Giáo án môn Lịch sử lớp 4 - Tiết 27: Thành thị ở thế kỉ xvi - Xvii

 Bài tập trắc nghiệm: Ghi chữ cái ý em cho là đúng nhất vào bảng con:

Kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong là:

 a, Biến những vùng đất hoang vắng thành những thành thị sầm uất, giàu có.

 b, Ruộng đất được khai phá, xóm làng hình thành và phát triển.

 c,Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt .

 d, Ý b, c đúng

Nhận xét bài cũ

Giới thiệu bài: GV dẫn dắt rút tựa bài (Thầy giúp em lời giới thiệu nhé)

Các em biết không, vào thề kỉ thứ XVI-XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Sự phát triển kinh tế của nước ta hình thành các thành thị lớn, đó là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm này giúp cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này GV ghi tựa bài.

GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển .

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 4 - Tiết 27: Thành thị ở thế kỉ xvi - Xvii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2015
LỊCH SỬ
Tiết 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI-XVII
I .MỤC TIÊU:
- Qua bài học, giúp học sinh:
 + Biết sơ lược về ba thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI – XVII.
 + Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (Cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà cửa, dân cư ngoại quốc..)
 + Dùng lược đồ, bản đồ chỉ vị trí và quan sát tranh ảnh về các thành thị này.
 + Yêu lịch sử Việt Nam, yêu quê hương, đất nước. Tự hào đất nướcViệt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Giáo án điện tử.
HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về các thành thị
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (40’) 
 1. Khởi động 
 Kiểm tra bài cũ: (4’)
 + Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào ? (HT)
 + Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp ?(HT)
 - Chính quyền nhà Nguyễn đã có những biện pháp gì giúp dân khẩn hoang? (HT)
 - Đoàn người khẩn hoang đi những đâu? (HT) 
 - Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra vào thời gian nào? (CHT)
 Bài tập trắc nghiệm: Ghi chữ cái ý em cho là đúng nhất vào bảng con: 
Kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong là:
 a, Biến những vùng đất hoang vắng thành những thành thị sầm uất, giàu có. 
 b, Ruộng đất được khai phá, xóm làng hình thành và phát triển. 
 c,Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt .
 d, Ý b, c đúng 
Nhận xét bài cũ 
Giới thiệu bài: GV dẫn dắt rút tựa bài (Thầy giúp em lời giới thiệu nhé)
Các em biết không, vào thề kỉ thứ XVI-XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Sự phát triển kinh tế của nước ta hình thành các thành thị lớn, đó là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm này giúp cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử nàyà GV ghi tựa bài...
GV trình bày khái niệm thành thị : Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển .
Để các em nắm vững nội dung bài học, Cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu 3 yêu cầu sau:
1. Các thành thị lớn ở thế kỉ thứ XVI – XVII
2. Sự phát triển của các thành thị ở thế kỉ XVI – XVII
3. Tình hình kinh tế nước ta ở thế kỉ XVI – XVII
2. Phát triển bài: 
- Qua kiến thức đã học em hãy cho biết Thành thị có nghĩa là gì ? (HT ) (thành thị là nơi tập trung chính trị, quân sự, nơi tập trung đông dân cư trong đó công nghiệp và thương nghiệp phát triển)
