Giáo án Mỹ thuật 7 học kì 2

Tiết 32:

ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG

(Tiết 2- Vẽ màu)

I. MỤC TIÊU

- HS thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông, thấy được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia.

- Vẽ được một bức tranh về đề tài an toàn giao thông.

- Yêu thích vẽ tranh đề tài nói chung, đề tài an toàn giao thông nói riêng.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Một số bức tranh về đề tài an toàn giao thông.

 + Một số bài vẽ của HS vể đề tài an toàn giao thông.

 + Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.

- Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập.

 - Phác thảo bố cục bài vẽ

 

doc45 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu HS lên điều chỉnh lại vị trí như tiết trước.
- HS thực hiện.
- So sánh độ đậm nhạt giữa cái ấm tích và cái bát?
- Phần quan sát nhận xét bài vẽ theo mẫu cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
* Hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt:
- GV treo hình minh hoạ các bước vẽ hình của cái ấm tích và cái bát.
- Hãy nêu các bước vẽ đậm nhạt của cái ấm tích và cái bát? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Yêu cầu vẽ hoàn thiện đậm nhạt của cả bài.
- GV quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn, gợi ý cho cụ thể những HS gặp khó khăn.
- HS tập chung làm bài.
I. Quan sát, nhận xét:
- Tùy vào vị trí và vật mẫu cụ thể mà HS nhận xét độ đậm nhạt.
- Xác định hướng ánh sáng chính chiếu tới vật mẫu.
- Phân chia mảng sáng, tối theo cấu trúc của mẫu.
- So sánh độ đậm nhạt giữa các mảng và các vật mẫu với nhau. 
II. Cách vẽ đậm nhạt:
* Gồm 3 bước:
- Vẽ phác mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
- Tiến hành vẽ đậm nhạt vào các mảng đã phân chia.
- Diễn tả màu nền, không gian, bóng ngả.
III. Thực hành:
- Em hãy hoàn thành bài cái ấm tích và cái bát phần vẽ đậm nhạt.
4.Đánh giá kết quả học tập: 
- GV thu 1- 3 bài của HS yêu cầu HS nhận xét 
+ Hình vẽ có gần giống mẫu không ?
+ Bố cục so với khổ giấy có hợp lý không ? 
+ Đã phân được 3 độ đậm nhạt chưa?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Không đánh bóng ở nhà khi mà không có mẫu như ở trên lớp.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
Ngày soạn :6/3/2014
Ngày dạy :7/3/2014 Lớp 7A
 15/3/2014 Lớp 7B
Tiết 27: 
	 ĐỀ TÀI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I – MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội, trò chơi dân gian của nước ta.
- Học sinh biết cách vẽ tranh dann gian, vẽ được theo đúng đề tài theo ý thích.
- Cảm nhận được bản sắc dân tộc qua các trò chơi dân gian.
II – CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
Chuẩn bị một số hình ành về trò chơi dân gian
Các bài vẽ về đề tài trò choi dân gian
Sách hướng dẫn dành cho giáo viên và sách giáo khoa lớp 7
Sưu tầm một số tranh vẽ về trò chơi dân gian.
* Học sinh:
chuẩn bị: Mầu, bút chì, tẩy, giấy A4,
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trực quan, luyện tập, thực hành, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung:
GV: Treo các tranh về một số trò chơi dân gian.
HS: Quan sát -> rút ra nhận xét về nội dung.
GV: Trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Hãy nêu một số trò chơi dân gian mà em biết.
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh tự tìm ra một số nội dung và giới thiệu một số trò chơi gần gũi với học sinh.
