Giáo án môn Ngữ văn 9 kì 1

TIẾT 45 - BÀI 10

Tiếng Việt TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

(Sự phát triển của từ vựng . trau dồi vốn từ)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững hơn

- Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt.

- Các khái niệm: từ mượn, từ hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.

2. Tư tưởng: Biết mở rộng và phát triển từ vựng.

3. Kĩ năng:

 - Nhận diện được từ mượn, từ hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.

- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Soạn – giảng.

 2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

 

doc271 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* VD 2:
 * Nhận xét: 
- Cần rèn luyện để nắm chắc đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc làm rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
 2. Ghi nhớ: (SGK- 100)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
 1. Ví dụ:
 * Nhận xét: 
- Tác giả Tô Hoài đã phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du.
2.Ghi nhớ: (SGK-101)
III. Luyện tập:
 Bài tập1
- Hậu quả: kết quả xấu
- Đoạt: chiếm được phần thắng
- Tinh tú: sao trên trời
 Bài tập 2
a) Tuyệt: Dứt không còn gì (tuyệt chủng, tuyệt gian, tuyệt tự, tuyệt thực).
- Cực kì nhất (tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần). 
b) Đồng: Cùng nhau, giống nhau (Đồng âm, đồng bào, đồng môn, đồng khởi, đồng sự)
4. Củng cố và dặn dò: ? Muốn trau dồi vốn từ phải làm gì ?
 Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập.
 Chuẩn bị: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 06/10/2012
Ngày dạy: 07/10/2012
tiết 35 - Bài 8 Tập làm văn
miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Tư tưởng: Yêu thích văn bản tự sự.
3. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kêt hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra đầu giờ: ? Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:	 Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là như thế nào, có mấy cách để miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung KT cần đạt
GV: Treo bảng phụ.
HS: Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 
? Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 - Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
 ... Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
 Hoặc:
 - Buồn trông của bể chiều hôm
... ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
? Tác giả Nguyễn Du đã gợi tả cảnh thiên nhiên ấy dưới sự quan sát của nhân vật nào trong đoạn trích ?
- Kiều.
? Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được hiện lên như thế nào qua sự cảm nhận của Kiều ?
- Đoạn 1: - Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
 ... Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
=> Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích mênh mông bát ngát, vắng vẻ lạnh lùng.
- Đoạn 2: - Buồn trông của bể chiều hôm
... ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
=> Cảnh thiên nhiên trống trải, xa vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích. 
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc nội tâm nhân vật ? Vì sao ?
- Tả cảnh, ngụ tình (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ), tình ý gửi vào con mắt nhìn cảnh vật.
? Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là nội tâm và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ?
- Miêu tả nội tâm có vai trò tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
? Tác giả miêu tả trực tiếp hay gián tiếp nội tâm nhân vật?
- Trực tiếp bằng cáh diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cam rcủa nhân vật.
GV: Treo bảng phụ. Ví dụ 2.
HS: Đọc ví dụ.
? Tác giả đã miêu tả Lão Hạc ở những phương diện nào?
- Mặt: Co rúm lại.
- Vết nhăn: Xô lại.
- Nước mắt: Chảy ra
- Đầu: nghẹo.
? Qua cách miêu tả của tác giả giúp em hiểu gì về tâm trạng của Lão Hạc ?
- Thông qua cử chỉ, nét mặt lột tả nội tâm nhân vật, các động từ được sử dụng có tác dụng làm nổi bật tâm trạng đau khổ cùng cực của Lão Hạc.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả Nam Cao?
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vật, những rung động trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật.
? Đoạn văn trên tác giả miêu tả nội tâm gián tiếp hay trực tiếp ?
- Gián tiếp: miêu tả nét mặt, cử chỉ.
? Vậy có mấy cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?
- Có hai cách.
? Qua tìm hiểu ví dụ cho biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Miêu tả nội tâm có những cách nào?
HS: Đọc ghi nhớ SGK.
GV: Khái quát.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
