Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tiết 82: Các thao tác nghị luận

- Ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác phân tích.Nhằm chia nhận định chung thành cac mặt riêng biệt từ đó làm rõ nguyên nhân khiến thơ văn xưa không truyền lại được đến ngày nay.

- Ở dẫn chứng từ “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất”:

+Xét hai câu đầu: thao tác phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài với đất nước.

+ Xét cả ba câu: từ hai câu đầu sang câu thứ ba đã chuyển từ phân tích sang diễn dịch. Dựa vào luận điểm vững chắc ‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” suy ra kết luận đầy thuyết phục- phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, gây dựng nhân tài.

 

docx4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tiết 82: Các thao tác nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt	Ngày soạn: 19/02/2014
Tiết: 82ppct	Ngày dạy: /02/2014
CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
 A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.
- Nhận diện chính xác các thao tác trên trong các bài văn nghị luận.
- Vận dụng các thao tác đó một cách hợp lí và sáng tạo để tạo lập được những văn bản nghị luận có sức thuyết phục đối với người đọc(người nghe).
B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm...
 D.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
?GV nêu câu hỏi
?Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ rằng trong thực tế người ta hay nói đến từ thao tác?
? Cho biết từ thao tác được dùng với ý nghĩa nào?
HS trả lời, GV nhận xét
?Thao tác nghị luận có điểm gì tương đồng và khác biệt với các loại thao tác khác?
HS trả lời
GV nhận xét
GV nêu câu hỏi
?Hãy điền các từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp thích hợp vào các ô trống dưới đây?(SGK/T131)
HS nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi
GV nhận xét, giúp HS nhận ra phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp là các cặp thao tác nghị luận vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa đối lập với nhau.
?GV đọc bài tập b và yêu cầu HS trả lời câu hỏi
? Ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác phân tích hay diễn dịch? Nêu tác dụng?
HS trả lời
GV nhận xét
? Ở dẫn chứng từ “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất” dùng thao tác gì? Nhận xét của em về cách sử dụng thao tác đó?
HS có thể thảo luận tại chỗ và trả lời câu hỏi
GV nhận xét, chốt ý
GV đọc bài tập b
HS theo dõi trả lời câu hỏi
? Kết luận rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” có được là nhờ tác giả sử dụng thao tác gì?(Tổng hợp hay quy nạp?)
?Thao tác đó giúp gì cho quá trình lập luận?
HS trả lời
GV nhận xét
? Dẫn chứng từ “Hịch tướng sĩ” dùng thao tác quy nạp hay tỏng hợp? Vì sao?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý
?GV đọc bài tập d
HS theo dõi trả lời câu hỏi.
? Những nhận định trong bài tập d đúng hay sai? Vì sao?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý
HS đọc bài tập a, b, c trong SGK và trả lời các câu hỏi
?Bài tập a tác giả dùng thao tác gì?câu văn trích dẫn nhấn mạnh sự giống hay khác nhau?
HS trả lời
GV nhận xét
 ?Bài tập a tác giả dùng thao tác gì?Đoạn văn nhấn mạnh sự khác nhau hay giống nhau?
?Có người hoài nghi sự so sánh, cho rằng “mọi so sánh đều khập khiễng”, em có đồng tình không?Vì sao?
?Lựa chọn những câu trả lời đúng trong bài tập d
HS suy nghĩ, thảo luận tại chỗ, trả lời
GV nhận xét
?Thế nào là so sánh?
?So sánh có mấy loại chính?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
GV cho HS làm bài tập 1/SGK
GV gợi ý cho HS làm bài
HS làm theo nội dung câu hỏi bài tập
HS trả lời
GV nhận xét, chữa bài tập.
GV củng cố bài học
GV Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập SGK.
- Nắm chắc các thao tác lập luận
I. Khái niệm
1. Thao tác
Từ thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định.
