Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 17

Tiết : 68

 Tiếng Việt

 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ ngữ, câu trong hoạt động giao tiếp và viết văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ có sự lựa chọn cho đúng cú pháp và hoàn cảnh, nội dung giao tiếp.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án, bài kiểm tra

 - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và ôn bài trước khi đến lớp.

C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	17
Tiết :	 65, 66	 
Kiểm tra học kì I
(Theo lịch và đề kiểm tra của phòng giáo dục thị xã Chí Linh)	
*********************************************
Tiết :67	 	
	Văn Bản :	 
 	 Hai chữ nước nhà 
	 	Trần Tuấn khải
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố và bổ sung thêm những kiến thức văn học giai đoạn đầu thế kỉ 20 (1900 – 1930). Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật qua ngòi bút yêu nước Trần Tuấn Khải. 
- Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được nỗi đau mất nước của nhân vật lịch sử được thể hiện rõ nét bằng cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn trể thơ dân tộc, giọng điệu thống thiết.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử; và tìm hiểu về thể thơ song thất lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án, tư liệu về Trần Qung Khải và những nhà thơ cùng thời.
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và ôn bài trước khi đến lớp.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
G/v nhận xét, cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Giới thiệu vài nét về TG?
H: Nêu vị trí của đoan thơ trích?
GV hướng dẫn đọc:
-8 câu đầu đọc nhịp 3/4 của câu 7 tiếng và nhịp 2/2 của câu lục bát: Giọng lắng xuống.
- 20 câu tiếp: 
Nhịp 2/2/2ở câu 6 
 Nhịp 4/4 ở câu 8
Giọng sôi nổi khi nói về truyền thống DT.Giọng oán hận, căm hờn khi nói về thảm hoạ xâm lăng.
-8 câu cuối : Giọng thể hiện sự tha thiết tin tưởng.
Đ1: 8 câu đầu: Tâm trạng ngưòi cha từ biệt con nơi ải bắc.
 Đ2: 20 câu tiếp: Hiện tình hình đất nước trong cảnh đau thương.
Đ3 : Lời trao gửi sự nghiệp cho con.
H: Cảnh vật TN trong 4 câu thơ đầu được miêu tả qua từ ngữ nào?
H: Không gian và cảnh vật ấy diễn tả nỗi lòng tâm trạng của con người ntn?
H: Hai tiếng đìu hiu diễn tả nỗi lòng gì?của ai?
(Nỗi lòng cô đơn , vắng lặng. Nỗi cô đơn buồn vắng lặng lòng người mà nhuốm vào cảnh vật )
H: Em có nhận xét gì về nỗi buồn đau ấy?
H: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng với đất nước?
H: Những cụm từ này là cách nói gì?nó có t/d phù hợp với văn cảnh này không?
H: Tâm trạng của người cha lúc chia tay trên bắc ải đó là tâm trạng gì?
H: Hiện tình hình đất nước được người cha thể hiện qua chi tiết nào?
H: Em hiểu giống lạc Hồng? Mấy ngàn năm? Riêng một cõi?
H: Ba chi tiết ấy nói lên điều gì? 
H: Em có suy nghĩ gì về niềm tự hào ấy?
H: Hiện tình hình đất nước còn được thể hiện qua thảm hoạ nào? Chi tiết nào nói lên thảm hoạ ấy?
H: Cách nói này có t/d gì?
H: Em hiểu tâm trạng người cha trước cửa ải biên giới là tâm trạng ntn? Đó còn là tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào?
H: Để khuyên nhủ con , người cha đã nói những gì?
H: Người cha nói về sự bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?