 1. Ví dụ:
 * VD1:
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
* VD2: 
 * Nhận xét:
- Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật.
 2. Ghi nhớ: (SGK- 117)
4. Củng cố và dặn dò:
 ? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì ?
 ? Có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng những cách nào ?
 HS học thuộc ghi nhớ.
 Chuẩn bị :“ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ” phần luyện tập
Ngày soạn: 06/10/2012
Ngày dạy: 09/10/2012
tiết 36 - bài 8
Tập làm văn miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
(tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự.
2. Tư tưởng: Yêu thích văn bản tự sự.
3. Kĩ năng: 
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kêt hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS đọc và nêu yêu cầu BT 1
? Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều ?
HS: Thảo luận 5 phút. Nhóm trưởng trình bày trước lớp.
? Hãy đóng vai nàng Kiều viết lại đoạn văn kể về việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
Lưu ý cách xưng hô “Tôi”.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm.
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1
VD: Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một gã đàn ông đến nhà Vương ông. Gã đàn ông ấy khoảng hơn 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kì của gã, người ta cũng có thể đoán được đây là một gã đàn ông thuộc loại ăn chơi. Khi vào nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cách thật ngạo mạn, xấc xược. Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang say đòn với một cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề ... Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này. Cuối cùng cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá “Vàng ngoài bốn trăm”.
 2. Bài tập 2
Người đầu tiên Kiều cho mời đến để báo ân chính là chàng Thúc Sinh. Nàng nói với chàng Thúc rằng “Khi tôi đang gặp hoạn nạn ở Lâm Tri, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta chẳng nên vợ nên chồng như chàng từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà mọn gửi biếu chàng để tỏ chút lòng thành ... Còn vợ chàng thì tai quái quá, phen này ắt phải trả giá thôi!”.
 Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, Kiều cố lấy giọng thật ngọt ngào hỏi: “Ơ kìa, sao tiểu thư lại đến nông nỗi này? Phải công nhận rằng, từ xa đến nay, đàn bà mà sâu sắc nước đời như tiểu thư là hiếm lắm! Nhưng lẽ đời cũng thật công bằng tiểu thư ạ! Gieo gió thì ắt phải gặp bão ấy thôi phải không, thưa tiểu thư?”. Thoạt đầu, thấy Kiều không đập bàn la hét gì mà lại tỏ ra mềm mỏng ngọt nhạt, Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn Thư thừa biết những người đàn bà “Tình cảm” như thế mới thật đáng sợ! Tuy nhiên, Hoạn Thư nhanh chóng chấn tĩnh lại và thưa gửi rành rọt, có lý có tình. Nghĩa là Hoạn rất biết điều. Trước thái độ nhũn nhặn và những lý lẽ thấu tình đạt lý của Hoạn Thư, Thuý Kiều tỏ ra bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử.
 Lúc đầu tôi có ý định chừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra/ Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”..
3. Bài tập 3
4. Củng cố và dặn dò: ? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì.
 	 ? Ta có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng những cách nào.
 HS học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3.
 Chuẩn bị giờ sau: Viết bài TLV số 2
Ngày soạn: 08/10/2012
Ngày dạy: 09/10/2012
tiết 37, 38
viết bài tập làm văn số 2
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và hành động.
2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức tự giác làm bài.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày. 
II. Chuẩn bị:
 1. Giỏo viờn: 
 1.1. Đề: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 1.2. Hướng dẫn chấm:
 a) Yêu cầu chung
 - Thể loại: Văn tự sự có sử dụng một số yếu tố miêu tả.
 - Nội dung: Tưởng tượng sau 20 năm quay lại trường cũ, viết thư cho bạn học hồi đó.
 - Kiến thức: Qua sự tưởng tượng của bản thân.
 b) Yêu cầu cụ thể:
 - Hình thức: Bài viết đúng thể loại, yêu cầu có đủ bố cục rõ ràng, mạch lạc, hình thức một bức thư gửi bạn học cũ. Lời văn lưu loát, trình bày khoa học, sử dụng dấu câu hợp lý.
 - Nội dung: Bài viết được trình bày dưới dạng một bức thư.
Mở bài: Tưởng tượng một lần về thăm trường cũ trong tương lai.
Thân bài: 
+ Khi ấy em đã trưởng thành, đã có một nghề nghiệp nhất định, một vị trí xã hội nhất định.
 + Lý do gì khiến em về thăm trường cũ.
 + Khi về trường cũ thì: Cảnh sắc như thế nào.
 Gặp gỡ ai và không gặp được ai? Vì sao.