HS: Tìm một số trò chơi gần gũi.
GV: Cho học sinh xem tranh về trò chơi dan gian trong tranh dân gian Việt Nam.
HS: Chú ý quan sát, lắng nghe.
* Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV: Các bước vẽ tranh đề tài?Những điều không nên mắc phả khi vẽ tranh.
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn lên bảng kết hợp treo tranh các bước vẽ.
GV: Vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng một số hình dáng của các trò chơi dân gian.
HS: Quan sát.
* Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: Làm bài.
 Hướng dẫn cách vẽ đến từng học sinh.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống hằng ngày của nhân dân lao động. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người
VD: - các trò chơi dân gian thường được tổ chức theo hình thức và nội dung khác nhau với những trò chơi như: chơi thuyền, chơi khăng, đánh đáo, chơi bi, chơi ô ăn quan, chơi cờ, đua thuyền, ném còn ...
 - Nhiều đề tài được thể hiện trong tranh dân gian:...
II. Cách vẽ.
 1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Suy nghĩ và chọn cho mình nội dung đề tài mà mình ưa thích.
2. Vẽ mảng.
- Phác mảng chính phụ cho tranh vẽ.
Xác định hình tượng chính phụ cho tranh và vẽ mảng.
3. Vẽ hình.
- Từ những hình tượng đã chọn phác hình lên mảng.
Chú ý: hình tượng phải sinh động thể hiện được nội dung của tranh.
4. Vẽ màu.
- Vẽ theo ý thích hợp với nội dung tranh. 
 III. Thực hành:
Vẽ một bức tranh về đề tài Trò chơi dân gian. 
4.Đánh giá kết quả học tập: 
- GV thu 1- 3 bài của HS yêu cầu HS nhận xét 
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
Giờ sau tiếp tục làm bài.
Ngày soạn:13/3/2014
Ngày dạy:14/3/2014 Lớp 7A
 22/3/2014 Lớp 7B
Tiết 28:
ĐỀ TÀI TRÒ CHƠI DÂN GIAN
( Kiểm tra 15 phút)
I – MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội, trò chơi dân gian của nước ta.
- Học sinh biết cách vẽ tranh dann gian, vẽ được theo đúng đề tài theo ý thích.
- Cảm nhận được bản sắc dân tộc qua các trò chơi dân gian.
II – CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
Chuẩn bị một số hình ành về trò chơi dân gian
Các bài vẽ về đề tài trò choi dân gian
Sách hướng dẫn dành cho giáo viên và sách giáo khoa lớp 7
Sưu tầm một số tranh vẽ về trò chơi dân gian.
* Học sinh:
chuẩn bị: Mầu, bút chì, tẩy, giấy A4,
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trực quan, luyện tập, thực hành, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ giờ trước
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài?Những điều không nên mắc phả khi vẽ tranh.
* Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: Làm bài.
 Hướng dẫn cách vẽ đến từng học sin
I. Cách vẽ.
1. Tìm và chọn nội dung đề tài..
2. Vẽ mảng.
3. Vẽ hình.
4. Vẽ màu.
II. Thực hành:
Vẽ một bức tranh về đề tài Trò chơi dân gian.
Đáp án +biểu điểm
Loại Đ
- Đúng đề tài, nội dung phù hợp.
- Bố cục hài hoà hợp lý.
- Đường nét, màu sắc đẹp tương đối
Loại CĐ
- Chưa làm rõ nội dung đề tài
- Bố cục chưa thật hợp lý .
- Đường nét, màu sắc chưa xong.
4. Hướng dẫn học sinh về nhà :
- Về nhà xem trước và chuẩn bị bài.
Ngày soạn:20/3/2014
Ngày dạy:21/3/2014 Lớp 7A
 29/3/2014 Lớp 7B
Tiết 29: Thưởng thức mĩ thuật
VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT Ý(I- TA- LI-A) THỜI KÌ PHỤC HƯNG.
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu sự ra đời của nền văn hóa thời kì Phục hưng.
- Biết được các thời kì phát triển của văn hóa Phục hưng.
