Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 29

 Tiết : 115

 Tập làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận CM và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.

- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn nữa những bài sau.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án

 - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	
 Tiết :	 113	
	Văn Bản :	 
 	 KIỂM TRA VĂN	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: HS ôn tập và củng cố những kiến thức văn học ( nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản tác phẩm văn học của Việt Nam và nước ngoài ) đã học ở kì II lớp 8.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp. so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận bài viết ngắn.
 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức tự lập khi làm bài.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới: Ma trận:
Mức độ
Phạm vi
kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thơ mới
0.25
(C1,)
0,75
(C 2)
Thơ văn Hồ Chí Minh
1
(C 2)
0,25
(C3)
1
(C 2)
2
(C 2)
1
(C 2)
Thơ Tố Hữu
0,25
(C4)
Văn nghị luận Trung đại
1
(C1)
0,25
(C5)
1
(C1)
1
(C1)
Văn học nước ngoài
0,25
(C6)
Tổng
3
3
3
1
Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: 0,25đ/1 đáp án.
Câu 1: Phong trào Thơ mới ra đời và tồn tại trong thời gian nào?
A. 1910 – 1930.
B. 1932 – 1945.
C. 1946 – 1954.
D. 1954 – 1975.
Câu 2: Nối cột A với cột B sao cho chính xác với những nhận định về phong cách thơ của những nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới.
A. Tên nhà thơ
B. Phong cách thơ
a. Thế Lữ
1. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
b. Vũ Đình Liên
2. Hồn thơ nặng trĩu nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
C. Tế Hanh
3. Hồn thơ dồi dào, lãng mạn và khao khát tự do.
 Câu 3: Điền từ ngữ thích hợp vào dấu (.) sau:
 là bài thơ giản dị mà hàm súc thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh tù ngục tối tăm.
Câu 4: Bài thơ nào không do Tố Hữu sáng tác?
Khi con tu hú.
Từ ấy.
Đi đường.
Tâm tư trong tù.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Những bản nghị luận trung đại: “Chiếu dời đô”; “Hịch tướng sĩ”; “Nước Đại Việt ta” có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với quần thần và dân chúng không chỉ nói đúng ý nguyện của quân, dân mà còn nhờ khả năng lập luận với sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình”. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng.	B. Sai.
Câu 6: Em hãy trả lời thật ngắn gọn câu hỏi sau.
Đi bộ ngao du đem tới cho ta những lợi ích gì?
II. Phần tự luận:
Câu 1: (3đ) Qua hai câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Em hiểu cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
Câu 2: (5đ) Hãy hoàn thiện đoạn văn nghị luận theo hướng diễn dịch với câu mang luận điểm sau: “Trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở khu rừng Pắc Bó, ta vẫn thấy được phong thái ung dung và niềm vui của Bác”.
Đáp án – biểu điểm:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
1b, 2c, 3a
Ngắm trăng
Đi đường
Đúng
Tự do thưởng ngoạn, tìm hiểu, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần.
II. Phần Tự luận:
Câu 1: 3đ
Tư tưởng nhân nghĩa của NT trong hai câu văn trên có sự tiếp thu và thay đổi so với Nho giáo: lấy nhân dân, dân tộc làm gốc. – 1đ 
Nhân nghĩa là yên dân, muốn yên dân phải trừ bạo ngược để cuộc sống của nhân dân được yên ổn, hòa bình. – 2đ
Câu 2: 5đ
1. yêu cầu: hình thức – viết đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch.
Nội dung luận điểm: “Trong cuộc sống cách mạng gian khổ ở khu rừng Pắc Bó, ta vẫn thấy được phong thái ung dung và niềm vui của Bác”.
2. Triển khai: Tìm dẫn chứng trong văn bản “TCPB”, đưa ra những lời nhận xét đánh giá. Sắp xếp theo trình tự hợp lý.
+ Hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn gian khổ.
+ Con người hòa hợp với thiên nhiên với phong thái ung dung, tư thế đường hoàng.
+ Tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh
3. Biểu điểm:
- 4 – 5: Đảm bảo diễn đạt tốt, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Ít mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
2, 5 – 3,5: Đảm bảo thể hiện được luận điểm, biết cách triển khai, còn lỗi lập luận, chính tả
0 – 2đ: Thiếu hoặc không đảm bảo luận cứ, hệ thống lập luận thiếu hợp lý, mắc lỗi nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
4. Củng cố: 
- Nhắc thời gian.
- Thu bài.
5. Hướng dẫn:
- Ôn lại bài.
Chuẩn bị văn bản : “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”.