Kết bài: Cảm xúc khi đến và ra về. (Cảm xúc chân thành, không sáo rỗng).
 c) Biểu điểm: Mở bài: 1,5đ - Thân bài: 6đ - Kết bài:1,5 đ - Hình thức: 1điểm
 2.Học sinh: KT làm bài văn thuyết minh và những kiến thức thức tế thu thập được
III. TIẾN TRèNH LấN LỚP:
 1. Ổn đinh lớp:	
 2. Tổ chức kiểm tra:- GV chộp đề. HS làm bài. GV thu bài	
 3. Củng cố dặn dũ: GV nhận xột giờ kiểm tra.
 HS về nhà: Chuẩn bị “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
Ngày soạn: 08/10/2012
Ngày dạy: 11/10/2012
tiết 39 - bài 8
Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà.
3. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một đoạn trích thơ truyện.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuọc lòng đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cho biết ND và NT dược sử dụng trong đoạn trích này?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong các nhà văn nhà thơ Việt Nam có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ đau khổ nhất, mù loà, học vấn dở dang, nghèo khổ, tình duyên trắc trở nhưng vẫn vượt lên để sống có ích cho đời. Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm nổi tiếng nhất, ở đó bạn đọc như nhìn thấy dáng dấp cuộc đời của nhà thơ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung KT cần đạt
 HS: Đọc phần chú thích SGK.
? Hãy tóm tắt những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ?
 HS: Tóm tắt.
 GV: Nhận xét, bổ sung.
? Khi bị mù Nguyễn Đình Chiểu vẫn về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân điều đó cho thấy Nguyễn Đình Chiểu là người như thế nào ?
? Khi thực dân Pháp xâm lược ông đã có thái độ như thế nào đối với kẻ cướp nước ?
- Đứng về phía nhân dân để đánh giặc, làm thơ khích lệ lòng yêu nước của nhân dân.
 Khi đất quê hương rơi vào tay giặc ông sống ở Ba Tri (Bến Tre), nêu cao khí tiết của con người: thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể. Ông khẳng khái nói “Đất chung đã mất thì đất riêng của tôi có nghĩa gì” trọn đời sống chung thành với tổ quốc với nhân dân.
? Qua đây em có thể nhận thấy Nguyễn Đình Chiểu là người như thế nào ?
? Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có vị trí như thế nào trong nền văn học dân tộc ?
 GV: Những tác phẩm của ông nhằm truyền bá đạo lý làm người. Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc... Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước bất khuất, có tinh thần chống giặc ngoại xâm, sống thanh cao, trong sạch giữa tình yêu thương của đồng bào đến hơi thở cuối cùng.
? Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác trong thời gian nào ? Có điểm gì đáng chú ý ?
- Là tác phẩm tiêu biểu nhất và tâm huyết nhất cho giai đoạn sáng tác trước khi Pháp xâm lược nước ta
 GV: Nêu yêu cầu đọc, rõ ràng, chú ý những từ ngữ miêu tả hành động của nhân vật (Giọng Lục Vân Tiên: Khẳng khái, quyết liệt, mạnh mẽ; giọng tướng cướp: hách dịch, nạt nộ; giọng Kiều Nguyệt Nga: nhẹ nhàng, xúc động)
 GV: Đọc mẫu, HS đọc.
? Em hãy tóm tắt truyện ?
 HS: Tóm tắt.
 GV giúp HS hiểu sâu những từ khó trong văn bản, đặc biệt là những từ ngữ đại phương
? Cho biết thể loại và kết cấu của truyện?
Thơ Nôm lục bát gồm 2082 câu thơ.
? Tác phẩm ra đời có sự ảnh hưởng như thế nào?
- Nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh hoạt văn học dân gian...
? Truyện được viết ra nhằm mục đích gì ?
? Đạo lý làm người được thể hiện ở khía cạnh nào?
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội, tình cha con, mẹ con, vợ chồng, tình yêu thương con người trong cơn hoạn nạn.
- Lục Vân Tiên, Ngư Ông, Vương Tử Trực, Kiều Nguyệt Nga...
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới công bằng.
- ở thời đại mà chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng kỉ cương trật tự đạo lý suy vong, một tác phẩm như thế đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cho nên ngay từ lúc ra đời tác phẩm đã được nhân dân Nam Bộ đón nhận nồng nhiệt.
? Em hãy so sánh cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu với Nguyễn Du?
? Cho biết nội dung của đoạn trích được chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
GV: 2 phần
- Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu là Lai Phong.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Cuộc trò truyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh.
? Nêu vị trí của đoạn trích.
 - Nằm ở phần đầu của truyện.
? Trong đoạn trích tác giả chủ yếu nói về nhân vật nào ?
? LVT là người như thế nào ?
? Khi gặp bọn cướp Vân Tiên đã có hành động như thế nào ?
- Bẻ cây xông vô.
? Đã nói đến cướp thì em hình dung thấy như thế nào? Hành động của Vân Tiên thể hiện thái độ gì?
