Giáo án Mỹ thuật 7 - Trường THCS Thượng Lâm

 TIẾT 23 - VẼ TRANG TRÍ

BÀI 22: Trang trí đĩa tròn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS biết sắp xếp hoạ tiết trong trang trí hình tròn

- Biết cách lựa chọn hoạ tiết và trang trí được cái đĩa tròn

II. CHUẨN BỊ: II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dựng

* GV: - Ảnh một số đĩa trang trí ; một số mẫu trang trí hình tròn

- Một số bào vẽ của HS

* HS: - Giấy , bút chì , màu

 

doc66 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 - Trường THCS Thượng Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thảo tìm bố cục trang trí bìa lịch
- Một số bài vẽ đẹp của HS
* HS: - Giấy , bút chì , màu
.2. Phương pháp :
 trực quan ,vấn đáp , luyện tập
III. Tiến trình dạy - học:
1 .ổn định lớp
2 .Kiểm tra bài cũ 
3. Học bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV nêu mục đích, ý nghĩa của lịch 
- GV giới thiệu các mẫu, các hình ảnh về bìa lịch
- về chủ đề bìa lịch ?
- Cách sắp xếp vị trí của tranh, ảnh, các dòng chữ ?
- Treo lịch trong nhà để biết thời gian, trang trí cho căn phòng đẹp hơn
- Treo một số bìa lịch mẫu khác nhau : hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn 
- Hình ảnh về mùa xuân
- HS nhận biết được cách trang trí khác nhau 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trang trí 
- GV đưa ra những gợi ý nội dung hình ảnh có thể chọn để trang trí 
- Xác khuôan khổ bìa lịch :
- GV gợi ý chất liệu sẵn có như đã nêu ở trên
- Nên trình bày :
- HS xem gợi ý nội dung trong SGK
- Có thể dùng các hình ảnh : ảnh chụp về bản thân, gia đình, hoa ,pjhong cảnh, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, các vận động viên
- HS tuỳ ý lựa chon khuôn khổ và hình dáng bìa lịch 
- Vẽ phác chu vi, vị trí của tất cả các chi tiết để thể hiện được phần chính và những phần phụ, sau đó vẽ phác hình và vẽ màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- Trong khi HS làm bài, GV quan sát, động viên, khuyến khích những em có ý tưởng mới, có những cách trình bày riêng, sáng tạo. Đối với những HS con lúng túng trong cách trình bày và lựa chon hình ảnh, GV cần gợi ý cụ thể hơn để giúp các em mạnh dạn tự tin làm bài
- HS chú ý làm bài, tự sáng tạo khi trình bày 
- HS vẽ trong thời gian 35 phút
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV chon một số bài vẽ tương đối hoàn chỉnh, giới thiệu và hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
- HS nhận xét, đánh giá bài chủ bạn
- HS xếp loại bài theo ý thích
Bài tập về nhà:
- HS nào vẽ chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài vẽ
- Chuẩn bị bài học sau
 =======================
 Ngày soạn: 25 / 12 /2012
 Tiết:19 bài 18: VẼ THEO MẪU	
 Ký Hoạ
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết thế nào và kí hoạ và cách kí hoạ
- Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
- Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dựng
* GV: -Một số kí hoạ về cây cối, về con người, gia súc
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách kí hoạ 
- Mang theo một số cành, lá, lọ, hoa...
* HS: - Giấy , bút chì , ...
.2. Phương pháp :
 trực quan ,vấn đáp , luyện tập
III. Tiến trình dạy - học:
1 .ổn định lớp
2 .Kiểm tra bài cũ -hoăc đồ dựng
3. Học bài mới
Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí hoạ 
- GV giới thiệu một số kí hoạ 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh
 ? thế nào là kí hoạ 
- GV giới thiệu một số kí hoạ (dán lệ bảng theo trình tự bài học)
? kí hoạ và vẽ theo mẫu có gì giống, khác nhau ?
? Dùng chất liệu gì để kí hoạ ?
- sau đó giới thiệu các chất liệu vẽ trên bài kí hoạ 
- HS quan sát tranh trong SGK về đắc điểm của kí hoạ 
- kí hoạ là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người
- HS quan sát, so sánh các tranh về: 
 + Mục đích của kí hoạ 
 + Các loại kí hoạ 
- HS trả lời theo suy nghĩ 
à Bút chì, bút sắt, màu nước, than...
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách kí hoạ 
- GV nêu cách tiến hành kí hoạ 
- Khi hướng dẫn kí hoạ GV cần có mẫu, từ đó dẫn đến các bước vẽ để HS theo dõi dễ dàng hơn
- các bước vẽ:
+ Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu;
+ So sánh tỉ lệ các bộ phận
+ Vẽ nét bao quát, nét chính
+ Vẽ chi tiết
- HS quan sát và tập kí hoạ 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bàì
- GV yêu cầu kí hoạ một số đồ vật :
