Giáo án Mỹ thuật 9 bài 2: Vẽ theo mẫu Tĩnh vật (lọ, hoa và quả – vẽ hình)

Hướng dẫn học sinh cách vẽ:

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách vẽ theo mẫu đã được học ở lớp trước và hướng dẫn học sinh kĩ hơn.

 Khung hình chung của vật mẫu là khung hình gì? Khung hình riêng từng vật mẫu?

 HS: Quan sát thực tế và trả lời

 Để phác được khung hình chung và riêng của vật mẫu ta làm sao?

HS: Ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và riêng ( Chiều cao và chiều ngang).

 + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của mẫu và vẽ phác bằng các nét thẳng.

+ Nhìn mẫu, vẽ các nét chi tiết, điều chỉnh lại tỉ lệ và hình vẽ cho sát với mẫu.

Chú ý: Nét vẽ cần có đậm có nhạt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 9 bài 2: Vẽ theo mẫu Tĩnh vật (lọ, hoa và quả – vẽ hình), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĨNH VẬT
(Lọ,ï hoa và quả – Vẽ hình)
Tuần dạy: Tiết PPCT: 2 Ngày dạy:
 Bài 2:
Vẽ theo mẫu
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: 
 - Hoạt động 1: Học sinh hiểu được vẻ đẹp của đồ vật.
 - Hoạt động 2: Học sinh nhận biết sâu hơn về hình khối, tỉ lệ của các vật mẫu so với nhau.
 1.2. Kĩ năng: - Hoạt động 1,2: Học sinh biết quan sát, nhận xét sự tương quan tỉ lệ của vật mẫu. 
 - Hoạt động 3: Học sinh vẽ được hình giống mẫu.
1. 3. Thái độ: - Hoạt động 1,2,3: Học sinh thêm yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Học sinh nhận biết sâu hơn về hình khối, tỉ lệ của các vật mẫu so với nhau.
Học sinh vẽ được hình giống mẫu.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên:Mẫu vẽ: Lọ, hoa và quả. Tranh tĩnh vật
 3.2. Học sinh: : + Sưu tầm: Lọ, hoa và quả.
 + Giấy vẽ, bút chì, tẩy,.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 9A1 .
 9A2 .
 9A3 .
 9A4.
 4.2. Kiểm tra miệng: 
- Câu hỏi bài cũ:
r Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào? Mĩ thuật thời Nguyễn có những loại hình nghệ thuật nào?
r Kiến trúc thời Nguyễn có những công trình nào tiêu biểu?
r Điêu khắc và đồ họa, hội họa có những tác phẩm tiêu biểu nào?
- Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng.
- Kiến trúc; Điêu khắc và đồ họa, hội họa.
- Hoàng thành, Tử Cấm Thành,.
- Tranh dân gian, bộ tranh khắc “Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt Nam”.
- Bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Giáo viên giới thiêu: Lọ hoa và quả là những vật mẫu các em đã được vẽ nhiều ở lớp 7 và 8. Hôm nay các em sẽ vẽ chúng lại một lần nữa qua bài học này.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
- Giáo viên cho HS xem tranh tĩnh vật và hỏi:
r Tranh tĩnh vật thường vẽ những gì?
HS: Hoa, quả, đồ vật,
Bài 2: Vẽ theo mẫu
TĨNH VẬT
(Lọ,ï hoa và quả – Vẽ hình)
I. Quan sát, nhận xét:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
r Các vật thường ở trạng thái nào?
HS: Trạng thái tĩnh.
r Có thể vẽ bằng những chất liệu gì?
HS: Chì, than, màu nước, màu bột, sáp màu, sơn dầu, sơn mài,.
- Giáo viên đặt mẫu (Lọ, hoa và quả) yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét mẫu:
r Mẫu gồm có gì?
HS: Lo, hoa và quả
r Cái lọ có dạng hình gì? Quả dạng hình gì?
r Xác định vị trí đặt của lọ và quả so với nhau? r So sánh tỉ lệ của các vật mẫu?
r Xác định hướng ánh sáng chính chiếu vào mẫu?
 HS: Quan sát thực tế và trả lời
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách vẽ theo mẫu đã được học ở lớp trước và hướng dẫn học sinh kĩ hơn.
 r Khung hình chung của vật mẫu là khung hình gì? Khung hình riêng từng vật mẫu?
 HS: Quan sát thực tế và trả lời
r Để phác được khung hình chung và riêng của vật mẫu ta làm sao?
HS: Ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và riêng ( Chiều cao và chiều ngang).
 + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của mẫu và vẽ phác bằng các nét thẳng.
+ Nhìn mẫu, vẽ các nét chi tiết, điều chỉnh lại tỉ lệ và hình vẽ cho sát với mẫu.
Chú ý: Nét vẽ cần có đậm có nhạt.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên nêu yêu cầu và theo dõi nhắc nhở HS:
 + Hình vẽ có bố cục cân đối trong tờ giấy.
 + So sánh tương quan tỉ lệ của từng vật mẫu.
 + So sánh hình vẽ với mẫu vẽ để điều chỉnh hình vẽ sát với mẫu vẽ sao cho nét vẽ có đậm có nhạt.
- Học sinh làm bài
II. Cách vẽ:
- Vẽ phác khung hình
- Vẽ phác nét chính
- Vẽ chi tiết
III. Thực hành:
 Vẽ hình lọ, hoa và quả.
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên chọn một số bài vẽ hình của học sinh gắn lên bảng và gọi học sinh nhận xét
- Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
 + Bố cục + Hình vẽ
 + Tỉ lệ + Nét vẽ
 - Giáo viên nhận xét và nêu ưu, khuyết điểm của mỗi bài vẽ.
4.5. Hướng dẫn học tập:
 *Đối với bài học này:- Tìm vật mẫu tương tự và vẽ hoàn thiện hình vẽ.
 - Tập vẽ thêm vật mẫu khác ở nhà.
 *Đối với bài học sau: - Chuẩn bị bài 3: “ VTM – Vẽ tĩnh vật (Lọ, hoa và quả – Vẽ màu)
 + Mang theo bài vẽ hình
 + Bút chì, tẩy, màu vẽ,
5. PHỤ LỤC:
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 

File đính kèm:

  • docBai_2_Tinh_vat_Lo_hoa_va_qua__Ve_hinh_20150726_083514.doc