Giáo án Mỹ thuật 2 - Lê Khánh Điệp - Bài 11-15

* Giới thiệu bài:

Vào ngày lễ lớn của đất nước em thấy đường phố treo gì?

- Hôm nay chúng ta học vẽ cờ.

* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét

- Giới thiệu một số loại cờ để HS nhận biết :

+ Em đã thấy cờ lễ hội ở đâu?

+ Cờ lễ hội như thế nào ?

=> Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.

- Cho HS xem một số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó.

+ Em đã thấy cờ tổ quốc ở đâu?

+ Cờ Tổ quốc có hình gì? Đặc điểm của lá cờ tổ quốc.

+ Màu sắc

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 2 - Lê Khánh Điệp - Bài 11-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 11	Ngày : 
BÀI 11	:	Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU
I/ / Mục tiêu :
 Yêu cầu cần đạt:
- Về kiến thức:- HS nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản
- Về kỹ năng :- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Về thái độ : - Thấy được vẻ đẹp của đường diềm
* Học sinh khá giỏi :-Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên : - Một vài đồ vật có trang trí đường diềm 
 - Bài vẽ đường diềm của HS năm trước.
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Các đồ vật không được trang trí và đồ vật được trang trí đồ vật nào đẹp hơn?
=> Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm. đẹp. Chúng ta cùng học vẽ về đường diêm nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu một số đường diềm
- Đường diềm có đặc điểm ntn về :
 + Họa tiết (vẽ giống nhau hay khác nhau).
 + Màu sắc (vẽ giống hay khác nhau)
 + Lập đi lập lại hay xen kẻ.
Tóm ý: Các hoạ tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu. Có 2 lọai đường diềm : Lập đi lập lại và xen kẻ.
Yêu cầu HS tìm ví dụ thêm về đường diềm trong các đồ vật.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ họa tiết vào đường diềm và vẽ 
màu
Yêu cầu Hs mở vở tập vẽ 2 và đặt câu hỏi:
- 2 bài vẽ Đường diềm trang 15 đã thực hiện xong chưa?
- Ở hình 1 vẽ tiếp hình như thế nào?
- Ở hình 2 vẽ tiếp hình như thế nào?
- Gv minh hoạ :
+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu cho đúng ; vẽ cánh hoa cho đều nhau dựa trên các đường trục.
+ Vẽ màu đều và cùng màu ở các hoạ tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các hoạ tiết. vẽ màu từ 2 đến 3 màu, vẽ màu đều, không ra ngoài hoạ tiết. Nên vẽ thêm màu nền, màu nền khác với màu hoạ tiết
Cho Hs xem các bài vẽ của Hs năm trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Cho HS vẽ đường diềm hình l.
- Nhắc Hs vẽ cánh hoa cho đều.
- Vẽ màu hoa giống nhau, nền khác với màu hoa.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Chọn các bài hòan thành và hướng dẫn HS nhận xét về :
 + Vẽ hoạ tiết đều hay chưa đều.
 + Cách vẽ màu hoạ tiết, màu nền. 
+ Nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : + Bài tập về nhà đường diềm hình 2 
 + Quan sát các lọai cờ.
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 12	Ngày : 
BÀI 12	:	 Vẽ theo mẫu
 TẬP VẼ LÁ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ HỘI 
I/ / Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
- Về kỹ năng	 :- Biết cách vẽ lá cờ và vẽ được một lá cơ Tổ quốc hay cờ lễ hội 
- Về thái độ :- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các loại cờ.
* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - một số loại cờ
	 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Vào ngày lễ lớn của đất nước em thấy đường phố treo gì?
- Hôm nay chúng ta học vẽ cờ.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số loại cờ để HS nhận biết :
+ Em đã thấy cờ lễ hội ở đâu?
+ Cờ lễ hội như thế nào ?
=> Cờ lễ hội có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau....
- Cho HS xem một số hình ảnh về các ngày lễ hội để HS thấy được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày lễ hội đó.
+ Em đã thấy cờ tổ quốc ở đâu?
+ Cờ Tổ quốc có hình gì? Đặc điểm của lá cờ tổ quốc.
+ Màu sắc
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cờ
+ Lá cờ tổ quốc
- Gv minh hoạ
Phác hình dáng lá cờ lên bảng để Hs nhận biết tỷ lệ nào.
- Vẽ lá cờ vừa với phần giấy : Hình chữ nhật 
- Vẽ ngôi sao ở giữa. Hướng dẫn vẽ 5 cánh sao đều.
- Vẽ màu : Nền màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng
Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
Gợi ý để HS : 
+ Vẽ lá cờ vừa với phần giấy.
+ Phác hình gần vớl tỉ lệ lá cờ định vẽ 
+ Vẽ màu đều, tươi sáng. 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Gv và gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ :
+ Về hình 
+ Về màu
- Nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Đề tài vườn hoa hoặc công viên 
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 13	Ngày : 
BÀI 13	:	Vẽ tranh
 TẬP ĐỀ TÀI VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN
I/ / Mục tiêu :
 Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu được đề tài vườn hoa và công viên.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được một bức tranh đề tài vườn hoa hay Công viên theo ý thích.
 	 * Học khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
 	* Giáo dục môi trường :- Có ý thức bảo vệ thiên nhíên, cảnh quan môi trường.Thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa, công viên trong cuộc sống con người.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên : - Tranh vườn hoa hoặc công viên 