- GV theo dõi, gợi ý HS cách chọn hướng nhìn để vẽ ( cách bố cục, cách phác nét.)
- Cái lọ, cái cặp sách, cành lá, bông hoa mà hsmang theo và vẽ theo nhóm. Sau đó GV trao đổi giữa các nhóm.
- HS làm bài theo yêu cầu và trình tự chung. Mỗi em có thể vẽ 3 à 4 hình
hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV giới thiệu một số bài đẹp và hướng dẫn HS nhận xét 
- HS phát biểu ý kiến của mình về hình vẽ, bố cục.
- HS tự xếp loại bài vẽ
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm các bài kí hoạ rồi dán vào giấy
- Kí hoạ cây, con vật quen thuộc. 
- Chuẩn bị bài học sau
 ----------------------------------------------
 Ngày soạn: 25 / 12 / 2012
 Tiết:20 bài 19: VẼ THEO MẪU	
 Kí Hoạ Ngoài Trời
I. Mục tiêu bài học:
- HS biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng
- kí hoạ được một vài dáng cây, dáng con người và vật
- Thêm yêu mến thiên nhiên
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dựng
* GV: - Một số kí hoạ đẹp về người, phong cảnh, con vật.
- tranh minh hoạ hướng dẫn cách kí hoạ 
- HS : bút chì, màu, bảng vẽ bằng gỗ dán hoặc bìa cứng khổ 30 – 40 cm
.2. Phương pháp :
 trực quan ,vấn đáp , luyện tập
III. Tiến trình dạy - học:
1 .ổn định lớp
2 .Kiểm tra bài cũ 
3. Học bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn học vẽ ngoài trời
- GV đưa HS ra vẽ ở sân trường hoặc ngoài trường
- GV yêu cầu bài học:
- GV giới thiệu một số bài kí hoạ đẹp trước khi HS vẽ
- kí hoạ 2 hoặc 3 hình khác nhau
- Chọn đối tượng kí hoạ theo ý thích (về cảnh vật như cây, núi, đồi , sông, biển, nhà cửa, đường sát; về phương tiện giao thông như ô tô, tàu thuỷ hoặc về các con vật, người ở các dáng đứng khác nhau)
- Nhớ lại cách kí hoạ đã giới thiệu ở bài 18
- HS quan sát, chọn đối tượng kí hoạ và tìm góc nhìn để vẽ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV theo dõi, động viên, khích lệ và gợi ý HS làm bài, chú ý đến : 
- cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ 
- Khi vẽ chú ý sắp xếp các hình vẽ vào trang giấy cân đối 
- chú ý vẻ đẹp của hình mảng, đường nét và các dáng động, tĩnh của đối tượng (khi làm bài HS có thể đổi chỗ, xem và rút kinh nghiệm qua cách vẽ của nhau)
hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS bày các bài vẽ lên bàn và yêu cầu HS tự nhận xét 
- GV bổ sung, đánh giá và động viên HS 
- HS treo bài lên và nhận xét về hình vẽ và bố cục
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng và chọn ra một số hình vẽ, bài vẽ ưng ý và tự xếp loại
- Chú ý : Nhấn mạnh đến cách vẽ: bố cục, nét vẽ, hình vẽ và vẻ đẹp của chúng ở những bài cụ thể
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm tranh kí hoạ
- Chuẩn bị bài học sau
 	Ngày soạn: 12/ 01/2013
Tiết:21 bài 14: Thường thức mĩ thuật
Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu bài học:
- HS củng cố thêm về kiến thức lịch sử; thấy được sự cống hiến củ giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc
- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội hoạ phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II. Chuẩn bị: II. Chuẩn bị:
1. Đồ dựng
* GV: - - Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các hoạ sĩ trong giai đoan từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
- Tranh in trong bộ ĐDDH mĩ thuật 7
* HS: -vở ghi,bỳt.
.2. Phương pháp :
 trực quan ,vấn đáp , luyện tập
III. Tiến trình dạy - học:
1 .ổn định lớp
2 .Kiểm tra bài cũ 
3. Học bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét về bối cảch xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
- Giới thiệu một vài nét về bối cảnh xã hội nước ta từ năm: 1883 – 1945
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã lãnh đạo nước ta như thế nào ?
- Nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân sống dới hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến (1883 – 1945)
- Với chính sách nô dịch về văn hóa, thực dân Pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc (Pháp)
- Với truyền thống hiếu hoc các hoạ sĩ Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu được kỹ thuật hội hoạ phương tây để làm giàu thêm cho nền nghệ thuật dân tộc
