Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 1+2 (Kèm phân phối chương trình) - Năm học 2015-2016

* Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc.

- GV đặt câu hỏi: Điêu khắc thường quan hệ mật thiết với loại hình nghệ thuật nào. Được làm từ những chất liệu gì?

- GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về các tác phẩm điêu khắc và cho HS thảo luận tìm ra những đặc điểm, vẻ đẹp của các tác phẩm này.

- GV cho các nhóm nêu kết quả và nhấn mạnh những đặc điểm chính của điêu khắc thời Nguyễn.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật đồ họa, hội họa.

- GV cho HS nhắc lại những dòng tranh dân gian mà mình biết. Và đặc điểm của tranh dân gian.

- GV nhấn mạnh những đặc điểm chính của nghệ thuật đồ họa.

- GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về nghệ thuật đồ họa và hội họa thời Nguyễn.

- Cho HS nêu nhận xét cụ thể và phát biểu cảm nhận về các tác phẩm.

- GV nhấn mạnh về sự ra đời của trường mỹ thuật Đông Dương đối với sự phát triển của MT Việt Nam.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 1+2 (Kèm phân phối chương trình) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
 CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN 
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIỆU GIÁO ÁN GIẢNG DẠY GIÁO VIÊN 
THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
 CẤP : TRUNG HỌC CƠ SỞ
***********************************
 MĨ THUẬT 9 theo chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi N¡M HäC §ÇY §đ CHI TIÕT THEO S¸CH CHUÈN ( Đà GIẢM TẢI )
GIẢI NÉN 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO 
Tài liệu
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS
MƠN MĨ THUẬT
(Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên,
áp dụng từ năm học 2015-2016)
LỚP 9 
Cả năm: 37tuần (18 tiết)
Học kỳ I: 19 tuần (18 tiết)
(chỉ học trong học kỡ I)
Tiết 1: Thường thức mĩ thụât - Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn (1802-1945)
Tiết 2: Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật lo, hoa và quả (Vẽ hình)
Tiết 3: Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật lo, hoa và quả (Vẽ màu)
Tiết 4: Vẽ trang trí -Tạo dáng và trang trí túi sách
Tiết 5: Vẽ tranh - Đề tài Phong cảnh quê hương 
Tiết 6: Thường thức mĩ thụât – Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
Tiết 7: Vẽ theo mẫu -Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao - Vẽ hình)
Tiết 8: Vẽ theo mẫu - Vẽ tượng chân dung (Tượng thạch cao- Vẽ đậm nhạt)
Tiết 9: Vẽ trang trí – Tập phĩng tranh, ảnh
Tiết 10: Vẽ tranh - Đề tài Lễ hội (kiểm tra 1tiết)
Tiết 11: Vẽ trang trí – Trang trí hội trường
Tiết 12: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người Việt Nam
Tiết 13: Vẽ theo mẫu – Tập vẽ dáng người 
Tiết 14: Vẽ tranh - Đề tài lực lượng vũ trang 
Tiết 15: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí thời trang
Tiết 16: Thường thức Mĩ thuật - Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á
Tiết 17: Vẽ trang trí - Vẽ biểu trưng
Tiết 18: Kiểm tra học kì: Vẽ tranh - Đề tài tự chọn
xin vui lßng liªn hƯ ®t 0168.921.86.68 trän bé c¶ n¨m häc theo chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi 
Ngày soạn: SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI NGUYỄN
 Ngày dạy: 
 Tuần: 01 - Tiết: 01
 Bài: 01 – TTMT. 
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vài nét về bối cảnh lịch sử và những thành tựu về mỹ thuật của thời Nguyễn.
	2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Phát triển khả năng phân tích, tích hợp kiến thức của học sinh.
	3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Nguyễn.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, bài viết về MT thời Nguyễn.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 
	2/. Kiểm tra bài cũ: Không
	3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:(1/) Nghệ thuật là một phần tất yếu của cuộc sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để lại không ít những di tích, công trình mỹ thuật có giá trị. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đó chúng ta cần phải có trách nhiệm và biết được đặc điểm, giá trị nghệ thuật để có biện pháp giữ gìn, bảo quản tốt hơn. Do đó hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn”.	
	TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử.
- GV cho học sinh nhắc lại những kiến thức lịch sử cơ bản về thời Nguyễn.
- GV gợi ý để học sinh nhớ lại những công trình MT thời Lê để liên hệ đến sự nối tiếp liền mạch của lịch sử và sự phát triển có tính kế thừa của MT Việt Nam.
- GV chốt lại những sự kiện chính về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn.
- HS nêu những hiểu biết của mình về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn.
