Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 32

A. Mở đầu:

1. On định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?

- Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?

- Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?

- Nhận xét

 

docx10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 12/ 4 / 2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
CHIỀU 
Tiết 1+2: Tự nhiên và xã hội (Lớp 2A+2B) 
Bµi 32
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. Mục tiêu:
- Nĩi được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn.
II. Phương tiện, phương pháp- kĩ thuật dạy học:
- Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Tranh vẽ trang 67 SGK.
Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.
- Thảo luận nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1’
3’
31’
8’
8’
7’
3
A. Mở đầu:
1. Oån định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy tả về Mặt Trời theo hiểu biết của em?
Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
Nhận xét 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
Giới thiệu bài: Mặt Trời và phương hướng.
2. Kết nối:
v Hoạt động 1: Quan sát tranh, TLCH:
Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
 + Hình 1 là gì?
 + Hình 2 là gì?
 + Mặt Trời mọc khi nào?
 + Mặt Trời lặn khi nào?
- Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn có thay đổi không?
Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì?
Ngoài 2 phương Đông – Tây, các em còn nghe nói tới phương nào?
Giới thiệu: 2 phương Đông, Tây và 2 phương Nam, Bắc. Đông – Tây – Nam – Bắc là 4 phương chính được xác định theo Mặt Trời.
v Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 76 SGK.
Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Bạn gái làm thế nào để xác định phương hướng?
 + Phương Đông ở đâu?
 + Phương Tây ở đâu?
 + Phương Bắc ở đâu?
 + Phương Nam ở đâu?
Thực hành tập xác định phương hướng: Đứng xác định phương và giải thích cách xác định và gọi từng nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc của từng nhóm.
v Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm trong rừng sâu.
Phổ biến luật chơi:
1 HS làm Mặt Trời.
1 HS làm người tìm đường.
4 HS làm bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
GV là người thổi còi lệnh và giơ biển: Con gà trống biểu tượng: Mặt Trời mọc buổi sáng. Con đom đóm: Mặt Trời lặn buổi chiều.
Khi GV giơ biển hiệu nào và đưa Mặt Trời đến vị trí nào, 4 phương phải tìm đến đúng vị trí. Sau đó HS tìm đường sẽ phải tìm về phương mà GV gọi tên.
Gọi 6 HS chơiû.
Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần). Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét, bổ sung.
 C. Kết luận: 
Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà mình quay mặt về phương nào? Vì sao em biết? 
Hát
HS trả lời. Bạn nhận xét.
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời mọc.
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng hôn)
+ Lúc sáng sớm.
+ Lúc trời tối.
Không thay đổi.
Trả lời theo hiểu biết.
(Phương Đông và phương Tây)
HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
Chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của gv
Ngày soạn: 12/ 4 / 2013
Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
CHIỀU 
Tiết 1+2: Tự nhiên và xã hội (Lớp 1A+1B) 
Bµi 32
GIĨ
I. MỤC TIÊU: 
	- Nhận biết và mơ tả cảnh vật xung quanh khi trời cĩ giĩ.
- Biết mơ tả cảm giác khi cĩ giĩ thổi vào người.
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Tranh sgk, hs làm chong chĩng.
- Thảo luận nhĩm, trị chơi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2
32
2
30
2
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
- Các em cĩ biết gì sao cành cây, lá cây cĩ lúc đung đưa hay khơng?
- Giới thiệu, ghi đầu bài: giĩ.
2. Kết nối:
a)Hoạt động 1: Nhận biết được dấu hiệu khi cĩ giĩ nhẹ, giĩ mạnh qua tranh ảnh.
- Hướng dẫn hs quan sát 5 hình bài 32, tr.16, sgk, chia lớp làm nhiều nhĩm nhỏ (mỗi nhĩm 4 em) quan sát theo câu hỏi gợi ý:
. Hình nào làm cho bạn biết trời đang cĩ giĩ? vì sao?
. Giĩ các hình đĩ cĩ mạnh khơng? cĩ gây nguy hiểm khơng?
- Gọi đại diện nhĩm mang sgk lên chỉ vào từng tranh trả lời câu hỏi.
- Treo 1 số tranh ảnh giĩ to và bão cho hs quan sát 