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Tám (1945), các hoạ sĩ đều hăng hái đi theo cách mạng. Nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu anh dũngcủa quân dân ta phản ánh tình quân dân, tình cảm với đảng và Bác Hồ, đã phục vụ tích cực cho cuộ chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Niềm vui độc lập không lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược. Cung với tinh thần quyết chiến để bảo vệ Tổ quốc của đồng bào cả nước, phần lớn các hoạ sĩ đã hăm hở tham gia kháng chiến chống kẻ thù. Họ đã có mặt trên các chiến luỹ của Hà Nội, kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ tự về trong 60 ngày đêm khói lửa
- Sau đó, các hoạ sĩ đã lên chiến khu, ra măth trận. Với ba lô súng đạn và cặp vẽ, họ đã đi khắp các nẻo đường của chiến dịch để vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
- Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, các hoạ sĩ lại trở về thủ đô. Với các tư liệu ghi chép được trong kháng chiến, họ đã sáng tạo nên những tác phẩm mĩ thuật xứng đáng với tầm vóc của dân tộc, nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn cho đến ngày nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật
- Năm 1925 nước ta có trường mĩ thuật nào ?
- Người đi đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam là họa sĩ nào ?
- Kể tên một số hoạ sĩ đã đóng góp vào thành tựu của mĩ thuật Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 ?
- Về một số hoạt động mĩ thuật, GV nhấn mạnh :
- Nêu những tác phẩm nổi tiếng trong thời gian này?
à Trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương nhằm đào tạo nhân tài, phục vụ cho nước Pháp
- Người đi đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miến ( 1873 – 1895 ). Hiện bảo tàng mĩ thuật nv còn giữ bức tranh sơn dầu Bình văn và Chân dung cụ Tú Mền của ông. Ngoài ra các hoạ sĩ Huỳnh Tựu và Nam Sơn cũng là những ngời đầu tiên sáng tác hội hoạ theo phong cách phương Tây ;
- Trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương đã có công trong việc đào tạo một thế hệ hoạ sĩ vừa tiếp thu khoa học cơ bản, vừa chuyển hoá nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đặc biệt bên cạnh chất liệu sơn dầu, lụa, khắc gỗ, các hoạ sĩ Việt Nam đã tìm ra cách thể hiện chất liệu sơn mài trong sáng tác hội hoạ 
- Đóng góp vào thành tựu của mĩ thuật Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 phải kể đến các hoạ sĩ : Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị,
- Tháng 10 – 1945, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã kí nghị định mở lại Trường Cao đẳng Mĩ Thuật Đông Dương và trường đã chiêu sinh được một khoá, nhưng sau đó phải đóng cửa vì chiến tranh xảy ra ;
- Các hoạ sĩ và các nhà điêu khắc đã tích cực chuẩn bị cho cuộc triển lãm mĩ thuật đầu tiên của chế độ mới để chào mừng Quốc khánh (2 – 9 – 1945).
- Cách mạng tháng Tám thành công, một số hoạ sĩ như Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim đã được vào phủ chủ tịch để vẽ và nặn tượng Bác Hồ ;
 Một số hoạ sĩ đã đi vẽ phố phường Hà Nội rợp bóng cờ hoa mừng ngày độc lập (như các hoạ sĩ Văn Giáo, Phan Kế An).
- Khi toàn quốc kháng chiến, các hoạ sĩ cũng đã nhanh chóng có mặt trên khắp các nẻo đường của mặt trận như :
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tý vẽ về chiến luỹ Hà Nội ; hoạ sĩ Phan Kế An với các bức vẽ bằng mực nho phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến ;
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung trong đoàn quân nam tiến đã có mặt ở vùng cực Nam trung bộ
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân có những bức tranh ký hoạ sáng tác ngay tại thực địa với những người nông dân, những anh vệ quốc đoàn và phụ nữ các dân tộc. Chính họ đã giúp ông hoà nhập với cuộc sống mới. Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của trường mĩ thuật kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc năm 1952
- Năm 1946, toàn quốc kháng chiến bùng nổ, các hoạ sĩ đã có mặt và phản ánh kịp thời cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc như : Hoạ sĩ Lê Quốc Lộc với các tác phẩm Sơn Tây tiêu thổ, Hà Đông tiểu thổ ; hoạ sĩ Phan Công với bức vẽ Chăm sóc thương binh ; nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim với tác phẩm sơn đắp nổi Hạnh phúc
- Một số tác phẩm nổi tiếng có giá trị nghệ thuật, hoàn chỉnh về cả nội dung lẫn hình thức cũng được sáng tác trong thời gian này là :
 + Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ - tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân
 + Bát nước – tranh sơn mài của Sĩ Ngọc
 + Trận Tầm Vu – tranh bột màu của Nguyễn Hiêm
 + Giặc đốt làng tôi – tranh sơn dầu của Nguyễn Sáng