2. Thao tác nghị luận
Thao tác nghị luận cũng là một loại thao tác, do đó nó cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật nhất định. Tuy nhiên các động tác đều là hoạt động của tư duy và mục đích của nó là thuyết phục người nghe (đọc) nghe theo ý kiến bàn luận của mình.
II. Một số thao tác nghị luận cụ thể
1. Thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp
a. Lí thuyết
- Sắp xếp theo thứ tự: tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch.
- Phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp là các cặp thao tác nghị luận vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa đối lập với nhau
b. Thực hành
*Bài tập b/SGK
- Ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác phân tích.Nhằm chia nhận định chung thành cac mặt riêng biệt từ đó làm rõ nguyên nhân khiến thơ văn xưa không truyền lại được đến ngày nay.
- Ở dẫn chứng từ “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất”:
+Xét hai câu đầu: thao tác phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài với đất nước.
+ Xét cả ba câu: từ hai câu đầu sang câu thứ ba đã chuyển từ phân tích sang diễn dịch. Dựa vào luận điểm vững chắc ‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” suy ra kết luận đầy thuyết phục- phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, gây dựng nhân tài.
*Bài tập c/SGK
- Ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, khiến cho kết luận ấy bao gồm được sức nặng của các luận điểm riêng trên đó.
- Dẫn chứng từ “Hịch tướng sĩ” dùng thao tác quy nạp. Nhờ những dẫn chứng khác nhau được sử dụng ở đó làm cho kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có” có sức thuyết phục tin cậy cao.
*Bài tập d/SGK
- Nhận định 1 đúng khi tiền đề và cách suy luận của diễn dịch phải chân thực, chính xác. Lúc này kết luận sẽ mang tính tất yếu, không cần chứng mình mà không thể bác bỏ.
- Nhận định 2 chưa chính xác: Khi sự quy nạp còn chưa đầy đủ thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải nhờ thực tienx chứng minh.
- Nhận định thứ 3 đúng: vì có tổng hợp sau phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật hiện tượng mới thực sự hoàn thành.
2. Thao tác so sánh
a. Xét ví dụ
*Ví dụ a/SGK
- Tác giả dùng thao tác so sánh
- Câu văn nhấn mạnh sự giống nhau
*Ví dụ b/SGK
Đoạn văn nhấn mạnh sự khác nhau
*Ví dụ c/ SGK
- So sánh sẽ giúp ta thấy được sự giống nhau hay khác nhau của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên để thấy rõ tác dụng của so sánh cần phải so sánh đúng cách và trước khi so sánh cần phải hiểu rõ về sự vật, hiện tượng cần so sánh.
- Để so sánh đúng cách cần chú ý:
+ Những đối tượng so sánh phải liên quan với nhau về một mặt nào đó.
+ Sự so sánh phải dựa trên tiêu chí cụ thể, rõ ràng, và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề.
+ Những kết luạn rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
b. Các loại so sánh
- So sánh là làm rõ sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng (đặt sự vật hiện tượng vào thế đối xứng hoặc tương đồng với nhau).
- So sánh gồm có hai loại : so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm thấy được sự khác nhau (so sánh tương đồng và so sánh dị biệt).
3. Kết luận
Ghi nhớ/SGK trang 134
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Tác giả chứng minh : “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian”.
- Thao tác nghị luận chủ yếu là phân tích – tác giả phân chia luận điểm chung thành những bộ phạn nhỏ, mỗi bộ phận nhỏ lại được chia thành bộ phận nhỏ hơn. Nhờ đó, luận điểm của đoạn trích được xem kỹ càng, thấu đáo.
- Tới câu cuối tác giả chuyển sang quy nạp, đó là cái hay của đoạn trích. Từ trường hợp của Nguyễn Trãi tác giả đã nâng lên thành sứ mện, chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Nhờ Nhờ thao tác này mà tầm vóc tư tưởng của đoạn trích được nâng lên một mức cao hơn

File đính kèm:

  • docxcac thao tac nghi luan.docx