Giáo án Ngữ văn 10 - Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

- Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng hoa tầm xuân, hoa cây này sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi:

+Về ý, hình ảnh: cơ sở liên tưởng bị mờ nhạt, ý câu thơ chỉ như tả một loài hoa.Sự lặp lại vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa làm nhịp thơ chững lại, thể hiện sự hụt hẫng, thảng thốt của chàng trai.

+ Nhịp thơ, vần, điệu: ba câu đầu không có vần nhưng nhịp thơ vẫn hài hòa tạo nên thứ nhạc điệu riêng do tác dụng của điệp ngữ, nếu thay thế nó sẽ bị phá vỡ.

=> không thể thay thế được.

- Nhấn mạnh tình cảnh “ cá chậu, chim lồng“: sự ràng buộc của người con gái khi lấy chồng.

Không lặp lại thì so sánh đã rõ ý nhưng lặp lại thì tô đậm thêm một lần nữa ý so sánh: cô gái muốn khẳng định với chàng trai về hoàn cảnh không thể thay đổi của mình.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 8222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN:
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS:
Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt.
Có kĩ năng nhận diện kiến, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng các phép tu từ đó khi cần thiết.
Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV Ngữ Văn 10 chuẩn, tập 2
Một số sách tham khảo chuyên ngành, phấn, bảng viết, bảng phụ
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Giới thiệu bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ).
-Đã được học trong chương trình THCS, nhắc lại khái niệm phép điệp?
GV nhấn mạnh lại lần nữa.
GV yêu cầu HS làm bài tập trong 10-12 phút, sau đó gọi một vài HS trình bày, GV nhận xét, sửa chữa.
- Nếu thay thế “nụ tầm xuân” bằng “hoa tầm xuân”, “hoa cây này” thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào?(Có gì khác về ý, hình ảnh, nhạc điệu, có gợi được hình ảnh người con gái không?)
-Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau?
Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đó rõ ý chưa?
-Cách lặp này có giống nụ tầm xuân ở trên không?
-Trong bài tập 1/ b/125 Việc lặp từ có phải là phép tu từ không?
 Nó có tác dụng gì?
GV lưu ý cho HS:
Lưu ý:
- Phép điệp không mang màu sắc tu từ là phép điệp chỉ có tác dụng làm cho rõ ý câu văn, câu thơ 
- Phép điệp mang màu sắc tu từ: ngoài việc làm cho rõ ý, còn có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu chi tiết, hình ảnh hoặc gợi hình gợi cảm cho câu văn 
=> Tránh nhầm lẫn 
- Từ phân tích ví dụ trên, em hãy cho biết tác dụng, cách phân loại của phép điệp?
GV nhấn mạnh, nhắc lại kiến thức về phân loại và tác dụng của phép điệp
Lấy thêm ví dụ minh họa:
+Điệp vần: “Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời”
-Điệp ngữ: : ”Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”
Hoạt động 2: Luyện tập về phép đối
Hoạt động nhóm: Các nhóm làm các bài tập trong SGK 
- Nhóm 1: ngữ liệu (1)
- Nhóm 2: ngữ liệu (2)
- Nhóm 3: ngữ liệu (3)
- Nhóm 4: ngữ liệu (4)
Phân tích các kiểu đối trong các ngữ liệu trên (về vị trí đối, số tiếng, thanh, từ loại, nghĩa...)
-Từ các bài tập đã phân tích, em hãy rút ra khái niệm phép đối.
Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong các bài đã học, ví dụ: 
- “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
-Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nề đọc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương“
(Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)
-Từ việc phân tích những ví dụ trên, em hãy cho biết tác dụng, phân loại của phép đối ?
GV nhấn mạnh : 
Tác dụng: 
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản). 
- Tạo ra sự hài hoà về thanh.
- Tạo sự cân đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.
- Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
Phân loại:
 gồm đối thanh, đối từ loại, đối nghĩa, ...
GV: Khắc sâu cho học sinh một lần nữa về phép đối, phép điệp.
I. Luyện tập về phép điệp 
1. Nhắc lại khái niệm
 Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.
2. Luyện tập
Bài tập 1/SGK/124
a. Mục (1)
- Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng hoa tầm xuân, hoa cây này sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi: 
+Về ý, hình ảnh: cơ sở liên tưởng bị mờ nhạt, ý câu thơ chỉ như tả một loài hoa.Sự lặp lại vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa làm nhịp thơ chững lại, thể hiện sự hụt hẫng, thảng thốt của chàng trai. 
+ Nhịp thơ, vần, điệu: ba câu đầu không có vần nhưng nhịp thơ vẫn hài hòa tạo nên thứ nhạc điệu riêng do tác dụng của điệp ngữ, nếu thay thế nó sẽ bị phá vỡ. 
=> không thể thay thế được.
- Nhấn mạnh tình cảnh “ cá chậu, chim lồng“: sự ràng buộc của người con gái khi lấy chồng.
Không lặp lại thì so sánh đã rõ ý nhưng lặp lại thì tô đậm thêm một lần nữa ý so sánh: cô gái muốn khẳng định với chàng trai về hoàn cảnh không thể thay đổi của mình.
+ Cách lặp này không giống với cách lặp nụ tầm xuân.
b. Mục (2)
 - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
 Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 - Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
(Tục ngữ)
->Không phải là phép tu từ, chỉ có tác dụng làm rõ ý nghĩa diễn đạt của câu.
Tác dụng:
- Nhấn mạnh ý nghĩa 
- Dễ đọc, dễ nhớ 
- Tạo âm hưởng, gợi hình
Phân loại
-Theo yếu tố: điệp thanh điệu, từ, câu,...
-Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, liên tiếp, ...
-Theo tính chất: điệp đơn giản, phức hợp
II. Luyện tập về phép đối:
1. Nhắc lại khái niệm 
Phép đối là cách xếp đặt từ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
2. Luyện tập:
1. bài tập 1, SGK/125
Ngữ liệu (1)	
- Phép đối diễn ra trong một câu. 
- Mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đó đối nhau về số tiếng (3/3; 6/6)
- Về thanh: (tổ/tông; sạch/thơm; chí/nền – nên/vững)
- Về từ loại của mỗi từ: (chim/người (d/d); tổ/tông (d/d); đói/rách (t/t) - sạch/thơm (t/t))
- Về nghĩa của mỗi từ: tổ, tông; sạch, thơm; nên, vững => cùng trường từ vựng
- Kết cấu ngữ pháp: lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế.
Ngữ liệu (2) 
- Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới. 	
- Về số tiếng: Dòng trên và dòng dưới đối nhau (7/7)
- Về từ loại (tiên/hậu (d/d); học/hành (đ/đ); lễ/văn (d/d))
- Về nghĩa (diệt, trừ; trò, thói; tham nhũng, cửa quyền => đồng nghĩa) 
- Lặp lại kết cấu ngữ pháp.
Kết luận: sự sắp xếp các từ ngữ để tạo ra sự cân đối, hài hoà về mặt âm thanh, đối về nghĩa.
Ngữ liệu (3) 
- Đối về từ: Khuôn trăng/nét ngài (d/d); đầy đặn/nở nang (t/t); Hoa/ngọc (d/d); cười/thốt (đ/đ); mây/tuyết (d/d); thua/nhường (t/t); nước tóc/màu da (d/d).
Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát). 
Ngữ liệu (4) 
- Phép đối giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
- Đối về từ loại: Rắp/trót (đ/đ); mượn/đem (đ/đ); điền viên/thân thế (d/d); vui/hẹn (đ/đ); tuế nguyêt/tang bồng (d/d).
2. Bài tập 2, SGK/126
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
-> Đối thanh: tật/lòng (trắc/bằng)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
-> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng.
a. Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
 b. Vì được khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng, thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc
 CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
Củng cố: 
Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của phép điệp và phép đối.
Dặn dò
 Học sinh chuẩn bị và soạn bài Văn bản văn học
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTuan_31_Thuc_hanh_cac_phep_tu_tu_phep_diep_va_phep_doi.docx
Giáo án liên quan