- Gv chỉ tranh và nĩi: giĩ mạnh cĩ thể chuyển thành bão, bão rất nguy hiểm cho con người cĩ thể làm đổ nhà, gẫy cây, ...
- Kết luận: khi trời lặng giĩ cây cối đứng yên, giĩ nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động. giĩ mạnh làm cho cành lá nghiêng nga nhất là bão.
b) Hoạt động 2: hs mơ tả được cảm giác khi giĩ thổi vào mình.
 - Cho hs cầm quạt giấy quạt vào mình và hỏi: các em cảm giác như thế nào?
- Tĩm ý trên.
c) Hoạt động 3: nhận biết và mơ tả cảnh vật xung quanh khi trời cĩ giĩ.
- Giao nhiệm vụ cho hs khi ra ngồi trời quan sát:
. Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ ngồi sân cĩ lay động hay khơng?
. Từ đĩ em rút ra kết luận gì?
- Tập hợp lớp mời đại diện nhĩm, tổ trình bày.
- Nhờ đây ta biết được trời lặng giĩ hay cĩ giĩ.
Kết luận: nhờ quan sát cây cối, cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người ta biết trời lặng giĩ hay cĩ giĩ, giĩ nhẹ hay giĩ mạnh.
- Cho hs chơi trị chơi: chong chĩng.
- Kết thúc trị chơi.
C. Kết luận: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài trời nĩng, trời rét
- Vì cĩ giĩ.
- Làm việc theo nhĩm quan sát và thảo luận nội dung gv vừa nêu.
- Đại diện nhĩm trình bày.
nhĩm khác bổ sung
-
- Làm việc cá nhân, quạt và suy nghĩ câu hỏi của gv, trả lời tùy theo thời tiết hơm đĩ.
- Lắng nghe, làm việc theo tổ đã phân cơng, quan sát và đưa , ra nhận xét.
- Đại diện nhĩm trình bày
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Tiến hành chơi.
Ngày soạn: 12/ 4 / 2013
Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2013
CHIỀU 
Tiết 1+2: Tự nhiên và xã hội (Lớp 3A+3B) 
Bài 63
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất
- Biết một ngày có 24 giờ.
II. Phương tiện, phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Hình ảnh trong SGK, bóng đèn điện, quả địa cầu.
- Thảo luận nhóm
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
3
30
1
29
2
A. Mở đầu:
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-...... Mặt Trăng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là gì ?
- Nhận xét chung.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá:
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 
2. Kết nối:
a)Hoạt động 1: Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
- Hoạt động cả lớp:
+ Thí nghiệm: Đặt một bên là quả địa cầu, một bên là bóng đèn trong phòng tối. Đánh dấu bất kì một nước trên quả địa cầu, quay từ từ cho nó chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
- YCHS quan sát và trả lời câu hỏi sau:
+ Cùng một lúc bóng đèn có chiếu sáng được khắp bề mặt quả địa cầu không? Vì sao?
+ Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không?
+ Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với bóng đèn thì điểm A được chiếu sáng (hoặc không được chiếu sáng).
+ Trên quả địa cầu, cùng một lúc được chia làm mấy phần?
- Kết luận: Quả địa cầu và bóng đèn ở đây là tượng trưng cho Trái Đất và Mặt Trời. Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
-Yêu cầu HS thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
+ Hãy lấy ví dụ 2 quốc gia trên quả địa cầu: một quốc gia ở phần thời gian ban ngày, một quốc gia ở phần thời gian ban đêm.
+ Theo em, thời gian ngày đêm được phân chia như thế nào trên Trái Đất?
- Nhận xét các ý kiến của HS.
Kết luận: Trong một ngày có 24 giờ, được chia làm ban ngày và ban đêm. Ngày và đêm luân phiên, kế tiếp nhau không ngừng.
b)Hoạt động 2 : Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
-Thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi sau:
+Tại sao bóng đèn không cùng một lúc chiếu sáng được toàn bộ quả địa cầu?
+ Trong một ngày, mọi nơi trên Trái Đất đều có lần lượt ngày và đêm không? Tại sao?
Kết luận: Do Trái Đất tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy mới có ngày và đêm.
- Hỏi: Hãy tưởng tượng, nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?
Kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh trục nên ngày và đêm lần lượt luân phiên nhau. Chính điều đã đảm bảo sự sống tồn tại trên Trái Đất.
C. Kết luận:
- Hỏi lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
HS trao đổi nhóm đôi,và TLCH.
- HS quan sát.
+ Cùng một lúc bóng đèn không thể chiếu sáng được khắp bề mặt quả địa cầu không. Vì nó là hình cầu.
+ Không phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng. Cũng có lúc điểm A không được chiếu sáng.