*************************************
Tiết : 114	 	
	Tiếng Việt :	 
 	 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu. Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả giao tiếp. Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học. 
Biết cách phát hiện và sửa lỗi trong việc lựa chọn và sắp xếp trật tự từ.
 3. Thái độ: Có ý thức lựa chọn sử dụng trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ :
 H: Em hiểu thế nào là hội thoại?Phân biệt độc thoại với hội thoại? 
 Song thoại, đa thoại?
 H: Xác định lượt lời và giả thích các lượt lời trong đoạn hội thoại sau:
 Vợ : - Em muốn anh đưa em đi chơi đền sóc.
 Chồng ( im lặng)
 Vợ : - Anh sao thế?
 Chồng: cái gì?
 Vợ : - Thôi, không có gì?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
 ? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? 
(Giáo viên chia nhóm thảo luận)
? Để diễn đạt nội dung câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ.
-GV treo bảng phụ ghi các đáp án để học sinh đối chiếu.
? Vậy trật tự từ là gì.
* Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.
? Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích.
(Giáo viên gợi ý)
? Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy.
- Yêu cầu học sinh chọn 1 trong 6 cách vừa thay đổi và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi.
? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có gì giống nhau không? Em rút kinh nghiệm gì trong việc đặt câu.
? Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện điều gì?
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm.
? Hãy rút ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
? Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm SGK.
- Học sinh đọc đoạn văn, chú ý câu in đậm.
- Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm viết từ 1 2 câu có thay đổi trật tự từ trong câu in đậm SGK.
- Học sinh ghi 6 cách vào vở.
Hs trả lời
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh thảo luận.
1) Nhấn mạnh sự hung hãn, liên kết câu
2) Nhấn mạnh sự hung hãn, liên kết câu
3) Nhấn mạnh sự hung hãn, liên kết câu
4) Liên kết câu
5) Liên kết câu.
6) Nhấn mạnh thái độ hung hãn.
Hs lựa chọn
- Học sinh so sánh.
Hs phát biểu và rút ra kinh nghiệm
Hs trả lời
- Học sinh làm bài tập.
I. Nhận xét chung
1. Ví dụ
2. Nhận xét 
1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
2) Cai lệ thét bằng giọng ... cũ, gõ đầu ...
3) Thét bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ...
4) Bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ... đất thét.
5) Bằng ... cũ, gõ đầu ... đất, cai lệ thét.
6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút ... cũ, cai lệ thét.
- 6 cách
- Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.
- Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước.
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có td liên kết chặt câu ấy với câu trước.
- Việc mở đầu bằng cụm từ ''gõ đầu roi xuống đất'' có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.
3. Ghi nhớ
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.
1. Ví dụ 
2. Nhận xét 
1) Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động
2) Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động
3) Thể hiện thứ, bậc cao thấp của nhân vật, thứ tự xuất hiện của các nhân vật.
4) Thể hiện sự tương ứng với TT của cụm từ đứng trước: Cai lệ mang roi song còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
 Cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo sự hài hoà về âm)
.
III. Luyện tập 
a) Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b) Đẹp vô cùng, Tổ Quốc ta ơi. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
- Hò ô được đảo lên trước để bắt vần ''Sông lô'' tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c) Lặp lại các từ trong cụm từ mật thám, độc con gái ở 2 đầu vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
4. Củng cố: Xác định và nêu ý nghĩa của từng câu được sắp xếp theo trật tự từ sau:
 Nó bảo sao không đến.
 	Bảo nó sao không đến.
 	Sao bảo nó không đến.
 	Không sao bảo nó đến.
 	Đến không sao bảo nó.
5. Hướng dẫn:
- Học lí thuyết.
 - Làm bài tập bổ trợ.
 - Đọc tiếp tiết 2 của bài.
************************************************************
 Tiết :	 115	
	Tập làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận CM và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn nữa những bài sau.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng làm bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh đọc lại đề bài và xác định nội dung yêu cầu đề.
 I Đề bài: Dựa vào các văn bản “ Chiếu dời đô” và “ Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
 1 Thể loại( kiểu bài) : Nghị luận chứng minh- xen kẽ yếu tố biểu cảm( CM một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học).
 2 Nội dung: làm sáng tỏ vấn đề: vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn: Thể hiện ở lòng yêu thương dân, luôn quan tâm chăm lo đến hạnh phúc muôn dân.
 3 Hình thức:Bố cục : 3 Phần.
 - Số đoạn trình bày: 4 đoạn ( mỗi luận điểm 1 đoạn).
 - Lí lẽ cần làm sáng tỏ vấn đề, dẫn chứng phù hợp, xen kẽ lời văn biểu cảm.