- Có thể phân tích sơ lược được một số tác phẩm. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Một số tranh ảnh về mĩ thuật Phục hưng.
- Học Sinh: Sgk, tranh ảnh sưu tầm
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Khái quát về thời kì Phục hưng ở Ý.
 GV giới thiệu sự hình thành của thời kì Phục hưng.
 HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS đọc Sgk.
HS: Đọc mục I SGK.
GV: Tìm hiểu sự phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng ?
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại.
*Hoạt động 2: Vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
GV: Mĩ thuật ý thời kì Phục hưng phát triển qua mấy giai đoạn?
HS: Mĩ thuật ý thời kì Phục hưng phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên ( TK XIV); Giai đoạn thứ hai ( TK XV, còn gọi là giai đoạn tiền Phục hưng); Giai đoạn thứ ba ( TK XVI, còn gọi là giai đoạn Phục hưng cực thịnh)
GV: Hãy nêu các họa sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn, các trung tâm nghệ thuật lớn, đề tài sáng tác của các họa sĩ qua các giai đoạn phát triển?
HS: Theo dõi SGK trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét đánh giá câu trả lời, đồng thời giải thích cho Hs hiểu rõ thế nào là tranh “ Bích họa”
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
GV: Giới thiệu các giai đoạn phát triển của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng. Cho HS xem tranh của các họa sĩ qua từng giai đoạn phát triển.
HS: Quan sát 
GV: chốt lại các giai đoạn phát triển của Mĩ thuật ý.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
* Hoạt động 3: Đặc điểm của mĩ thuật ý thời kì Phục hưng
GV: Nêu đặc điểm của mĩ thuật Phục hưng Ý.
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Nhận xét, bổ sung và giải thích thêm.
I. Tìm hiểu vài nét khái quát về thời kì Phục hưng ở Ý.
- Mọi giá trị văn hóa, nhân văn bị cấm đoán (nhất là về mĩ thuật)
- Thời kì Phục hưng được coi như là một bước ngoặt quan trọng của nhân loại.
- Phong trào Phục hưng với ý nghĩa là khôi phục lại và làm hưng thịnh hơn nền văn hóa Hi lạp, La Mã cổ đại 
- Thời kì Phục hưng là thời kì khoa học- kĩ thuật, văn học- nghệ thuật phát triển mạnh, đặc biệt là mĩ thuật.
II. Vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
1. Giai đoạn đầu( thế kỉ XIV )
 Đây là thời kì mở đầu với hai trung tâm lớn đó là Phơ- lo- răng - xơ và Xiên- nơ với tên tuổi của họa sĩ Xi- ma- buy và Giốt -tô.
2. Giai đoạn tiền Phục hưng(thế kỉVI)
Trung tâm nghệ thuật lớn Phơ- lo- răng- xơ và Vơ- ni- dơ
3. Giai đoạn Phục hưng cực thịnh(thế kỉ XVI)
Mĩ thuật Ý phát triển đến đỉnh cao về sự cân bằng, trong sáng và mẫu mực.
Trung tâm nghệ thuật lớn thời kì này là Rô- ma, với các danh họa nổi tiếng Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi- ken- lăng- giơ, Ra- pha- en
III. Đặc điểm của mĩ thuật Ý thời Phục hưng.
- Thường dùng đề tài tôn giáo và thần thoại
- Hình ảnh con người được diễn tả có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc.
- Các họa sĩ đa tài, uyên bác.
4. Củng cố và luyện tập:
Yêu cầu HS nắm rõ được 3 giai đoạn
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
Chuẩn bị đồ dùng học tập giờ sau làm bài kiểm tra.
Ngày soạn :27/3/2014
Ngày dạy :28/3/2014 Lớp 7A
 5/4/2014 Lớp 7B
Tiết 30: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
( Kiểm tra 1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách trang trí một đầu báo tường.