H: Em có suy nghĩ gì về lời khuyên nhủ này?
H: Học xong bài này em nhận thức được những gì sâu sắc nhất?
H: Tai sao TG đặt nhan đề bài thơ “ Hai chữ nước nhà”.
HS đọc 8 câu đầu.
- Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng với đất nước.
- Xuất phát từ T/C sâu nặng với đất nước.
-buồn đau.
Giải thích.
- Phải có T/ C sâu nặng mới có được niềm tự hào ấy.
-Liên tưởng đất nước hiện thời.
- Người dân VN.
-HS đọc 8 câu cuối.
- Lời khuyên nhủ kết hợp giữa bày cốt để con thấy được tình hình đất nước, trọng trách của con với vận mệnh của đất nước.
+ Khi đất nước cần đặt quyền lợi chung trước.
+ Tình yêu nước lớn.
I Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
1 Tác giả( SGK).
2 Tác phẩm( SGK).
II Đọc- hiểu văn bản.
1 Hướng dẫn đọc.
2 Tìm hiểu bố cục: 3 phần.
3 Gợi ý phân tích.
a, Tâm trạng người cha lúc chia tay con trên ải bắc.
- Bối cảnh không gian: ải bắc
+Mây sầu.
+ Gió thảm.
+ Hổ thét .
+ Chim kêu.
"Không gian, cảnh vật ấy thấm nỗi buồn đau của người dân mất nước.
+ Hạt máu nóng...
+ Tầm tã châu rơi...
"Cách nói ước lệ.
"Sức truyền cảm mạnh mẽ.
"Tâm trạng đau đớn, xót xa, nước mất nhà tan, cha con li biệt.
b, Hiện tình hình đất nước trong cảnh đau thương.
+ Giống lạc Hồng( Con cháu lạc Hồng).
+ Mấy ngàn năm( Bề dày lịch sử).
+Riêng một cõi( Lãnh thổ riêng).
"Tự hào truyền thống DT.
+ Xương rừng máu sông! 
+ Thành tung, quách vỡ.
+ Bỏ vợ lìa con.
"Cách nói ước lệ.
"Đau thương trước thảm hoạ xâm lăng. Tâm trạng người dân VN đầu thế kỉ XX.
c,Lời trao gửi cuối cùng.
+ Xót phận tuổi già, sức yếu đành chịu bó tay.
+Tổ tông: Vì nước gian lao.
+ Biết bao gương hy sinh.
"Trao tất cả niềm tin vào người con.
4 Tổng kết 
* Ghi nhớ ( SGK)
IV. Củng cố:
 -Đọc diễn cảm lại hai bài thơ.
- Làm bài tập 2 ( SGK T 157) và bài tập phần luyện tập ( SGK T 163).
V.Hướng dẫn.
Học thuộc lòng bài thơ : “ Muốn làm thằng cuội” và đoạn trích “ Hai chữ nước nhà”.
Đọc thêmcác bài: “ Chiêu hồn nước” và “ Gánh nước đêm”/
Ôn tập phần kiến thức đã học để kiểm tra học kì I.
	*********************************************
Tiết : 68	 	
	Tiếng Việt	 
 	 Trả bài kiểm tra tiếng việt 
A. Mục tiêu bài học : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ ngữ, câu trong hoạt động giao tiếp và viết văn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ có sự lựa chọn cho đúng cú pháp và hoàn cảnh, nội dung giao tiếp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
B.Chuẩn bị: -Thầy: - Giáo án, bài kiểm tra
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và ôn bài trước khi đến lớp.
C: Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:Tiến trình dạy - học.
1.Tổ chức:	 8A: ../../..: Sĩ số: . / Vắng:..
	 8B: ../../..: Sĩ số: /Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động của thày - của trò
Nội dung cần đạt
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và nhắc lại từng câu hỏi, đáp án cho phần trắc nghiệm.
Học sinh đọc đề bài
Học sinh trả lời
Học sinh nhận xét
Giáo viên thống nhất câu trả lời đúng.
Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài tự luận.
Yêu cầu học sinh lên làm câu 1.
Học sinh khác nhận xét
Giáo viên thống nhất.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề và đưa ra những nội dung chính cần trả lời với câu 2 tự luận.