	 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Chúng ta hãy cùng nhau vẽ vườn hoa mà chúng ta đã được ba, mẹ dẫn đến chơi nhé.
* Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài
Gv giới thiệu tranh
- Tranh vẽ gì?
- Vườn hoa trong tranh vẽ nhiều lọai hoa hay chỉ vẽ một bông hoa. 
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Em còn thấy vườn hoa ở đâu ?Em đã đi dạo trong vườn hoa 
bao giờ chưa ?Em có thích không? Em đã làm gì để bảo vệ nó ?
Tóm ý : ở trường hay ở nhà cũng có vườn hoa, cây cảnh với nhiều loại hoa đẹp. Vẽ vườn hoa là vẽ tranh phong cảnh, với
nhiều loại cây, hoa,... có sắc màu rực rỡ.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh vườn hoa
Đặt câu hỏi :
- Em sẽ vẽ gì cho bài vẽ vườn hoa của mình? 
- Tranh vườn hoa, công viên có thể vẽ thêm người, chim thú hoặc cảnh vật được không?
- Gv minh hoạ :
+Vẽ hình ảnh chính : Vườn hoa 
+Vẽ hình ảnh phụ : Người, vật
- vẽ màu theo ý thích và vẽ màu kín mặt tranh.
Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Nhắc nhở HS vẽ hình vừa với giấy.
- Gv theo dõi hướng dẫn Hs làm bài.
 - Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý Hs vẽ màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn HS nhận xét một số tranh :
- Nội dung
- Bố cục 
- Màu sắc 
- Nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 14	Ngày : 
BÀI 14	:	 Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU
I// Mục tiêu :
 Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức:- Hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn giản vào trong hình vuông và vẽ màu và vẽ màu.sắp xếp một số họa tiết đơn giản vào trong hình vuông.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ họa tiết vào hình vuông, vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và màu theo ý thích.
- Về thái độ :- Biết đầu cảm nhận được cách sắp xếp họa tiết cân đối trong hình vuông.
* Học sinh khá giỏi :- Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - Một số bài trang trí hình vuông.
	 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Gv cho Hs xem 2 bài hình vuông có và không có trang trí 
-Trang trí và vẽ màu làm cho đồ vật đẹp thêm.Hôm nay chúng ta học vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem một số mẫu trang trí hình vuông để thảo luận:
- Các họa tiết trang trí là những hình gì?
- Họa tiết ở 4 góc vẽ như thế nào ?
- Họa tiết ở giữa hình vuông được vẽ ntn ?
- Màu sắc của các họa tiết giống nhau được vẽ như thế nào ?
- Màu sắc và độ đậm nhạt của nền và họa tiết ?
Tóm ý: Trang trí hình vuông thường sử dụng các họa tiết hoa, lá, côn trùng… Mảng chính thường nằm ở giữa. Mảng 
phụ thường nằm ở 4 góc hoặc xung quanh. 4 góc vẽ giống nhau về hình và về màu. sử dụng từ 3->4 màu có đậm, nhạt.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông
Gv yêu cầu Hs xem hình 1 ở vở tập vẽ 2 và gợi ý:
 - Ở ba góc vuông còn lại sẽ vẽ gì ? 
 - Ở ba cạnh của hình vuông sẽ họa tiết gì?
- Vẽ tiếp gì cho mảng giữa?
- Vẽ màu như thế nào ?
* Nhắc Hs vẽ sao cho đều và giống với vòng mẫu. vẽ màu theo sắc độ đậm nhạt để nổi bậc 3 vòng.
- vẽ màu nền như thế nào ? 
- Vẽ màu họa tiết như thế nào so với màu nền?
Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv nêu yêu cầu của bài
- Gv theo dõi hưóng dẫn Hs làm bài 
 - Nhắc nhở Hs không nên dùng quá nhiều màu trong bài vẽ. sử dụng độ đậm nhạt của màu để bài vẽ phong phú.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đã hòan thành. 
+ Cách vẽ hoạ tiết 
+ cách vẽ màu
- Nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Quan sát các loạ cốc
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách vẽ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 15	Ngày : 
BÀI 15	:	Tập vẽ theo mẫu: VẼ CÁI CỐC
I/ / Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt:
 	 - Về kiến thức :- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số lọai cốc.
	 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc theo mẫu. 
	 - Về thái độ :- Biết giữ gìn các đồ vật xung quanh.
* Học sinh khá giỏi : -Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Một số cái cốc có kiểu dáng và chất liệu khác nhau.
	 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
 Chúng ta uống nước bằng vật gì?
=> Hôm nay chúng ta vẽ cái cốc.(cái ly)
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem một số cốc để thảo luận:
- Cái cốc của có màu gì? Làm bằng chất liệu gì? Kiểu dáng ra sao?
- Cốc có những bộ phận nào?
Tóm ý: Cốc có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau. Cốâc luôn có ba bộ phận chính là miệng, thân và đáy.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cái cốc
Đặt một cốc mẫu lên bàn. Đặt câu hỏi :
- chúng ta sẽ quy hình cho cái cốc này vào hình gì ?
- Gv minh hoạ :
- Hướng dẫn Hs cách vẽ hình vào khung giấy cho cân đối. 
- Hướng dẫn cách miệng và đáy cốc bằng cách xác định đường trục. 
- Hoàn chỉnh và trang trí trên thân cốc theo ý thích.
Có thể trang trí đường diềm ở miệng hoặc đáy cốc vẽ hoa, thú trên thân cốc.
-Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv nêu yêu cầu bài vẽ.
- Quan sát Hs sắp xếp hình vẽ và phác hình.
- Gợi ý cho một số Hs còn lúng túng về hình.
- Cho Hs vẽ trang trí cốc và vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ
- Hình dáng 
- Cách trang trí 
Bổ sung và củng cố bài. Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Nặn con vật 
û lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách vẽ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK2 Bai 11 - Bai 15.doc