- Trang trí được đầu báo tường của lớp, trường.
- Hiểu và vận dụng cách trang trí báo tường để trình bày cho các công việc trang trí đồ dùng học tập hoặc trang trí ứng dụng.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: - Chuẩn bị một số mẫu đầu báo tường.
 - Một số bài trang trí của HS tiết trước.
 - Hình minh hoạ các bước trang trí đầu báo tường.
- Học sinh: + HS sưu tầm những mẫu đầu báo đẹp, kiểu chữ đẹp phù hợp với đầu báo định trình bày + dụng cụ học tập. 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ giờ trước
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
 * Hướng dẫn quan sát nhận xét:
- GV treo đầu báo tường.
- Báo tường thường được làm vào những dịp nào?
- Báo tường gồm mấy phần? Là những phần nào?
- Đầu báo tường gồm máy phần? Là những phần nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
* Hướng dẫn HS cách trang trí:
- GV treo hình minh hoạ các bước trang trí đầu báo tường.
- Nêu các bước vẽ bài trang trí đầu báo tường?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài. 
* Hướng dẫn HS làm bài:
- GV yêu cầu HS làm bài và quan sát hướng dẫn các em, gợi ý cho các em khi gặp khó khăn.
- HS tập trung làm bài.
I. Quan sát, nhận xét:
- Thường được làm vào các dịp lễ hội như:26/3, 20/11, 8/3, 22/12 
- Gồm 2 phần: Đầu báo và nội dung.
- Gồm 5 phần:
+ Tên tờ báo (Măng non, tuổi trẻ, tiến lên, nhớ nguồn, nhớ ơn)
+ Tên đơn vị (Chi đoàn 9A, Chi đội 6A ).
+ Số báo: (Số 1, số 2, số 3.)
+ Ngày ra báo hoặc ngày kỉ niệm.
+ Hình minh họa (Huy hiệu đoàn, măng non, sách vở, ngọn đuốc )
II. C¸ch trang trÝ:
=> Gồm 4 bước:
- Vẽ phác mảng hình, mảng chữ.
- Sắp xếp dòng chữ và kẻ chữ.
- Vẽ hình, kẻ chữ.
- Vẽ màu chữ, màu hình ảnh và màu nền.
III. Thực hành:
- Em hãy trang trí một đầu báo tường theo chủ điểm mà em yêu thích.
Đáp án +biểu điểm
Loại Đ
- Đúng đề tài, nội dung phù hợp.
- Bố cục hài hoà hợp lý.
- Đường nét, màu sắc đẹp tương đối
Loại CĐ
- Chưa làm rõ nội dung đề tài
- Bố cục chưa thật hợp lý .
- Đường nét, màu sắc chưa xong.
4. Hướng dẫn HS về nhà:
- Chuẩn bị: Giấy, chì, màu, tẩy cho bài sau
Ngày soạn :3/4/2014
Ngày dạy :4/4/2014 Lớp 7A
 Chiều 9/4/2014 Lớp 7B
Tiết 31:
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
(Tiết 1- Vẽ hình)
I. MỤC TIÊU:
- HS thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông, thấy được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia.
- Vẽ được một bức tranh về đề tài an toàn giao thông.
- Yêu thích vẽ tranh đề tài nói chung, đề tài an toàn giao thông nói riêng.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Một số bức tranh về đề tài an toàn giao thông.
 + Một số bài vẽ của HS vể đề tài an toàn giao thông.
 + Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
- Học sinh: Chuẩn bị dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ giờ trước
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài:
- Ở nước ta có các loại hình giao thông nào? Hãy kể tên các phương tiện ở mỗi loại hình giao thông đó?
- Khi vẽ tranh về đề tài này thì chúng ta thường vẽ về nội dung gì?
- Khi vẽ tranh về đề tài này em cần chú ý điều gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- GV treo hình minh hoạ các bước vẽ tranh lên bảng.
- Nêu các bước vẽ tranh đề tài an toàn giao thông?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
- Chú ý:
 + Chọn những nội dung mang tính tuyên truyền, giáo dục về luật lệ và an toàn giao thông.