I. Đề bài.
II. Đáp án.
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
Trường từ vựng
D
A
a – B; b - B
1.c; 2 – b; 3 - c
II. Phần tự luận:
Câu 1: 
ạ! -> Bày tỏ sắc thái tôn trọng.
à? -> tạo lập câu nghi vấn. Bày tỏ sự nghi ngờ của lão Hạc về thái độ của con chó trách móc lão.
Câu 2: 
Về hình thức: Trình bày bài viết bằng một đoạn văn dài hoặc một bài văn ngắn. Diễn đạt theo cách đánh giá, nhận xét, trình bày cảm nhận, suy nghĩ .
- Có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và có tác dụng đối với việc trình bày cảm nhận.
Về nội dung: Phân tích làm nổi bật được cái chết đáng thương nhưng cô bé tội nghiệp và niềm hạnh phúc khi được đón giao thừa, được ở cùng bà.... thoát khỏi cuộc sống khốn khổ, bất hạnh
- Điểm 5, 6: bảo đảm yêu cầu trên.
- Điểm 3, 4: phần lớn đảm bảo yêu cầu trên còn mắc 1 số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1, 2: không đảm bảo yêu cầu trên, viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
III. Ưu điểm – nhược điểm.
1. Ưu điểm.
- Nắm vững kiến thức về từ vựng và ngữ pháp sử dụng từ, câu trong chương trình ngữ văn 8 – tập 1.
- Nhiều bài có sử dụng phép nói giảm nói tránh hiệu quả trong việc kể, miêu tả, bày tỏ cảm nghĩ trước cái chết của cô bé bán diêm.
- Nhiều bài diễn đạt tốt: Yến, Hường, Hưng (8A); Linh (8B).
2, Nhược điểm:
- Còn chưa nắm vững kiến thức. Còn sai sót trong phần trả lời những câu trắc nghiệm. (Công, Tùng, Đông(8B))....
- Còn chưa phân biệt được thán từ với tình thái từ (Trang, Hương, Tuấn, .... (8B); Duyên, Sơn... 8A).
- Trình bày cảm nghĩ về CBBD nhưng còn sa vào kể về hoàn cảnh của cô bé, chưa sử dụng BPTT một cách hợp lý. (hầu hết các em).
- Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (còn nhiều ở học sinh lớp 8B, tiêu biểu là Tùng, Tuấn, Công...)
IV. Sửa lỗi:
1. Phần trắc nghiệm theo đáp án.
2. Phần tự luận:
Lỗi sai
Định hướng sửa
- Chính tả: trầu thượng đế; só tường, phải trịu, lão hạc ....
- Dùng từ: thông cảm (thông cảm với cái chết của CBBD)
- Đặt câu: Nhưng không ai biết cái chết của cô bé rất là ấm cúng và hạnh phúc...
	Từ đó cho ta thấy, cô bé là một người rất khổ, phải đi bán diêm để kiếm tiền cho cha uống rượu trong khi trời lạnh buốt, đầu trần, chân đi đất trên người mặc một bộ quần áo rách rưới vì mẹ và bà mất sớm nên cô mới phải đi bán diêm không dám về nhà khi không bán được que diêm nào.
- chầu thượng đế, xó tường, phải chịu, lão Hạc...
- Thương cảm cho cái chết của cô bé bán diêm.
- Nhưng không ai biết rằng cô bé chết trong niềm hạnh phúc, mãn nguyện.
Cô bé là một đứa trẻ bất hạnh: mẹ và bà đã mất, cô phải ở với người cha nghiện rượu. Cô phải đi bán diêm để kiếm sống và kiếm tiền cho ông uống rượu. Trong đêm giao thừa rét mướt, đầu trần, chân đất, bụng đói,cô bé dò dẫm trong bóng tối để bán những bao diêm.
Bài tốt: Hưng, ánh, Hường, Yến....
4. Củng cố:
- Khi phải tìm các trợ từ, thán từ và tình thái từ, ta làm như thế nào?
(Chúng ta dựa vào công dụng và vai trò, vị trí của các loại từ trong câu...)
5. Hướng dẫn:
- Xem lại bài kiểm tra.
- Chuẩn bị tiết “Ông đồ”.
Ngày tháng năm 2010
Kí duyệt
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
----------

File đính kèm:

  • docTuan 17.doc
Giáo án liên quan