 - Hệ thống luận điểm, luận cứ đầy đủ.
 Hoạt động 2: Gv yêu cầu học sinh trình bày dàn ý trên bảng.
 HS chuẩn bị : 5 phút. Đại diện nhóm trình bày.
 Thống nhất nhóm : 2 phút.
Gv đưa dàn ý đúng đầy đủ trên bảng phụ ( dàn ý trong tiết viết bài).
 HS tự nhận xét đối chiếu và sửa chữa.
Hoạt động 3: Nhận xét ưu, nhược điểm ( Về nd và hình thức)
GV yêu cầu học sinh nhớ lại bài viết và tự nhận xét ưu, nhược điểm.
Những nhược điểm cần khắc phục.
Cuối cùng giáo viên rút ra nhận xét trên cơ sở bài chấm và những nhận xét của học sinh.
 1 .Nội dung:
 * Ưu điểm: - Phần lớn xác định đúng vấn đề đề bài yêu cầu.
 - Hệ thống luận điểm chính xác.
 - Các lí lẽ, dẫn chứng tập chung làm sáng tỏ vấn đề.
 *Nhược điểm: - Trình bày luận điểm còn ở mức độ chưa sâu, chưa rõ: Tùng (8A), Tùng, Đông, Minh, Tuấn, Công, Hải a, . (8B)
 - Nhiều bài còn sơ sài, vấn đề chưa sáng tỏ, luận cứ chưa đầy đủ : Chung, Hải Anh (8A), Cúc, THịnh, Đạt (8B)...
 2 Hình thức:
 * Ưu điểm: - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần trình bày thành các đoạn rõ ràng.
 - Nhiều bài có lí lẽ và lập luận chặt chẽ, xen kẽ các yếu tố biểu cảm tốt: Yến, Hường (8A), Thắng (8A).
* Nhược :- Một số bài bố cục chưa rõ ràng, chưa đi đúng yêu cầu của đề bài : ), Tùng, Đông, Minh, Tuấn, Công, Hải a, . (8B)
 -Mở bài còn diễn đạt chưa toát lên vấn đề cần chứng minh: Lan Anh (8A); Vũ Loan, Thảo, Nguyên, Trang (8B).
 - Trình tự luận điểm chưa phù hợp, sắp xếp luận cứ chưa rõ, chưa phù hợp ( đa số học sinh 8B mắc phải).
 - Dẫn chứng một số bài còn ít, chưa chính xác.
 - Một số bài chữ xấu, lỗi chính tả còn nhiều : Chung, Châu Anh, Tưởng, Huy, Hiếu (8A), Tùng, Đông, Minh, Tuấn, Công, Hải a, Vũ Loan. (8B)
 - Yếu tố biểu cảm cưa rõ.
 +Nhược điểm cần khắc phục trong bài viết sau: 
 - Lập dàn ý trước khi viết bài.
Mở bài cần ngắn gọn, rõ vấn đề cần chứng minh.
Xen kẽ các yếu tố biểu cảm tốt hơn.
+Chữa một số điển hình:
 - Giáo viên sửa một số lỗi bài của Chung, Thiện (8A), Tùng, Thịnh, Vũ Loan(8B)...
và hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi của mình vào cuối bài kiểm tra.
+Đọc bài tốt cho học sinh tham khảo : Bài của Yến.
+ Thống kê điểm:
 Lớp
Sĩ số
8 - 10
6.5 - 7.5
5 - 6
<5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
8A
8B
4. Củng cố:
Giáo viên nhận xét giờ học.
Trả bài và hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
5. Hướng dẫn:
- Học lại lí thuyết kiểu bài.
- Xem lại bài đã sửa.
 - Đọc nghiên cứu: Yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn nghị luận.
************************************************************
 Tiết :	 116	
	Tập làm văn: 
 	TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng giúp người nghe, đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sinh động.
- Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng bước đầu vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cho bản thân.
- Biết kết hợp từ ngữ biểu cảm cùng với các yếu tố trên khiến bài văn thêm cụ thể và thuyết phục mà vẫn không phá vỡ mạch nghị luận.
 3. Thái độ: Nắm được yêu cầu và cách thức đưa những yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận một cách hiệu quả.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	2.Kiểm tra bài cũ : 1. Nêu các yếu tố phụ nào đã học trong các bài tập làm văn vừa qua?
 Trong bài văn nghị luận , ngoài yếu tố chính nghị luận còn cần yếu tố phụ nào?
 2. Yếu tố biểu cảm trong bài biểu cảm khác gì với yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
? Tìm những câu đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích.
