Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tiết 2: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

- Dùng từ chưa chính xác, sai về cấu tạo

Chót lọt -> chót, cuối, cuối cùng

- Dùng từ chưa chính xác, nhầm lẫn về nghĩa của từ Hán Việt

Truyền tụng:

Truyền tụng-> truyền thụ, truyền đạt

- Sai về kết hợp từ “ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm”

Sửa: “ Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh này đã giảm dần”.

- Sai về kết hợp từ gây hiểu nhầm“ bệnh nhân được pha chế”

Sửa:

Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do(mà) khoa dược pha chế

 

docx9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tiết 2: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Ngày soạn: 25/02/2014
GVHD: Lê Ngọc Kim Vy Ngày dạy: 03/03/2014
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt Tiết: 79ppct
Lớp dạy: 10C6 
Tiết dạy: 02
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 
 A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng- sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt.
- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng cuả tiếng Việt.
B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm, trong đó sử dung phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp chủ đạo để phân tích rõ, phân biệt rõ cái đúng và cái sai.
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng Việt có nguồn gốc ở đâu và thuộc họ ngôn ngữ nào?
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV cho 1 HS đọc bài tập a trong SGK trang 65.
HS theo dõi, và trả lời các câu hỏi
?Những câu trong mục (a) mắc lỗi gì? Cho biết cách sửa ?
HS trả lời, GV nhận xét và chữa bài tập 
GV cho 1 HS đọc bài tập b
HS theo dõi và trả lời câu hỏi
?Em hãy chỉ ra các từ phát âm theo giọng địa phương?
? So sánh sự khác biệt với ngôn ngữ toàn dân?
- Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời
- GV nhận xét, chữa bài tập
GV nêu câu hỏi:
Thông qua hai bài tập và sự chuẩn bị bài, em hãy cho cô biết khi sử dụng tiếng Việt cần thực hiện những yêu cầu gì về ngữ âm và chữ viết?
HS trả lời
GV nhận xét và rút ra kết luận
GV cho 1 HS đọc bài tập a mục 2
HS theo dõi và trả lời các câu hỏi
?Phân tích và sửa lỗi về từ ngữ trong các câu bài tập a
HS phân tích lỗi và sửa lỗi
GV nhận xét 
GV cho HS đọc bài tập 2b 
HS theo dõi và trả lời các câuhỏi
?Lựa chọn những câu đúng trong các câu sau?
GV gợi ý cho HS
Câu 1: đã dùng từ chính xác hay chưa?
Câu 2: dùng từ đúng mục đích chưa?
 ?Vậy đối với từ ngữ, khi sử dụng cần phải tuân thủ những yêu cầu nào?
HS trả lời
GV nhận xét, rút ra kết luận
GV cho HS đọc bài tập 3 a, b, c
HS theo dõi và làm theo yêu cầu
?Phát hiện và chữa các lỗi trong bài tập a
HS trả lời
GV nhận xét
? Hãy chỉ ra những câu đúng trong bài tập b?
HS trả lời
GV nhận xét
? Phân tích lỗi trong đoạn văn c và chữa lại cho đúng?
HS trả lời
GV nhận xét
(Cho HS về nhà làm)
? Về mặt ngữ pháp khi sử dụng cần tuân thủ những yêu cầu nào?
HS trả lời
GV nhận xét, rút ra kết luận
GV cho HS đọc bài tập 4a
HS theo dõi và trả lời các câu hỏi
?Hãy chỉ ra những từ dùng không đúng, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ và chữa lại cho đúng?
HS trả lời
GV nhận xét
GV đọc bài tập 4b và yêu cầu
?Chỉ ra các từ thuộc ngôn ngữ nói trong đoạn văn b (kể cả thành ngữ, tục ngữ)
HS trả lời
GV nhận xét
? Theo em các từ ngữ trên có thể được sử dụng trong lá đơn đề nghị hay không?
HS trả lời
GV nhận xét, giải thích
? Kết luận chung về phong cách ngôn ngữ?
GV cho 1 HS đọc các bài tập 1,2,3 SGK trang 67
HS theo dõi bài tập và thực hiện các yêu cầu
? Nghĩa của từ “đứng” và “quỳ” trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”?
?Tác dụng của việc dùng từ “đứng” và “quỳ” theo nghĩa trên? 
HS trả lời
GV nhận xét
?Ở bài tập 2 đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì?
?Phân tích tác dụng của việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật đó.
HS phân tích trả lời
GV nhận xét
? Giá trị của phép điệp, phép đối trong đoạn văn ở bài tập 3
HS trả lời
GV nhận xét
? Khi nói và viết cần chú ý điều gì
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, rút ra kết luận
- Ghi nhớ SGK. 
- Làm bài tập SGK.
GV cho HS làm bài tập 1, 2 SGK 
?Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong bài tập 1
?HS trả lời nhanh
GV nhận xét
?Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ ‘lớp” so với từ ‘hạng” và từ ‘phải” với từ ‘sẽ”
HS phân tích và trả lời
GV củng cố bài học
GV Dặn dò:
- Hoàn thành bài tập SGK.
- Nắm chắc những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
- Chuẩn bị: “Hồi trống Cổ Thành” theo hướng dẫn SGK. 
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt
1. Về ngữ âm và chữ viết
a. Ví dụ 1: 
- Câu 1: sai phụ âm cuối c/t trong tiếng “giặc”, sửa lại là “giặt”.
- Câu 2: sai phụ âm đầu d/r trong tiếng “dáo”, sửa là “ráo”…
- Câu 3: sai thanh điệu hỏi/ngã trong các tiếng “lẽ; đỗi” sửa là “lẻ; đổi”
b. Ví dụ 2
- Từ ngữ phát âm theo giọng địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ, giời