 + Thể hiện được không gian, bối cảnh.
- HS tập chung làm bài.
I. Tìm chọn nội dung đề tài:
- Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp...
- Đường thủy: thuyền, bè, tàu thủy...
- Đường hàng không: Máy bay.
- Vẽ về các hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông, những người xây dựng và bảo vệ giao thông, những chiến sĩ cảnh sát giao thông...
- Cần chú ý đến hình ảnh con ngêi vµ ph¬ng tiÖn qua l¹i, cã cét ®Ìn tÝn hiÖu, biÓn b¸o giao th«ng, mäi ngêi nghiªm tóc chÊp hµnh.... Cã tµu ho¶, ®ường s¾t, rµo ch¾n...
- Bè côc c©n ®èi, mµu s¾c hµi hoµ.
II. Cách vẽ tranh:
=> Gồm 4 bước:
- Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, điển hình. (Ngã 3, ngã 4 Đường bộ hoặc đường thủy)
- Vẽ phác bố cục (sắp xếp bố cục).
- Vẽ hình.
- Vẽ màu.
III. Thực hành:
- Em hãy vẽ một bøc tranh vÒ ®Ò tµi "An toµn giao th«ng".
4. Đánh giá kết quả học tập:
- GV chän 2- 3 bµi khá tốt của HS yêu cầu tự nhận xét, đánh giá. 
- HS thực hiện.
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Hoàn thành tiếp bố cục nếu trên lớp chưa vẽ xong.
- Chuẩn bị màu để giờ sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ 
Ngày soạn :10/4/2014
Ngày dạy :11/4/2014 Lớp 7A
 12/4/2014 Lớp 7B
Tiết 32:
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
(Tiết 2- Vẽ màu)
I. MỤC TIÊU
- HS thêm hiểu biết về luật an toàn giao thông, thấy được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và quốc gia.
- Vẽ được một bức tranh về đề tài an toàn giao thông.
- Yêu thích vẽ tranh đề tài nói chung, đề tài an toàn giao thông nói riêng.
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Một số bức tranh về đề tài an toàn giao thông.
 + Một số bài vẽ của HS vể đề tài an toàn giao thông.
 + Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
- Học sinh: - Chuẩn bị dụng cụ học tập.
 - Phác thảo bố cục bài vẽ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ giờ trước
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài:
- HS lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ:
- GV gọi HS nhắc lại các bước vẽ
- Nêu các bước vẽ tranh đề tài an toàn giao thông?
Hoạt đông 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.
- Chú ý:
 + Chọn những nội dung mang tính tuyên truyền, giáo dục về luật lệ và an toàn giao thông.
 + Thể hiện được không gian, bối cảnh.
- HS tập chung làm bài.
I. Tìm chọn nội dung đề tài:
- Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp...
- Đường thủy: thuyền, bè, tàu thủy...
- Đường hàng không: Máy bay.
II. Cách vẽ tranh:
- Tìm và chọn nội dung đề tài
- Vẽ phác bố cục (sắp xếp bố cục).
- Vẽ hình.
- Vẽ màu
III. Thực hành:
- Em hãy vẽ một bøc tranh vÒ ®Ò tµi "An toµn giao th«ng".
4. Đánh giá kết quả học tập:
- GV chän 2- 3 bµi khá tốt của HS yêu cầu tự nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Chuẩn bị cho bài: Thường thức mĩ thuật: "Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng".
Ngày soạn :26/3/2014
Ngày dạy :28/3/2014 Lớp 7A
 29/3/2014 Lớp 7B
Tiết 33: Thưởng thức mĩ thuật 
MỘT SỐ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu biết thêm về cuộc đời sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của các hoạ sĩ thời kì Phục Hưng.
- Rèn luyện kĩ năng nói, viết, phân tích tranh.
- Hiểu được nghĩa và cảm thụ vẻ đẹp chuẩn mực của những tác phẩm được giới thiệu trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về MT thời kỳ Phục Hưng....
- Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp thuyết trình, trực quan, vấn đáp, làm việc theo nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ giờ trước
3.Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
H Đ 1: Tìm hiểu về một số tác giả:
* Họa sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi: 
- GV: Gọi HS đọc phần 1 mục I SGK.
- HS đọc SGK
- GV: Cho HS thảo luận nhóm về cuộc đời sự nghiệp của họa sĩ Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
- HS: Thảo luận xong rồi lần lượt trình bày theo nhóm. HS các nhóm khác nhận xét.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung: Ông là người đại diện tiêu biểu cho thế hệ những người khổng lồ trong mọi lĩnh vực thời kì Phục hưng.
* Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ:
- GV: Cho HS đọc phần 2 mục I SGK.
- HS: Đọc SGK.
- GV: Cho HS thảo luận về cuộc đời và sự nghiệp của học sĩ Mi-ken-lăng-giơ.
- HS: Thảo luận nhóm và trình bày lần lượt theo nhóm.
- GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại: Là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mâu thuẩn thời đại qua các tác phẩm.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
* Họa sĩ Ra-pha-en : 
- GV : Yêu cầu HS đọc SGK mục 3 phần I.
- HS : Đọc SGK.
- GV : Nêu sơ lược về cuộc đời và sư nghiệp của ông : Ông là họa sĩ đầy tài năng, mặc dù cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có 37 năm.
- HS : Chú ý lắng nghe và ghi chép.
- GV : Kết luận về họa sĩ Ra-pha-en.
H Đ 2: Tìm hiểu về một số tác phẩm:
- GV: Giới thiệu bức tranh Chân dung nàng Mô-na Li-da (La Giô-công-đơ).
- Gợi ý để HS phân tích
- GV: Phân tích sơ lượt về tác phẩm để HS thấy được giá trị của tác phẩm.
- HS: Chú ý quan sát, lắng nghe.
- GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 phần II SGK.
- HS: Đọc SGK.
- GV: Gợi ý HS phân tích tác phẩm.
- HS: Nhận xét theo cách hiểu của mình.
- GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích khái quát tác phẩm.
- HS: Chú ý quan sát, lắng nghe.
- GV: Gọi HS phân tích tác phẩm Trường học A-ten.
- HS: Phân tích bằng cảm nhận riêng của mình,
- GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích cụ thể hơn về tác phẩm này.
- HS: Chú ý quan sát, lắng nghe phân tích tác phẩm.
I. Một số tác giả:
1. Họa sĩ Lê-ô-na đơ Vanh -xi (1452- 1520).
- Ông là người thiên tài về nhiều mặt : nhà bác học, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, họa sĩ và nhà lí luận tài năng.
- Ngoài hội họa, ông cũng tạc nhiều pho tượng có giá trị. Ông cũng viết sách về giải phẩu cơ thể
- Ông là người đại diện tiêu biểu cho thế hệ những người khổng lồ trong mọi lĩnh vực thời kì Phục hưng.
* Tác phẩm tiêu biểu : Chân dung nàng Mô-na Li-da (La Giô-công-đơ), Buổi họp mặt kín, Đức Mẹ và Chúa Hài đồng
2. Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475 - 1564).
 - Ông là nhà điêu khắc, nhà thơ, họa sĩ và kiến trúc sư
- Là một trong những nghệ sĩ vĩ đại phản ánh sâu sắc nhất mâu thuẩn thời đại qua các tác phẩm.
- Nghệ thuật của ông có một ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng đến người đương thời và các thế hệ sau này.
* Tác phẩm tiêu biểu : Môi-dơ, Đa-vít, Pi-et-ta
3. Họa sĩ Ra-pha-en (1483 - 1520 )
- Ông là họa sĩ đầy tài năng, mặc dù cuộc đời rất ngắn ngủi, chỉ có 37 năm.
- Ông nổi tiếng nhanh và được Giáo hoàng chú ý tới.
- Sự nghiệp vừa đồ sộ và đa dạng.
* Tác phẩm tiêu biểu : Trườn

File đính kèm:

  • docmt_btrach_20150726_084114.doc