- HS nhắc lại những công trình MT thời Lê và quan sát tác phẩm MT thời Nguyễn và rút ra nhận xét về sự phát triển của lịch sử và mỹ thuật.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
I/. Vài nét về bối cảnh lịch sử:
- Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô, thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền, chấm dứt nạn cát cứ, nội chiến.
- Nhà Nguyễn đề cao tư tưởng Nho giáo và tiến hành cải cách nông nghiệp. Nhưng do ít giao thiệp với bên ngoài nên đất nước chậm phát triển dẫn đến nguy cơ mất nước vào tay Thực dân Pháp.
9/
9/
10/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số thành tựu của MT thời Nguyễn.
 * Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc kinh đô Huế.
- GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về các công trình kiến trúc kinh đô Huế và cho HS thảo luận tìm ra những đặc điểm, vẻ đẹp của các công trình này.
- GV cho các nhóm nêu kết quả và nhấn mạnh những đặc điểm chính của kiến trúc kinh thành Huế.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc.
- GV đặt câu hỏi: Điêu khắc thường quan hệ mật thiết với loại hình nghệ thuật nào. Được làm từ những chất liệu gì?
- GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về các tác phẩm điêu khắc và cho HS thảo luận tìm ra những đặc điểm, vẻ đẹp của các tác phẩm này.
- GV cho các nhóm nêu kết quả và nhấn mạnh những đặc điểm chính của điêu khắc thời Nguyễn.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật đồ họa, hội họa.
- GV cho HS nhắc lại những dòng tranh dân gian mà mình biết. Và đặc điểm của tranh dân gian.
- GV nhấn mạnh những đặc điểm chính của nghệ thuật đồ họa.
- GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về nghệ thuật đồ họa và hội họa thời Nguyễn.
- Cho HS nêu nhận xét cụ thể và phát biểu cảm nhận về các tác phẩm.
- GV nhấn mạnh về sự ra đời của trường mỹ thuật Đông Dương đối với sự phát triển của MT Việt Nam.
- HS quan sát tranh ảnh về kiến trúc kinh đô Huế.
- Các nhóm thảo luận tìm ra những đặc điểm và vẻ đẹp của các công trình này.
- Các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh ảnh về điêu khắc thời Nguyễn.
- Các nhóm thảo luận tìm ra những đặc điểm và vẻ đẹp của các tác phẩm này.
- Các nhóm nêu kết quả thảo luận.
- HS nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian Việt Nam.
- HS quan sát tranh ảnh về hội họa thời Nguyễn.
- HS nêu nhận xét cụ thể và phát biểu cảm nghĩ của mình.
II/. Một số thành tựu về mỹ thuật:
1. Kiến trúc kinh đô Huế
- Là quần thể kiến trúc gồm có Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm... được xây dựng mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh Hoàng thành, Tử cấm thành, đàn Nam Giao, điện Thái Hòa còn có các lăng tẩm nổi tiếng như: Lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định Kiến trúc kinh thành Huế mang nét đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn vì rất coi trọng yếu tố thiên nhiên và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
2. Điêu khắc, đồ họa và hội họa.
a) Điêu khắc:
- Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng cao. Ngoài các con Nghê, cửu đỉnh đúc bằng đồng rất đẹp còn có nhiều chạm khắc trên đá, tượng người, con vật được chạm trổ rất công phu, tinh tế.
- Điêu khắc Phật giáo hướng tới khuynh hướng dân gian làng xã, hiện còn nhiều tượng lớn như: Tượng Hộ pháp, Thánh mẫu (chùa Trăm Gian), Tuyết Sơn (chùa Tây phương), Tam Thế (Bắc Ninh)
b) Đồ họa, hội họa:
- Các dòng tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống, làng Sình phát triển mạnh. Đầu thế kỷ XIX bộ tranh khắc đồ sộ với tên gọi “Bách khoa toàn thư văn hóa vật chất của Việt Nam” ra đời miêu tả chi tiết về cuộc sống, sinh hoạt xã hội, các ngành nghề, dụng cụ lao động.. của người Việt ở phía Bắc.
- Về hội họa chưa có thành tựu gì đáng kể. Nhưng một số tranh vẽ trên tường, trên kính cho thấy đã có sự tiếp xúc với hội họa châu Âu. Sau đó sự ra đời của trường mỹ thuật Đông Dương (1925) đã mở ra hướng đi mới cho hội họa Việt Nam. 
5/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu một số đặc điểm của mỹ thuật thời Nguyễn.
- GV cho HS nhắc lại đặc điểm chính của các loại hình nghệ thuật thời Nguyễn.
- Cho các nhóm thảo luận tìm ra đặc điểm của MT thời Nguyễn.
- HS nhắc lại những đặc điểm chính của các loại hình nghệ thuật.
- Các nhóm thảo luận tìm ra đặc điểm của mỹ thuật thời Nguyễn.
III/. Một số đặc điểm của MT thời Nguyễn:
- Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và có sự kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật trang trí.
- Điêu khắc, đồ họa và hội họa phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu.
3/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV nhận xét và đánh giá tiết học. Tuyên dương các nhóm thảo luận tích cực và các thành viên hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh về mỹ thuật thời Nguyễn.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài”Tĩnh vật – vẽ hình”. Chuẩn bị vật mẫu: Lọ hoa và quả. Chì, tẩy, vở bài tập.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG.