Hoạt động 1: Các thành thị lớn ở thế kỉ thứ XVI – XVII ( 10’ )
Mục tiêu: HS nắm tên gọi, vị trí các thành thị.
- HS đọc thầm câu đầu SGK/57 và cho biết ở thế kỉ XVI- XVII nước ta có những thành thị nào phát triển? (CHT)
-GV treo lược đồ VN và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long ,Phố Hiến ,Hội An trên lược đồ.
- GV đưa lược đồ về 3 thành thị trên, HS quan sát chỉ vị trí của 3 thành thị đó. (HT)
- Dựa vào lược đồ cho biết những thành thị nào ở Đàng Ngoài, thành thị nào ở Đàng Trong?
- GV hỏi cho HS nêu Thăng Long, Phố Hiến, Hội An hiện nay thuộc tỉnh nào?
à GV chốt nội dung HĐ1
GV: Ở thế kỉ XVI- XVII nước ta nổi lên ba thành thị lớn Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. Vậy để biết được sự phát triển của thành thị này về các mặt như quy mô xây dựng, dân cư, hoạt động thương nghiệp như thế nào cô cùng các em tìm hiểu HĐ 2
Hoạt động 2: Sự phát triển của các thành thị ở thế kỉ XVI – XVII (15’)
Mục tiêu: HS nắm và mô tả được những đặc điểm phát triển của thành thị này về các mặt như qui mô xây dựng, dân cư, hoạt động thương nghiệp 
- GV yêu cầu HS đọc thầm kênh chữ SGK quan sát tranh Hình 1, hình 2.
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo câu hỏi: (Vì sợ ba nhóm thảo luận một nội dung thì quá nặng nên em chia 3 nội dung khác nhau, thầy cho em một lời khuyên nhé)à Tùy em, nhưng phải có 3 nhóm cùng báo cáo và em yêu cầu các nhóm khác phải cùng đọc hết đoạn văn tìm hiểu 3 thành thị trong SGK
 + Nhóm 1,2: Hãy mô tả lại cảnh Thăng Long vào thế kỉ XVI- XVII?
 + Nhóm 3,4: Hãy mô tả lại cảnh Phố Hiến vào thế kỉ XVI- XVII ?
 + Nhóm 5,6: Hãy mô tả lại cảnh Hội An vào thế kỉ XVI- XVII ?
- HS thảo luận ghi kết quả vào phiếu bài tập, dựa vào đó nhóm tự mô tả lại bằng lời về thành thị của nhóm mình, trong thời gian 5 phút.
- Đại diện nhóm lên chỉ tranh mô tả lại bằng lời về từng thành thị, nhóm bạn nhận xét, bổ sung. GV cho các nhóm tự chất vấn lẫn nhau.
* Nhóm 1: (Thầy xem giúp em học sinh trình bày vậy được không nhé) Em xin đại diện nhóm mô tả lại cảnh Thăng Long vào thế kỉ XVI- XVII : Thành Thăng Long có dân cư đông đúc, có thể nói là đông hơn thành thị ở Châu Á. Cứ vào những ngày phiên chợ, dân các vùng gồng gánh hàng hóa đến để mà buôn bán, trao đổi các mặt hàng như áo, tơ, lụa, nhiễu và nông sản. Và thành Thăng Long này lớn bằng thành thị ở một số nước Châu Á.( được)
* Nhóm 2: Bạn mô tả được rất rõ về đặc điểm dân cư, về quy mô thành thị và hoạt động buôn bán của thành thị Thăng Long. Chứng tỏ Thăng Long là một thành thị rất phát triển trong giai đoạn thế kỉ XVI- XVII này.
? HS chất vấn: Em đồng ý sự mô tả của 2 nhóm nhưng em muốn hỏi các bạn, Vì sao bạn biết Thăng Long thời kì đó rất phát triển?
( Vì mình quan sát tranh và đọc một số thông tin SGK thấy và biết được nơi đây thuyền bè đi lại rất nhiều, hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp, mua bán trao đổi rất nhiều mặt hàng) 
GV: Thành thị này nằm trên bờ của một con sông, số thuyền bè nhiều đến nỗi ghé vào bờ rất khó khăn. Các khu phố ở đây đều đầy thợ thủ công và thương nhân. Ngoài ra người dân còn tạo nhiều phố phường, mỗi tên gắn với một hoạt động buôn bán ở đó
GV cho HS quan sát tranh Phố Hàng Đồng, Hàng Bè
*Qua tìm hiểu và sự mô tả về Thăng Long ta thấy Thăng Long là một thành thị rất phát triển trong giai đoạn thế kỉ XVI- XVII. Vậy còn thành thị Phố Hiến thì như thế nào cô muốn nghe đại diện một nhóm báo cáo.
