Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 39 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

GV giới thiệu: Khi học tiếng Việt, em đã biết khái niệm văn bản và các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK/71.

HS: Học sinh quan sát minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK.

GV: Hãy cho biết các thành phần cơ bản của Văn bản?

HS: Kí tự , dòng , đoạn , trang

GV: Giáo viên khẳng định lại cho học sinh nắm rõ hơn về các thành phần cơ bản của văn bản.

GV: Sau khi quan sát minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK. Vậy thế nào là kí tự, dòng, đoạn, trang?

HS: * Kí tự: Con chữ, con số, kí hiệu,

* Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng.

* Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.

* Trang: Phần văn bản trên một trang in.

GV: Khi soạn thảo văn bản bằng Word ta nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. 1/ Các thành phần của văn bản

* Kí tự: Con chữ, con số, kí hiệu,

* Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng.

* Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.

* Trang: Phần văn bản trên một trang in.

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 39 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/1/20156
TIẾT 39
Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU: 
Kiến thức:
 - Học sinh biết các thành phần của văn bản gồm: kí tự, dòng, đoạn, trang.
 - Học sinh biết cách di chuyển con trỏ chuột bằng các phím mũi tên, phím Home, End, và bằng chuột để chèn thêm kí tự hay một đối tượng vào văn bản.
 - Học sinh hiểu và phân biệt được con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
- Học sinh biết các quy tắc gõ văn bản trong word.
 - Học sinh hiểu được vì sao phải gõ đúng theo các quy tắc gõ văn bản.
Kĩ năng: 
- Học sinh thực hiện được việc di chuyển con trỏ chuột bằng các phím mũi tên, phím Home, End, và bằng chuột .
- Biết cách khởi động Word, cách lưu, mở, gõ và thoát văn bản.
Thái độ:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
CHUẨN BỊ:
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1) Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hãy nêu các thành phần chính của cửa sổ Word?
2) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta tiếp tục cùng đi tìm hiểu cách tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản:
HĐ1: Các thành phần cơ bản của văn bản. (7’) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV giới thiệu: Khi học tiếng Việt, em đã biết khái niệm văn bản và các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK/71.
HS: Học sinh quan sát minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK.
GV: Hãy cho biết các thành phần cơ bản của Văn bản?
HS: Kí tự , dòng , đoạn , trang
GV: Giáo viên khẳng định lại cho học sinh nắm rõ hơn về các thành phần cơ bản của văn bản. 
GV: Sau khi quan sát minh hoạ bằng hình ảnh trong SGK. Vậy thế nào là kí tự, dòng, đoạn, trang?
HS: * Kí tự: Con chữ, con số, kí hiệu, 
* Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng.
* Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.
* Trang: Phần văn bản trên một trang in.
GV: Khi soạn thảo văn bản bằng Word ta nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản.
1/ Các thành phần của văn bản
* Kí tự: Con chữ, con số, kí hiệu, 
* Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng.
* Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa.
* Trang: Phần văn bản trên một trang in.
HĐ2: Con trỏ soạn thảo. (7’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Ta dùng gì để nhập (gõ) nội dung văn bản vào máy tính.
HS: Ta dùng bàn phím.
GV: Minh họa cửa sổ Word cho HS quan sát nhận biết con trỏ soạn thảo.
? Cho biết thế nào là con trỏ soạn thảo.
HS: Là vạch đứng nhấp nháy trên màn hình.
GV: Cho HS phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
GV: Con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo văn bản có điểm gì khác nhau. 
HS: Con trỏ soạn thảo di chuyển từ trái sang phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng.
 Con trỏ chuột dịch chuyển tùy ý phụ thuộc vào người điều khiển 
GV: Giáo viên thực hiện các thao tác dịch chuyển con trỏ soạn thảo yêu cầu học sinh quan sát và tự rút ra nhận xét.
GV: Giới thiệu thêm: Ta có thể sử dụng các phím mũi tên, phím Home, phím End,  trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo.
GV: Cách chèn kí tự vào văn bản:
2/ Con trỏ soạn thảo
* Vị trí con trỏ soạn thảo:
- Con trỏ soạn thảo: Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. 
- Vị trí: Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào văn bản.
* Cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
- Có thể sử dụng phím Home (di chuyển con trỏ về đầu dòng, End (di chuyển con trỏ về cuối dòng)
* Cách chèn kí tự vào văn bản: Ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn. Hoặc nháy chuột tại vị trí đó và chèn kí tự.
* Lưu ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
HĐ3: Qui tắc gõ văn bản trong Word. (10’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Dùng ví dụ minh họa qui tắc gõ văn bản cho HS quan sát. Từ đó rút ra qui tắc chung, đó là:
* Các dấu: (.), (,), (:), (;), (!), (?) phải được dặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp sau là dấu cách rối tiếp tục nhập nội dung.
* Các dấu:(, [, , ’ và ” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. 
* Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống(gõ phím Spacebar) để phân cách.
* Để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới ta nhấn phím Enter một lần.
HS: Quan sát và ghi bài vào vở.
GV: Đưa ra ví dụ mẫu cho HS nhận biết cách gõ đúng và cách gõ sai trong văn bản.
HS: 
3/ Qui tắc gõ văn bản trong Word
* Các dấu: (.), (,), (:), (;), (!), (?) phải được dặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp sau là dấu cách rối tiếp tục nhập nội dung.
* Các dấu:(, [, , ’ và ” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó. 
* Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống(gõ phím Spacebar) để phân cách.
* Để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới ta nhấn phím Enter một lần.
3. Củng cố
* Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
* Cho HS lên máy thao tác lại nội dung bài vừa học.
* GV cho HS thực hiện quan sát, kiểm tra.
4. Hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà: (2’)
- Về nhà ôn lại lý thuyết.
- Làm bài tập 1, 2, 3 SGK - 68.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai_14_Soan_thao_van_ban_don_gian.doc