.
..
.
..
.
..
 Ngày soạn: TĨNH VẬT 
(Lọ hoa và quả - Vẽ hình)
 Ngày dạy: 
 Tuần: 02 - Tiết: 02
 Bài: 02 – Vẽ theo mẫu. 
I/. MỤC TIÊU:
	1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ hai vật mẫu kết hợp.
	2/. Kỹ năng: Học nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của vật mẫu, quan sát và nhận xét mẫu tinh tế, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, đẹp về bố cục, đường nét mềm mại, nhẹ nhàng.
	3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của hoa lá, quả trong bài vẽ theo mẫu, rèn luyện tính kiên nhẫn, tác phong làm việc khoa học, lôgích.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Vật mẫu, bài vẽ của học sinh năm trước, tranh tĩnh vật của họa sĩ.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh tĩnh vật, vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: (3/)
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
BĐ
? Em hãy nêu sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn ?
Về kiến trúc: Có kinh thành nằm bên bờ sông Hương là một quần thể có kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó
Lăng tẩm: Có gtrị nghệ thuật cao như các lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức.
Về điêu khắc:
Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng rất cao
Có một số tượng còn thờ đến ngày nay: Hộ Pháp, Thánh Mẫu, La Hán.
Đồ hoạ: 
Có dòng tranh Đông Hồ và hàng Trống.
Hội hoạ:
Một số tranh vẽ trên tường, trên kính ở các công trình kiến trúc cho thấy có sự giao thoa tiếp xúc với mĩ thuật châu Âu.
2
2
2
2
2
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:(1/) Tĩnh vật là một loại tranh tạo cho nguời xem những ấn tượng và những cảm xúc khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thể loại này, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Tĩnh vật – Tiết 1: Vẽ hình”.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6/
7/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS xem tranh tĩnh vật và ảnh chụp tĩnh vật. Từ đó phân tích đặc điểm của tranh vẽ và ảnh chụp tĩnh vật.
- GV sắp xếp vật mẫu ở một số cách khác nhau và cho học sinh nhận xét cách xếp mẫu.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét cụ thể vật mẫu về: Hình dáng, vị trí, tỷ lệ, màu sắc và đậm nhạt.
 GV cho HS xếp mẫu ở nhóm mình.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ hình.
* Hướng dẫn HS cách vẽ khung hình.
- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu.
- GV dựa trên vật mẫu và vẽ minh họa trên bảng hướng dẫn HS vẽ khung hình từ bước so sánh tỷ lệ giữa chiều cao và ngang của vật mẫu để vẽ khung hình chung đến vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
* Hướng dẫn HS xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ bản.
- GV cho HS nhận xét tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu. GV vẽ minh họa bước đánh dấu tỷ lệ vào bài vẽ.
- GV cho HS nhận xét về đường nét tạo dáng của vật mẫu và vẽ minh họa các nét cơ bản.
* Hướng dẫn HS vẽ chi tiết.
- GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và nhận xét về cách vẽ hình.
- GV hướng dẫn HS quan sát kỹ vật mẫu và điều chỉnh lại tỷ lệ, sau đó vẽ hình hoàn chỉnh giống với vật mẫu.
- HS quan sát tranh vẽ và ảnh chụp tĩnh vật.
- HS quan sát và nhận xét cách sắp xếp vật mẫu của GV.
- HS quan sát và nêu nhận xét chi tiết vật mẫu.
- HS sắp xếp vật mẫu ở nhóm mình.
- HS nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu.
- Quan sát GV vẽ minh họa bước vẽ khung hình.
- HS nhận xét về tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhận xét về đường nét tạo dáng của mẫu.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và nhận xét về cách vẽ hình.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
I/. Quan sát - nhận xét
+ Hình dáng.
+ Vị trí.
+ Tỷ lệ.
+ Màu sắc.
+ Đậm nhạt.
II/. Cách vẽ
1. Vẽ khung hình.
2. Xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ bản.
3. Vẽ chi tiết.
23/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho HS xếp mẫu vẽ theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ mẫu và làm bài theo đúng trình tự như hướng dẫn.
- GV quan sát, nhắc nhở và góp ý cho các bài vẽ của HS.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- HS sắp xếp mẫu ở nhóm mình.
- Thảo luận nhóm về cách vẽ chung ở mẫu vật nhóm mình.
III/. Bài tập
Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả – Vẽ hình.
3/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận của mình.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Tĩnh vật – Vẽ màu”, chuẩn bị vật mẫu giống tiết trước, chì, tẩy, vở bài tập, màu sắc.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.
.
..
.
..
.
..

File đính kèm:

  • docGiao_an_my_thuat_9_ca_nam_chuan_kien_thuc_moi_2016.doc
Giáo án liên quan