? Tại sao em, lại cho rằng chàng dũng cảm ?
- Lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, hiểu được hành động của mình là chính nghĩa.
? Khi đánh nhau với bọn cướp tác giả đã miêu tả chàng qua câu thơ nào?
 - tả đột hữu xông ... thân vong.
? Hành động của chàng gợi cho em nhớ đến mẫu người nào?
- Người anh hùng hảo hán
? Qua đó em thấy Lục Vân Tiên. có phẩm chất gì ?
- Vì nghĩa quên thân, bênh vực kẻ yếu, đấu tranh đến cùng với ác.
? Sau khi đánh tan bọn cướp Vân Tiên đã nói với người bị nạn như thế nào ? Lời nói đó thể hiện thái độ gì của chàng ?
 - Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?”
 - Ta đã trừ dòng lâu la...
 -> Quan tâm với người bị nạn, cảm động trước hoàn cảnh của họ và động viên họ.
? Khi Nguyệt Nga định lạy tạ và tỏ lòng đền đáp ơn cứu mạng thị Vân Tiên đã có lời nói và cử chỉ như thế nào?
 - Khoan khoan ngồi đó chớ ra.
 Nàng là phận gái ta là phận trai
 - Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
? Em hiểu “Kiến nghĩa bất vi”, “Phi anh hùng” nghĩa là gì ?
- Coi việc làm của mình là bổn phận là lẽ tự nhiên không cần ơn huệ.
? Qua đây em hiểu thêm gì về tính cách của Vân Tiên ?
- Khiêm nhường, am hiểu lễ giáo phong kiến, không nhận ơn lậy tạ, từ chối sự đền đáp mà chỉ cùng nhau xướng hoạ bài thơ rồi tiếp tục ra đi. Đó là cách cư xử mang tinh thần hiệp nghĩa của các bậc anh hùng hảo hán. 
? Với nét tính cách đó, em nhận xét gì về hình ảnh Lục Vân Tiên ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ?
- Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm niềm tin và ước vọng.
I. Đọc - tìm hiểu chung:
 1. Tác giả - văn bản:
 a) Tác giả:
- Giàu nghị lực sống để cống hiến cho đời: Vừa là một thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
- Nhà thơ yêu nước có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.
 b) Tác phẩm:
- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
 2. Đọc hiểu chú thích:
 a) Đọc, tóm tắt:
 b) Hiểu chú thích:
* Thể loại: Thơ Nôm lục bát.
 3. Giá trị của truyện: 
- Truyền dạy đạo lý làm người. Xem trọng tình nghĩa.
- Đề cao tinh thần hiệp nghĩa. Khát vọng hướng tới công bằng.
II. Đọc - tìm hiểu văn bản:
 1. Lục Vân Tiên:
- Chàng trai trẻ tuổi, rời trường học để bước vào đời đầy hăm hở muốn lập công danh để cứu người.
- Dũng cảm không sợ nguy hiểm, vì hành động chính nghĩa.
- Là người anh hùng, xả thân vì việc nghĩa.
- Khiêm nhường, am hiểu lễ giáo phong kiến
-> Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp lý tưởng, là hiện thân của đạo lý cao cả.
4. Củng cố và dặn dò:
 ? Em hãy cho biết phẩm chất của Lục Vân Tiên 
 Học thuộc ghi nhớ.
 Chuẩn bị : “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (phần còn lại)
Ngày soạn: 10/10/2012
Ngày dạy: 13/10/2012
bài 8- tiết 40
Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tiếp theo
(Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng yêu chính nghĩa, ghét gian tà.
3. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một đoạn trích thơ truyện.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Soạn – giảng.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu hiểu biết của em về nhân vật Lục Vân Tiên ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 	 Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp lý tưởng. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga như thế nào, bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Ngoài nhân vật LVT, đoạn trích còn thể hiện rõ chân dung của nhân vật nào ?
 Học sinh đọc đoạn trích.
? Kiều Nuyệt Nga được giới thiệu như thế nào ? cách giới thiệu đó có gì đặc biệt ?
 - Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga
 Con nầy tỳ tất tên là Kim Liên.
 Quê nhà ở quận Tây Xuyên 
 Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê
? Nàng sử dụng cách xưng hô, nói năng như thế nào?
- Quân tử - tiện thiếp.
? Qua những lời xưng hô đó, cho thấy KNN là người như thế nào nữa?
? Việc nàng áy náy không có gì để đền ơn cứu mạng giúp em hiểu thêm gì về tính cách của nàng?
 - Gặp đây đương lúc giữa đàng.
 Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Nàng sống có tình nghĩa, không quên người đã cứu mình. 
? Bạc vàng không có để trả ơn cứu mạng của LVT, KNN đã trả ơn bằng cách nào?
- Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp để giữ trọn ân tình thuỷ chung.
? Theo em nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình nội tâm hay hành động cử chỉ điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với Truyện nào mà em đã học?
HS: Thảo luận 3 phút.
- Được miêu tả the

File đính kèm:

  • docGiao_an_van_9_20150725_033333.doc