* Nhóm 3: (Thầy xem giúp em học sinh trình bày vậy được không nhé) Thành thị Phố Hiến ở thế kỉ XVI- XVII rất lớn, có trên 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở. Theo em biết trong dó đa phần là người Trung Quốc và người Nhật Bản và ngoài ra có cả người Hà Lan, Anh, Pháp. Là một nơi diễn ra buôn bán tấp nập.
* Nhóm 4: Nhóm em cũng nhất trí sự mô tả của nhóm bạn Thành thị Phố Hiến rất lớn, có trên 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở, mà nhưng em có một thắc mắc muốn hỏi cô và các bạn . Vì sao Phố Hiến lại có nhiều người dân nước ngoài đến ở và buôn bán vậy?
 (Vì nơi đây điều kiện kinh tế phát triển nên đã có nhiều người dân nước ngoài đến ở, buôn bán và trao đổi hàng hóa.) ( Được)
GV: Phố Hiến là một nơi tụ cư, một thành thị lớn vào thế kỉ 17, đã luôn mang nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Phố Hiến xưa có tên gọi là Hiến Doanh hay Hiến Nam nằm sát bên bờ sông Hồng, thuận lợi cho thuyền bè của các nơi đến để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Cùng với các bến cảng là các khu chợ sầm uất, nơi buôn bán tấp nập chính vì điều đó mà nhiều người dân nước ngoài đến đây định cư.)
- GV cho HS quan sát tranh di tích Phô Hiến.
GV nói thêm: Vào giữa thế kỉ XVIII, do sông Hồng đổi dòng nên Phố Hiến không còn là nơi thuận tiện cho buôn bán, Phố Hiến dần dần lụi tàn. Trải qua bao biến cố Phố Hiến còn bảo tồn và giữ gìn hơn 100di tích lịch sử- văn hóa có giá trị, trong đó có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
- GV chiếu tranh Hội An, ?tranh vẽ gì? Vậy để biết cảnh Hội An trong giai đoạn thế kỉ XVI- XVII như thế nào mời đại diện 1 nhóm lên chỉ tranh và mô tả lại.
* Nhóm 6: (Thầy xem giúp em học sinh trình bày vậy được không nhé) Hội An là một thành phố cảng đẹp và lớn nhất ở Đàng Trong, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới để mà buôn bán, có thuyền bè đi lại tấp nập hoạt động buôn bán diễn ra thật là sôi nổi. Theo em biết các nhà buôn Nhật Bản cùng với các cư dân địa phương đã lập nên thành phố này.
* Nhóm 5: Nhóm bạn mô tả về các hoạt động buôn bán, quy mô thành thị, về dân cư của Hội An rất là rõ, chứng tỏ nền kinh tế của Hội An trong giai đoạn thế kỉ 16, 17 rất là phát triển.
Gv cho HS quan sát tranh
GV mời 1 em khác lên mô tả lại cảnh Hội An: Hội An là một thành phố cảng đẹp và lớn nhất ở Đàng Trong, rất là thuận lợi cho tàu thuyền đi lại và cập bến. Ngoài người Nhật Bản, Trung Quốc còn có rất nhiều thương nhân nước ngoài thường xuyên lui tới Hội An để trao đổi buôn bán các loại mặt hàng, cảnh buôn bán ở đây thật là sôi nổi, nhộn nhịp.
GV: Cô đồng ý sự mô tả đại diện của các nhóm về thành thị Hội An trong giai này. Vậy để hiểu rõ hơn về Hội An cô cho cả lớp xem một đoạn video.
*GV nói thêm: Cũng vào cuối thế kỉ XVIII, khi vùng cửa biển Cửa Đại ở Hội An cạn dần, thì thuyền buôn không vào ra được, Hội An cũng lụi tàn dần.
- Hội An là một thành phố cổ, vậy em có biết phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào ? ( HT ) 
Cô cùng các em tìm hiểu sự phát triển kinh tế của 3 thành thị lớn ở thế kỉ 16, 17. Đó là toàn bộ nội dung cô đã tóm tắt trong sơ đô. Cô mời 1 em đọc lại.
GV chuyển: Chúng ta cùng cô tìm hiểu về đặc điểm dân cư, quy mô thành thị, hoạt động buôn bán đã thúc đẩy tình hình kinh tế nước ta ở thế kỉ 16, 17 phát triển như thế nào cô cùng các em tìm hiểu sang hoạt động 3