- Từ ngữ toàn dân tương ứng: 
 dưng mờ = nhưng mà
 bẩu = bảo
 mờ = mà
 giời = trời
- Sự khác nhau:
Từ phát âm theo giọng địa phương được biến âm từ từ ngữ toàn dân, cụ thể là được biến đổi về phụ âm đầu, phụ âm cuối, âm chín
dưng mờ = nhưng mà
bẩu = bảo
mờ = mà
giời = trời
-> Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
2. Về từ ngữ
a. Ví dụ 1:
- Dùng từ chưa chính xác, sai về cấu tạo
Chót lọt -> chót, cuối, cuối cùng
- Dùng từ chưa chính xác, nhầm lẫn về nghĩa của từ Hán Việt
Truyền tụng: 
Truyền tụng-> truyền thụ, truyền đạt
- Sai về kết hợp từ “ mắc và chết các bệnh truyền nhiễm”
Sửa: “ Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh này đã giảm dần”.
- Sai về kết hợp từ gây hiểu nhầm“ bệnh nhân được pha chế”
Sửa: 
Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do(mà) khoa dược pha chế…
b. Ví dụ 2:
- Các câu 2, 3, 4 đúng
- Dùng từ chưa chuẩn ở câu 1 và 5:
+ Câu 1: dùng sai từ “yếu điểm” sửa thành “ điểm yếu”, “ nhược điểm”
+ Câu 5: Sai từ “linh động”, sửa thành “ sinh động”
 -> Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
 Cần dùng từ chính xác và đúng mục đích.
 Dùng từ phù hợp đúng yêu cầu, mang tính toàn dân.
3. Về ngữ pháp
a. Ví dụ 1:
- Câu 1: Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.
Sửa lại:
+ Bỏ từ ‘qua” đầu câu.
+ Bỏ từ ‘của” và thay vào đó thành dấu phẩy.
+ Bỏ các từ ‘đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy.
- Thiếu thành phần chính :
Sửa lại:
+ Thêm từ làm chủ ngữ:
 “ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ.”
+ Thêm từ làm vị ngữ:
“Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b. Ví dụ 2:
- Câu 2, 3, 4 đúng
- Câu 1: chưa chính xác, gây mơ hồ vì không phân định chính xác thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ.
c. Ví dụ 3
Đoạn văn cần sắp xếp lại câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ mới mạch lạc và có trình tự hợp lí.
‘Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài săc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng pahir ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trạng, thuỳ mị. Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Thể nhưng, nàng đâu được hưởng hạnh phúc”.
-> Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp
 Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.
4. Về phong cách ngôn ngữ.
a. Ví dụ 1:
- Từ “hoàng hôn” dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ hành chính, chỉ thích hợp trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, thay bằng từ “Chiều, buổi chiều”
- Cụm từ “hết sức là” tương đương với các từ chỉ mức độ cao(rất, vô cùng), nhưng chỉ thích hợp trong ngôn ngữ nói thuộc phong chá ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, nên thay thế bằng từ “rất, vô cùng”.
b. Ví dụ 2:
- Các từ xưng hô: bẩm, cụ con.
- Vận dụng thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn,…
Không thể dùng các từ ngữ trên vào văn bản đề nghị vì đó là văn bản hành chính, không cho phép sử dụng khẩu ngữ, thành ngữ,…
->Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
1. Bài tập 1
- Các từ “đứng”, “quỳ” được sử dụng theo nghĩa chuyển. 
+Nghĩa gốc: tư thế của thân thể con người
+Nghĩa chuyển: biểu hiện nhân cách, phẩm giá 
 “Chết đứng” là cái chết hiên ngang, có khí phách cao đẹp
 “Sống quỳ” là sống quy luỵ, phụ thuộc, hèn nhát.
Việc dùng theo nghĩa chuyển như vậy mang lại tính hình tượng và biểu cảm cao , thay vì có thể nói “Chết vinh còn hơn sống nhục”
2. Bài tập 2
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và so sánh
- Tác dụng:
“Chiếc nôi xanh”, và cái máy “điều hoà khí hậu” được sử dụng để nói đến cây cối nhưng mang tính hình tượng và biểu cảm hơn. Chiếc nôi và máy điều hoà khí hậu dều là những vật thể mang lại những lợi ích cho con người. Dùng chúng để biểu hiện cây cối vừa có tính cụ thể, vừa tạo được cảm xúc thẩm mỹ.
3. Bài tập 3
Đoạn văn sử dụng phép đối “Có-không”, phép điệp “Ai có sung dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, kết hợp với nhịp điệu nhanh, mạnh, dứt khoát tạo cho lời kêu gọi mang âm hưởng hùng hồn, tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc 
4. Kết luận
Khi nói hoặc viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực, mà cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
III.Luyện tập
1. Bài tập1/68 
Từ ngữ viết đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ
2. Bài tập 2/68
-“Lớp”:phân biệt người theo tuổi tác
-“Hạng”: phân biệt người theo phẩm chất tốt xấu, mang nét nghĩa xấu
->Từ lớp thay cho từ hạng là đúng với nghĩa câu văn 
- Từ “sẽ” thay cho từ “phải”
+Từ “phải”: mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức
+Từ “sẽ”: thể hiện sự chủ động, có sự chuẩn bị trước, nhẹ nhàng
Từ “sẽ” thể hiện được sắc thái nhẹ nhàng, vinh hạnh khi “đi gặp các vị cách mạng đàn anh Các Mác và Lê nin”.
	Buôn Hồ, ngày 25 tháng 02năm 2014
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Lê Ngọc Kim Vy	Lê Thị Ánh Nguyệt

File đính kèm:

  • docxnhung yeu cau su dung tieng viet.docx
Giáo án liên quan