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS trình bày phân tích một số hoạt động và một vài tác phẩm tiêu biểu
- Đánh giá giai đoạn 1945 – 1954
+ Các hoạ sĩ 
+ Hình ảnh con người mới
+ Xu hướng hiện thực quá trình đi lên của nền mĩ thuật cách mạngvà tồn tại với thời gian
Bài tập về nhà:
- Sưu tầm các tranh, ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng trên sách báo
- Vẽ một bức tranh màu bột về anh bộ đội cụ Hồ
 Ngày soạn: 18 / 01 /2015	
 Tiết: 22 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
bài: 21 Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của 
mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu bài học:
- HS hiểu được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ với nền văn học nghệ thuật
- HS hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm mĩ thuật thông qua một vài tác phẩm
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dựng
* GV: - - Bộ ĐDDH mĩ thuật 7
- Các tác phẩm được giới thiệu
.2. Phương pháp :
 trực quan ,vấn đáp , luyện tập
III. Tiến trình dạy - học:
1 .ổn định lớp
2 .Kiểm tra bài cũ 
3. Học bài mới
Hoạt động 1: tìm hiểu một vài nét về tiểu sử một số hoạ sĩ 
- ? hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh năm bao nhiêu, ở đâu ?
- ? nêu một số tác phẩm của ông
- ? ông được nhà nước trao tặng gì
- ? Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm bao nhiêu, ở đâu
- Nêu một số tác phẩm tiêu biểu và thành tựu của ông ?
- Ông được nhà nước truy tặng gì ?
-? Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm bao nhiêu, ở đâu 
- Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của ông ?
- Ông được nhà nước tặng gì ?
- Nêu tiểu sử của nhà điêu khắc – hoạ sĩ Diệp Minh Châu ?
- Kể một số tác phẩm của ông mà em biết ?
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng gì ?
* Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh 
- Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892 tại làng Tiền Bạt, xã Trung Tiết, Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là sinh viên khoá I Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1925 - 1930)
- Ông là người chuyên vẽ tranh lụa. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh không những nổi tiếng ở trong nước mà còn ở nước ngoài qua các cuộc trưng bày tranh. Đặc biệt là cuộc trưng bày ở pa-ri năm 1931
- Tranh lụa của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh làm rung động lòng ngườibởi tình cảm chân thật, giản dị, trữ tình, thể hiện đậm đà tâm hồn Việt Nam 
- Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: chơi ô ăn quan ; rửa rau cầu ao; hái rau muống; sau giờlao động; bữa cơm mùa thắng lợi; sau giờ trực chiến
- Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh là người mở đầu và có công rất lớn đối với tranh lụa Việt Nam hiện đại
- hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội, thọ 92 tuổi. Năm 1996 nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
* Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 
- Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, quê tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm trở thành một trong những hoạ sĩ nổi tiếng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Nghệ thuật của ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau ở trong nước và giới yêu chuộng nghệ thuật nước ngoài 
- Ông là hoạ sĩ tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ trí thức Hà Nội tham gia kháng chiên. Trước cách mạng tháng Tám 1945, ông chuyên vẽ các thiếu nữ thị thành đài các ; sau cách mạng tháng Tám và trong Kháng chiến, ông chuyển hẳn sang vẽ những chị nông dân, những anh vệ quốc đoàn, những bà già và những cô gái dân tộc tham gia kháng chiến 
- Ông từng làm Trưởng đoàn văn hoá kháng chiến và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mĩ thuật Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc năm 1951
- Ông là người chịu khó thâm nhập thực tế ở nông thôn và tham gia các chiến dịch nhiều ki hoạ và ghi chép của ông như: chị cán bộ cốt cán; đi học đêm ; hành quân qua suối; tôi có ý kiến là những tác phẩm quý giá trong kho tàng mĩ thuật Việt Nam. Với cách vẽ chân phương nhưng không kém phần khoáng đạt, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét là khuynh hướng mới trong sáng tác của ông. Tô Ngọc Vân đã hi sinh anh dũng trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- Đánh giá công lao và vai trò sáng tạo của hoạ sĩ, năm 1996 nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
* hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung 
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1921 quê làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nho học khoa bảng. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1934
- Trước cách mạng tháng tám 1945, ông là người mang nặng những u uất, trăn trở. Nhưng sau khi Cách mạng thành công, ông đã nhanh chóng trút bỏ nhưng ưu tư và tham gia hoạt động ngay từ những ngày đầu trong chính quyền mới, ông đã đi theo đoàn quân nam tiến và có mặt ở vùng cực nam trung bộ
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã vẽ về cuộc kháng chiến hào hùng đầy khí thế của nhân dân ta và các lực lượng vũ trang. Một số tác phẩm nổi tiếng như : du kích tập bắn; làm kíp lựu đạn; khai hội, đã được sáng tác tại chỗ, ngoài ra ông còn mở lớp đào tạo các hoạ sĩ trẻ cho vùng trung trung bộ để phục vụ kháng chiến 
- Hoà bình lập lại Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung vừa sáng tác nghệ thuật vừa dồn hết công sức trí tuệ để xây dựng viện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và viện nghiên cứu mĩ thuật. Ông là viện trưởng đầu tiên của các viện trên và có nhiều bài viết nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung mất ngày 22/9/1977 tại hà nội hưởng thọ 65 tuổi
- Để ghi nhận những công lao đóng góp và sáng tạo nghệ thuật năm 1996 nhà nước truy tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
* Nhà điêu khắc - hoạ sĩ Diệp Minh Châu 
- Nhà điêu khắc – hoạ sĩ Diệp Minh Châu sinh năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1945. Cũng như các hoạ sĩ nam bộ khác ông dành phần lớn tình cảm của mình để sáng tác về lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu, bức tranh Bác Hồ với thiếu nhi ba miền nam, trung, bắc là một ví dụ
- Ông là hoạ sĩ tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sĩ miền nam đi theo kháng chiến với niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của đảng và Bác Hồ. Ông đã vượt đường trường từ miền nam lên chiến khu việt bắc để tham gia hoạt động nghệ thuật, tại đây ông đã vẽ một số bức tranh về nơi ở và làm việc của Hồ chủ tịch
- Hoà bình lập lại ông giảng dạy tại trường cao đẳng mĩ thuật Việt Nam (trường đại học mĩ thuật Hà Nội ngày nay). Vừa giảng dạy vừa sáng tác, tác phẩm nổi tiếng của ông là Bác Hồ với thiếu nhi ba miền nam trung bắc (1947) ngoài ra ông còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như tượng liệt sĩ Võ Thị Sáu, Hương sen Bác Hồ bên suối Lê- Nin
- Hoạ sĩ Diệp Minh Châu là người nghệ sĩ luôn trăn trở, say mê và tìm tòi sáng tác nghệ thuật, dù ở đâu hoàn cảnh nào ông cũng đều sáng tác phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Năm 1996 nhà nước phong tặng ông giả thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài bức tranh tiêu biểu
*Bức tranh lụa chơi ô ăn quan của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm theo các ý sau:
- Kết luận: Bức tranh chi ô ăn quan là tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam 
- Bức tranh miêu tả một trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ em thời kỳ trước cách mạng tháng tám; bốn em bé gái trong trang phục truyền thống của thời kỳ đó (1931) đang chăm chú chơi ô ăn quan
- Cách sắp xếp hình ảnh chặt chẽ, với các độ đạm nhạt vừa phải đã tạo được sự hấp dẫn cho bức tranh. Tuy gam màu chủ đạo là nâu hồng nhưng do cách chuyển màu theo nhiều cung bậc nên màu sắc trong tranh không đơn điệu, tẻ nhạt
- Lối vẽ của hoạ sĩ có dựa vào kĩ thuật dựng hình châu Âu nhưng vẫn giữ được hài hoà, màu sắc, bố cục, bút pháp phương Đông truyền thống và biểu hiện rất rõ phong cách Việt Nam 
* Bức tranh sơn mài dừng chân bên suối của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm theo các ý sau:
- Kết luận: hoạ sĩ đã sử dụng thành công chất liệu sơn mài trong sự tinh giản đến tối đa hình mảng nhưng tranh vẫn sinh động hấp dẫn
 Bức tranh là một minh chứng cho tình quân dân thắm thiết
- Bức tranh diễn tả giây phút nghỉ ngơi thư thái bên đường đi chiến dịch bên sườn đồi của vùng trung du phía Bắc
- Tuy chỉ có 3 nhân vật nhưng bức tranh đã miêu tả được không khí kháng chiến với đầy đủ các thành phần 
- Bức tranh ma

File đính kèm:

  • docgiao_an_7_20150726_081845.doc