơ, phú, tấu.
- Đặc điểm phong cách: Bay bổng, lãng mạn, phóng khoáng hào hùng.
2. Tác phẩm:
- Đề tài: Tiễn biệt và ức hữu.
- Hoàn cảnh sáng tác: tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi nhậm chức ở Quảng Lăng.
- Thể loại: tứ tuyệt thất ngôn Đường luật – cô đọng, hàm súc, ước lệ.
31’
HĐ2: Hướng dẫn Hs đọc hiểu văn bản.
- Hãy phân tích cảnh tiễn đưa.
+ Hai câu thơ đầu cho biết những gì về cảnh tiễn đưa? Cảnh tiễn đưa được tác giả diễn tả như thế nào? Qua đó, hãy chỉ rõ tính chất hội họa có trong thơ Đường.
(Gợi ý: phân tích đặc điểm không gian, thời gian, hìnhảnh con người, cánh buồm đơn độc lẻ loi trên dòng sông mênh mang rộng lớn à thủ pháp tương phản, đối lập nhưng nhất thống).
- Em có cảm nhận gì về chất thơ Lí Bạch thông qua bài thơ này?
Þ Cấu trúc không gian cận – viễn tạo hiệu quả biểu đạt rõ nét về cảnh tiễn đưa và khoảng cách biệt ly thăm thẳm giữa người đi và kẻ ở. Ngôn ngữ hàm súc, giàu hình tượng.
 - Hai câu cuối diễn đạt cảm xúc của nhà thơ như thế nào? Phân tích ý nghĩa của những hình ảnh thơ và kết cấu sắp xếp của chúng trong phần cuối bài thơ.
- Thủ pháp đối lập được tác giả sử dụng triệt để tạo hiệu quả nghệ thuạt như thế nào?
- Liên hệ với thơ Nguyễn Bính: Hôm qua xuống bến xuôi đò/ Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau/ Anh đi đó, anh về đâu/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu… Cánh buồm.
- Hãy thử mường tượng và vẽ nên bức chân dung của Lí Bạch trong cảnh tiễn đưa.
- Theo em, chữ nào có thể coi là nhãn tự của bài thơ?
(Gợi ý: lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm hồn, qua hình ảnh để tỏ bày cảm xúc)
HĐ2: Đọc hiểu văn bản.
- HS chỉ rõ đặc điểm của điểm tiễn đưa và điểm đến. Phân tích cách sắp xếp từ ngữ ở 2 vị trí cực xa trong 2 câu thơ đầu:
“ ………………………… Hoàng Hạc lâu
 …………………………… Dương Châu”
à Không gian ngàn dặm vời vợi thăm thẳm à gợi hàm ý về trạng thái người tiễn đưa trong sự trống vắng đơn độc (ở lại một mình) ngay khi vừa tiễn bạn lên đường.
à Thời gian đưa tiễn: hàm súc, tượng trưng.
à Phương tiện: đường thủy – xuôi dòng Trường Giang – gợi nhiều trắc trở khó khăn.
- HS phân tích cách lựa chọn từ ngữ dắc địa: “cố nhân” khác “bằng hữu” như thế nào? 
+ Cố nhân à tri kỉ: mang sắc thái hoài niệm, trang trọng – gợi sức nặng bội phần của tình cảm tống biệt.
- HS nhận xét về cách diễn đạt, miêu tả cảnh tiễn đưa của Lí Bạch. 
- GV khái quát. 
- HS so sánh bản dịch và nguyên tác (Bản dịch đã bỏ mất những chữ quan trọng: cô, bích không tận, duy, tế…) phân tích các hình ảnh được miêu tả trong thủ pháp đối lập:
Cánh buồm lẻ loi cô đơn >< bầu trời xanh biếc vô tận, dòng sông chảy miết bên trời, cái nhìn đăm đắm của nhân vật trữ tình.
+ Nêu tác dụng biện pháp, thủ pháp đối lập trong tả cảnh ngụ tình à bộc lộ trạng thái cô đơn tuyệt đối, chơi vơi đỉnh điểm của người đưa tiễn, người ở lại.
- Người đưa tiễn: được miêu tả gián tiếp qua cái nhìn (“Duy kiến………”)
+ Con người nhỏ bé như bị không gian rộng lớn nuốt lấy. Hồn người đã theo nơi cánh buồm xa xa kia.
- HS nhận xét về bút pháp lãng mạn và tài hoa đột xuất của Lý Bạch trong tả cảnh, gợi tình, mang màu sắc hội họa rất Trung Hoa và phương Đông
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh tiễn đưa:
- Địa điểm xuất phát: từ phía Tây (lầu Hoàng Hạc – so với phía Đông - Dương Châu) Þ không gian xa cách + khung cảnh thoát tục thiêng liêng.
Þ Không gian xa cách giữa nơi đưa tiễn (từ phía tây, phía lầu Hoàng Hạc – nơi xuất phát) và địa điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên (Dương Châu – điểm đích) được gợi ra trong không khí tiễn đưa buồn thành kính.
Þ Không gian chia tay đượm màu sắc hư ảo, huyền thoại, thoát tục, thần tiên.
- Thời gian: giữa tháng 3, mùa hoa khói (cuối xuân)à hình ảnh đẹp, có ý nghĩa hàm ẩn.
- Người ra đi: “Cố nhân”
à Bạn cũ tình thâm à thái độ ngưỡng mộ, tình cảm thắm thiết gắn bó sâu nặng.
è Cảnh vừa đối lập vừa hoà hợp tạo ra một khung cảnh chia ly buồn và đẹp. Qua đó, nói lên tình cảm trong sáng và sâu nặng của nhà thơ dành cho người bạn tri kỉ trong buổi tiễn đưa. 
 2. Tình người đưa tiễn:
- Cánh buồm: “cô phàm viễn ảnh”
 Nhỏ bé, hữu hạn
- Bầu trời: bích không tận (xanh vô tận)
- Dòng sông: Trường Giang, thiên tế lưu (chảy miết bên trời)
Vô tận, rộng lớn, bát ngát
- Người đưa tiễn: 
à Duy kiến… à Cái nhìn chăm chú tập trung vào một điểm, một hướng duy nhất Þ lưu luyến, níu kéo.
Þ Gợi cảm xúc: Nỗi lưu luyến vô hạn. Chứng tỏ tình cảm ức hữu rất tha thiết, đậm đà sâu nặng.
è Hai câu thơ không chỉ vẽ sự xa dần, mất hút của cánh buồm, mà còn nói lên được dáng vẻ cũng như tâm trạng của thi nhân: Lí Bạch như vẫn còn đứng lặng dõi theo cánh buồm xa. Cố nhân đã đi vào khoảng trời nước xa xăm để lại mình ông cô đơn trong nỗi buồn ly biệt.
1’
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết bài.
- Hãy nêu chủ đề bài thơ. Lí Bạch đã thể hiện chủ đề đó như thế nào? 
HĐ3: tổng kết bài
III. TỔNG KẾT:
- Qua bài thơ, Lí Bạch bày tỏ tình cảm chân thành, thắm thiết nồng hậu và nỗi quyến luyến không rời trong cảnh biệt ly. Nét bút phóng khoáng với hình ảnh đầy ấn tượng đã thể hiện khá rõ nét phong cách lãng mạn của một “Thi tiên”.
4. Dặn dò:- HS học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài mới: Tiếng Việt “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ” ( 1’)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTIET44.doc