+ Điểm A được chiếu sáng khi phần quả địa cầu có điểm A hướng gần về phía bóng đèn và ngược lại thì A không được chiếu sáng.
+ Chia làm 2 phần: phần sáng và phần tối.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-1 – 2 HS nhắc lại.
- HS thực hành theo nhóm.
+VD: Việt Nam và La-ha-ba-na. Khi Việt Nam là ban ngày thì La-ha-ba-na là ban đêm và ngược lại.
+ Thời gian ngày đêm được luân phiên, kế tiếp nhau trong một ngày. Cùng trong một ngày, nửa ngày là ban ngày, nửa còn lại là ban đêm.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS thực hành theo nhóm.
+ Vì QĐC là hình cầu, nên bóng đèn chỉ chiếu sáng được một phía, chứ không chiếu sáng được toàn bộ QĐC cùng một lúc.
+Trong một ngày, mọi nơi trên Trái Đất đều có lần lượt ngày và đêm. Vì Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó trong vóng một ngày.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời. (Có nơi luôn chỉ có ban ngày và có nơi luôn chỉ có ban đêm/ Lúc đó trên Trái Đất có nơi không tồn tại sự sống, có nơi thì quá nóng, có nơi thì quá lạnh, ).
- HS trả lời theo ý của GV.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 12/ 4 / 2013
Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013
SÁNG
Tiết 3+4: Tự nhiên và xã hội (Lớp 3A+3B) 
Bài 64
NĂM THÁNG VÀ MÙA
I/ Mục tiêu: 
- Biết được một năm trên Trái Đấtcó bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
II/ Phương tiện, phương pháp- kĩ thuật dạy học :
- Các hình trong SGK trang 122, 123, mô hình quả địa cầu, một số quyển lịch, hai bộ thẻ chữ: Mặt Trời, Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Thảo luận nhóm, trò chơi.
III/ Tiến trình dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
3
30
1
29
2
A. Mở đầu
1. Ổn định:
2. KTBC: 
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
- Nhận xét 
B. Các hoạt động dạy học:
1. Khám phá: nêu mục tiêu yêu cầu của bài học: Ghi đầu bài 
2. Kết nối:
a)Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.
-Thảo luận với các câu hỏi sau:
+Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày?
+Trên Trái Đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm? 
Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
+Yêu cầu HS nhớ lại vị trí các phương hướng và vẽ Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở 4 vị trí: Bắc, Nam, Đông, Tây. Nhận xét.
+ Hãy chỉ trên hình vẽ vị trí Bắc bán cầu khi là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+ Lên điền các tháng thích hợp tương ứng với vị trí của các mùa.
+ Nhận xét chỉnh sửa vào hình vẽ.
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “xuân, hạ, thu, đông”
- Phát cho mỗi nhóm lên chơi 5 thẻ chữ: Mặt Trời, Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Phổ biến trò chơi: 5 bạn HS lên chơi sẽ được phát 5 thẻ chữ và các bạn lên chơi không được biết mình đang cầm thẻ nào. Khi GV hô “Bắt đầu”, 5 HS mới được quay thẻ chữ và ngay lập tức, các bạn phải tìm đúng vị trí của mình.
+ VD: HS mang thẻ chữ “Mặt Trời” thì phải đứng vào giữa và đứng yên. Các HS mang những thẻ chữ còn lại phải đứng đúng vị trí như đã học, nếu đứng sai vị trí và chậm sẽ thua đội bạn.
-Tổ chức cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm chơi hay và nhanh nhất.
C. Kết luận:
- 2 HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Về nhà học bài. Xem bài “ Các đới khí hậu”.
ø 
- TLCH.
-Thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
+Mỗi năm gồm 12 tháng. Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày. Có tháng chỉ có 28 hoặc 29 ngày (tháng 2).
+Trên Trái Đất thường có 4 mùa. Đó là những mùa xuân, hạ, thu, đông. Diễn ra vào những tháng: tháng 1-3: xuân; tháng 4-6: hạ; tháng 7-9: thu; tháng 10-12: đông.
-2 em một nhóm cùng thảo luận.
+2 HS đại diện cho 2 cặp đôi làm nhanh nhất lên bảng trình bày vẽ như SGK hình 2 trang 123. 
+2 HS lên chỉ trên hình vẽ.
+Lên điền vào hình vẽ (để được hình vẽ hoàn chỉnh). Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
- Chọn bạn tham gia trò chơi, đại diện nhóm lên nhận các thẻ chữ.
- Cả lớp cùng lắng nghe luật chơi và cách chơi.
- Quan sát.
-Tham gia trò chơi tích cực. Tự nhận xét đội bạn.
-3 HS nêu.
- Lắng nghe và ghi nhận.

File đính kèm:

  • docxTu_n 32.docx
Giáo án liên quan