Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)

1) Tính cụ thể: Biểu hiện trên các mặt:

- Địa điểm và thời gian cụ thể.

- Nhân vật giao tiếp cụ thể.

- Mục đích giao tiếp cụ thể.

- Cách diễn đạt cụ thể qua việc dùng từ ngữ: Từ ngữ hô gọi thân mật, suồng sã, từ ngữ trang trọng, nghiêm túc, cách ví von, miêu tả,

2) Tính cảm xúc: Biểu hiện trên các mặt:

- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu, ngữ điệu.

+ Giọng thân mật, trách móc, gay gắt, quát nạt, bực bội,

+ Ngữ điệu bình thường hay thất thường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11024 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 40: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết : 40
Bài dạy: Tiếng Việt 	PHONG CÁCH NGƠN NGỮ SINH HOẠT (Tiếp theo) 	
I .MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Nắm được phong cách ngơn ngữ sinh hoạt, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ sinh hoạt.
- Kỹ năng: Phân tích và sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt.
- Thái độ: Ý thức được việc học và sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nêu khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
30
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đối thoại ở SGK, trang 113. 
GV: Em hãy nhận xét những biểu hiện cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn đối thoại vừa đọc.
GV: Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể?
GV: Tính cảm xúc của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện trên các phương diện nào? Cho ví dụ cụ thể?
GV:  Vì sao khi nói chuyện qua điện thoại, ta có thể đoán được người ở đầu dây kia là người như thế nào? (già trẻ, nam nữ, quen hay lạ,…)
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
HS: Đọc lại đoạn đối thoại, thảo luận trả lời.
HS: Thảo luận trả lời: Vì càng cụ thể thì người nĩi và người nghe càng dễ hiểu nhau hơn.
HS: Thảo luận trả lời: 
- Giọng nĩi, ngữ điệu.
- Cách dùng từ ngữ.
- Cách dùng các kiểu câu.
HS: Thảo luận, phát biểu: Vì mỗi người đều cĩ những dấu hiện đặc trưng riêng về giọng nĩi, về trình độ, giới tính, lứa tuổi,…
HS: Đọc kĩ ghi nhớ SGK.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có các đặc trưng cơ bản sau:
1) Tính cụ thể: Biểu hiện trên các mặt:
- Địa điểm và thời gian cụ thể.
- Nhân vật giao tiếp cụ thể.
- Mục đích giao tiếp cụ thể.
- Cách diễn đạt cụ thể qua việc dùng từ ngữ: Từ ngữ hô gọi thân mật, suồng sã, từ ngữ trang trọng, nghiêm túc, cách ví von, miêu tả,…
2) Tính cảm xúc: Biểu hiện trên các mặt:
- Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu, ngữ điệu.
+ Giọng thân mật, trách móc, gay gắt, quát nạt, bực bội,…
+ Ngữ điệu bình thường hay thất thường.
+ Cường độ, cao độ lời nói…
- Cách dùng từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt.
- Cách dùng các kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: Câu cảm thán, câu cầu khiến,…
3) Tính cá thể:
 Mỗi nhân vật khi giao tiếp đều bộc lộ nét riêng của mình. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể đoán được giới tính, độ tuổi, quê hương, sở thích, tính cách, vốn từ ngữ, trình độ hiểu biết…của người nói.
10
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Yêu cầu học sinh đọc các bài tập trong phần luyện tập. Sau đó hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập.
HS: Đọc các bài tập phần luyện tập và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Luyện tập:
Bài 1:
a) Phân tích: 
- Tính cụ thể:
Thời gian: Đêm khuya.
Địa điểm: Rừng núi.
Nhân vật: Đặng Thuỳ Trâm.
Nội dung: Tự vấn lương tâm.
- Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, nũng nịu, cảm thán, nghi vấn.
- Tính cá thể: chân dung con người có trình độ, vốn sống, trách nhiệm, có niềm tin và giàu tình cảm.
b) Giúp ích: 
- Giải toả tâm trạng.
- Rèn luyện cách diễn đạt những điều suy nghĩ.
- Dùng từ, diễn đạt câu…
Bài 2: Biểu hiện phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Từ xưng hô: Mình – ta, cô – anh.
- Ngôn ngữ đối thoại: Có nhớ ta chăng; Hỡi cô yếm trắng. 
- Lời nói hằng ngày: Mình về, ta về; Lại đây đập đất trồng cà với anh. 
- Củng cố, dặn dị ( 1 phút): Nắm được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ sinh hoạt.
- Bài tập về nhà: Tiếp tục làm bài tập 3 SGK. Soạn bài đọc thêm: Vận nước, Cáo bệnh, bảo mọi người, Hứng trở về.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctiet 40.doc