Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

• Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.

 Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?

 2. Kỹ năng

 - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/08/2015 Ngày dạy: 17/08/2015 Dạy lớp: 8A
	 Ngày dạy: 19/08/2015 Dạy lớp: 8B
 PHẦN I: LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN 
	TiÕt 1: 	BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH.(T1)
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
Viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc.
2. Kỹ năng
 - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học 
3. Thái độ
 - Yêu thích môn học, hăng say phát biểu.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
Học sinh: Đọc tài liệu ở nhà trước khi đến lớp, Sgk tin 7,vở 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra
Đặt vấn đề: (1’) 
Ở lớp 7 các em đã làm quen với phần mềm tính toán nhanh đó là phần mềm Excel lên lớp 8 các em sẽ tìm hiểu phần mềm Pascal dùng để viết chương trình cho máy tính. Vậy cách viết chương trình đó như thế nào chúng ta sẽ vào tìm hiểu bài mới.
Bài mới:
Hoạt động của GV Và HS
Ghi bảng
Cho học sinh đọc tài liệu.
Hãy lấy 1 số ví dụ mà em đã thực hiên trên máy tính đã học.
? Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào.
Em hiểu thế nào là lệnh?
Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? (10’)
- Ví dụ, khi thực hiện thao tác nháy vào nút lệnh Cut trên thanh công cụ của Word là đã ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc cắt văn bản.
- Con người ra lệnh cho máy tính bằng bàn phím hoặc chuột.
 - Khi ấn phím hoặc click chuột ta khởi động phần mềm điều khiển máy tính thực hiện các công việc theo yêu cầu.
 Tuy nhiên người ta thường hiểu lệnh máy tính là một chỉ dẫn của con người để máy tính thực hiện một công việc cụ thể nào đó.
- Con người ra lệnh cho máy tính bằng các lệnh được lập trình từ trước.
Cho học sinh đọc tài liệu.
Khi chuyển lệnh 2 thành tiến 2 bước thì rô-bốt chuyển sang bỏ rác ở vị trí nào?
2. Ví dụ: Rô - bốt nhặt rác. (5’)
Các lệnh đó chính là chương trình
Cho học sinh đọc tài liệu.
Em hiểu thế nào là viết chương trình?
GV: Thế nào là ra lệnh?
Em hiểu thế nào là chương trình?
- Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Khi thực hiện chương trình, máy tính sẽ thực hiện các lệnh có trong chương trình một cách tuần tự, nghĩa là thực hiện xong một lệnh sẽ thực hiện lệnh tiếp theo, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng.
 3. Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc. (20’)
a) Viết chương trình
* Là viết các câu lệnh để điều khiển mọi hoạt động nào đó của máy tính.
b) Ra lệnh
* Là yêu cầu máy tính thực hiện các lệnh đã có trong chương trình.
* Là viết các câu lệnh để điều khiển mọi hoạt động nào đó của máy tính.
Ví dụ: Chương trình rô-bốt nhặt rác. 
3. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: (5’)
- Nhắc lại kiến thức bài học.
4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : (4’)
- Học bài cũ, làm bài tập cuối bài
- Xem trước bài mới.
 ----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/08/2015 Ngày dạy: 18/08/2015 Dạy lớp: 8A
	 20/08/2015 Dạy lớp: 8B
TiÕt 2: BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH(T2)
I/ MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức
Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. 
 Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?
 2. Kỹ năng
 - Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học 
3. Thái độ
 - Yêu thích môn học, hăng say phát biểu.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
Học sinh: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’)
* Câu 1: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào?
* Câu 2: Em hiểu thế nào là chương trình?
* Đặt vấn đề: (1’)
 Ở tiết trước các em đã biết con người ra lệnh cho máy tính như thế nào và cách viết chương trình ra lệnh cho máy tính làm việc bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp phần 4. 
2. Bài mới:
Hoạt động của gV và HS
Ghi bảng
Giới thiệu chương trình viết ở trên ngôn ngữ máy: Để trả lời tại sao phải viết chương trình và viết ở đâu, viết như thế nào?
 Là ngôn ngữ máy lại rất khó sử dụng, khó nhớ đối với con người. Vì vậy, rất khó cho con người nếu sử dụng ngôn ngữ này để viết chương trình. 
? GV: Em hiểu như thế nào là chương trình máy tính.
Là một dãy liên tiếp các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ nhất định.
? GV: Em hiểu như thế nào là ngôn ngữ lập trình.
HS: Trả lời 
GV: Chốt lại
? GV: Em hãy kể một số ngôn ngữ lập trình thông dụng.
HS: Trả lời 
? GV: Em hiểu như thế nào là ngôn ngữ máy.
HS: Trả lời 
? GV: Em hiểu như thế nào là chương trình dịch.
HS: Trả lời
	Như vậy, để có được một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được cần qua hai bước:
(1) Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình;
(2) Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.
4. Chương trình và ngôn ngữ lập trình. (20’)
Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức. Vì thế các ngôn ngữ lập trình đã ra đời để giảm nhẹ khó khăn trong việc viết chương trình. 
a) Chương trình của máy tính
 Là một dãy liên tiếp các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ nhất định.
b) Là ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính mỗi từ trong ngôn ngữ lập trình có ngữ nghĩa xác định.
c) Một số ngôn ngữ lập trình thông dụng
- Ngôn ngữ Pascal
- Ngôn ngữ C và C++
- Java, Basic
d) Ngôn ngữ máy
Là ngôn ngữ mà máy tính hiểu dược đó là một dãy kí tự 0 và 1 kế tiếp nhau gọi là một dãy bít.
e) Chương trình dịch
Là dịch các chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình.
Giáo viên cho học sinh làm các bài tập ở SGK. HD làm.
5. Bài tập. (7’) 
Em hãy cho biết trong soạn thảo văn bản khi yêu cầu máy tính tìm kiếm và thay thế (Replace), thực chất ta đã yêu cầu máy thực hiện những lệnh gì? Ta có thể thay đổi thứ tự của chúng được không? 
Sau khi thực hiện lệnh “Hãy quét nhà” ở trên, vị trí mới của rô-bốt là gì? Em hãy đưa ra các lệnh để rô-bốt trở lại vị trí xuất phát của nó (góc dưới bên trái màn hình). 
Tại sao người ta tạo ra các ngôn ngữ khác để lập trình trong khi các máy tính đều đã có ngôn ngữ máy của mình? 
4. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP: (4’)
 - Hiểu được thế nào là chương trình, ngôn ngữ lập trình
 - Hiểu được thế nào là chương trình dịch, ngôn ngữ máy.
 - Kể được một số ngôn ngữ lập trình thông dụng.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (3’)
- Học bài cũ, xem trước bài mới
- Làm các bài tập trong SGK.
 Ngày 17 tháng 08 năm 2015
 Ký duyệt của TTCM
 Nguyễn Văn Đông

File đính kèm:

  • docBai_1_May_tinh_va_chuong_trinh_may_tinh.doc