? Vì sao không thể xếp cả 2 đoạn trích trên là văn miêu tả hay kể chuyện.
(Gợi ý: văn bản ấy được tạo lập nhằm mục đích nào là chủ yếu)
* Sự dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhằm vạch trần,sáng tỏ sự tàn bạo và giả dối của thực dân Pháp trong việc mộ lính tình nguyện.
? Vậy đây là đoạn văn gì.
? Giả sử cả 2 đoạn trích không có yếu tố tự sự và miêu tả thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt của thực dân Pháp hay không.
- Giáo viên đưa ra đoạn văn có yếu tố miêu tả và tự sự.
? Từ việc nhận xét trên em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
? Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2.SGK 
? Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên.
? Tác dụng của tự sự và miêu tả trong đoạn văn này.
? Tác giả có kể lại toàn bộ 2 truyện chàng Trăng và nàng Han không? Mà tập trung kể những chi tiết nào chứng tỏ điều gì.
rõ luận điểm.
? Tác giả có miêu tả tràn nan không.
? Vậy khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả 6 đoạn văn nghị luận sau? Cho biết tác dụng của chúng.
-Vai trò
- Cách sử dụng.
Hs đọc ví dụ
Hs gạch chân sgk và xác định
Ví dụ a: kể về một thủ đoạn bắt lính.
Ví dụ b: tả lại cảnh khổ sở của người bắt lính nhưng không phải văn tự sự và miêu tả.
- Học sinh thảo luận.
- Đoạn văn nghị luận.
- Học sinh quan sát 2
Hs nhận xét
- Học sinh đọc, tìm ví dụ.
HS tìm
Hs nêu tác dụng
* Lựa chọn những chi tiết tương đồng giống với truyện Thánh Gióng
- Học sinh đọc.
 - Học sinh làm bài tập trong SGK.
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
 1. Ví dụ 
2. Nhận xét 
Ví dụ a: yếu tố tự sự.
- Vị chúa tỉnh mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị ... xì tiền ra.
Ví dụ b: có yếu tố miêu tả: tấp nập, đầu quân, không ngần ngại rời bỏ ... xiết bao ... thở, tốp thì bị xích tay ... nòng sẵn ...
- Không xếp được vì mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo,vạch trần sự tàn bạo và giả dối của TD Pháp trong cái gọi là mộ lính tình nguyện, làm rõ đây thực chất là những cuộc săn lùng vật liệu biết nói một cách dã man.
- Đoạn văn nghị luận.
đoạn văn nhận xét: thiếu yếu tố tự sự và miêu tả đoạn văn nghị luận khô khan mất hết vẻ sinh động sức thuyết phục kém.
- Làm cho bài văn nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể sinh động thuyết phục cao hơn.
- Tự sự: kể lại câu chuyện về chàng Trăng và Nàng Han.
- Miêu tả:... soi xuống dòng thác bạc, dệt bằng chỉ ngũ sắc ...
- Làm rõ sự gần gũi, giống nhau trong các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam 
- Không kể kĩ càng hai truyện mà chỉ tập trung vào những chi tiết như Trăng không nói không cười, cưỡi ngựa đá, ... bay lên mặt trăng, nàng Han thành tiên lên trời sau khi đánh giặc.
3. Ghi nhớ
- Dựa vào ghi nhớ trả lời: không đưa tràn nan, cần cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng với yêu cầu của luận điểm chỉ để phục vụ việc làm sáng tỏ luận điểm nghị luận thôi.
II. Luyện tập 
Bài tập 1
 tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ.
 Miêu tả giúp học sinh hình dung trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ nhận rõ hơn chiều sâu một tâm tư ... chứa đựng tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái lành cái đẹp.
Bài tập 2:
- Nên sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn để làm sáng rõ vẻ đẹp bài ca dao.
 	- Cần thiết phải gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm khi phân tích vẻ đẹp cảu sen trong bài.
 	- Cần nêu một kỉ niệm về nhắm cảnh đầm sen, để càng thấy vẻ đẹp dân dã cảu sen được thể hiện trong bài ca dao.
4. Củng cố: H: Các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết ( có vai trò) ntn trong bài nghị luận?
 H:Khi đưa các yếu tố đó vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì? Vì sao?
 H: Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận khác gì với yếu tố tự sự miêu tả trong văn tự sự, miêu tả?
5. Hướng dẫn: - Học lại lý thuyết – nắm chắc bài.
 - Làm bài tập vào vở.
 - Đọc, nghiên cứu bài tập tiết 120 TLV.
Ngày 21 tháng 3 năm 2011
Kí duyệt

File đính kèm:

  • doctuan 29 8.doc