GV chuyển ý: Sự phát triển về dân cư, qui mô của các thành thị thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước ta vào thế kỉ XVI-XVII như thế nào? Các em cùng tìm hiểu hoạt động 3 nhé!.
Hoạt động 3: Tình hình kinh tế nước ta ở thế kỉ XVI – XVII (15’)
Mục tiêu: HS thấy được sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là thương nghiệp.
- Dựa vào sự mô tả về các thành thị em có nhận xét gì về số dân, về qui mô, hoạt động buôn bán của các thành thị nước ta vào thế kỉ XVI – XVII ? ( HT ) 
((Thành thị nước ta lúc đó dân cư tập trung đông đúc, quy mô rộng lớn nhất là các hoạt động buôn bán diễn ra rất là sôi nổi, sầm uất, nhộn nhịp .
- Theo em cảnh hoạt động buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó? (HT)
(* Theo em cảnh hoạt động buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời rất là phát triển, đặc biệt là thương nghiệp.
*Thành thị nước ta lúc đó đông người, buôn bán sầm uất chúng tỏ nền kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại phát triển mạnh đặc biệt là thương mại .)
GV: Vào thế kỉ 16, 17 sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó các ngành tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy cũng rất phát triển. Sự phát triển nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh tạo điều kiện cho thương ân nươc ngoài vào nước ta buôn bán đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, đặc biệt là thương nghiệp.
- GV cho HS quan sát 1 số tranh về sự thay đổi của Thăng Long –Hà Nội, Phố Hiến, Hội An xưa và ngày nay . Sau khi quan sát xong, nêu câu hỏi : 
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi đó ? ( HT ) ( Thay đổi về quy mô xây dựng to đẹp hơn và hiện đại, tiện nghi hơn, về mọi mặt đều lớn, mạnh hơn nhiều.)
- Còn Thủ đô Hà Nội của chúng ta hiện nay có vai trò gì đối với nước ta ? (là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học ..)
- Đất nước ta ngày càng có rất nhiều thành thị quy mô lớn mạnh, trước sự đổi mới không ngừng, sự phát triển về mọi mặt. Bản thân mỗi chúng ta ta cần phải làm gì?
- Liên hệ giáo dục HS yêu quê hương đất nước, học tập tốt để xây dựng bảo vệ quê hương đất nước, giữ gìn các di tích cổ của cha ông để lại .
- Qua bài học em biết nước ta có những thành thị nào phát triển vào thế kỉ XVI- XVII?
- Các thành thị đó tác động gì đến tình hình kinh tế nước ta lúc lúc bấy giờ?
- Rút bài học, HS đọc 
3 .Củng cố, dặn dò : (3’)
-GV cho HS chơi lật ô số, cả lớp cùng ghi đáp án vào bảng con theo các câu hỏi của từng ô số mà các bạn lật, nhận xét, tuyên dương.
 + Hãy kể tên các thành thị nổi tiếng ở thế kỉ XVI – XVII? 
 + Hãy nêu đặc điểm chung về dân cư của các thành thị nước ta vào thế kỉ XVI – XVII ? ( đông đúc )
 + Sự phát triển của các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An chứng tỏ sự phát triển về mặt nào của đất nước ta ? ( Kinh tế )
 + Hoạt động kinh tế nào phát triển nổi bật ở các thành thị nước ta vào thế kỉ XVI – XVII? ( thương nghiệp )
Dặn dò: ( 2’) về nhà các em học kĩ bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài, chuẩn bị bài sau : Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
Nhận xét tiết học 
Có một số thay đổi đã gợi ý bằng màuu khác. Em tham khảo nều được thì sửa lại giáo án dạy trình chiếu cho phù hợp. Một số gợi ý mang tính tham khảo, quyết định là ở em. Chúc em thành công ! Có sửa lại thời gian HĐ, em xem lại .

File đính kèm:

  • docBai_23_Thanh_thi_o_the_ki_XVI_XVII.doc